Viêm khớp vai – Các bài tập phục hồi chức năng và điều trị bệnh

Viêm khớp vai là tình trạng những vị trí quanh khớp gồm bao khớp, gân, cơ hay bao chằng bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến hiện tượng đau nhức khớp vai. Để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhanh và bệnh được chữa dứt điểm, bệnh nhân cần thực hiện những bài tập phục hồi chức năng và hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp vai

1. Tổng quan về bệnh viêm khớp vai 

Bệnh viêm khớp vai hay còn được biết đến là bệnh viêm quanh khớp vai, là một bệnh lý phổ biến ở những người trong độ tuổi 40 – 60 tuổi. Theo số liệu thống kê, nam chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới. 

Bệnh có nhiều thể, mỗi thể sẽ có những triệu chứng khác nhau, cụ thể:

  •  Viêm khớp vai đơn thuần: bệnh có những triệu chứng như đau, vai không bị hạn chế vận động, chủ yếu là tình trạng viêm dây chằng khớp vai và viêm gân.
  • Viêm khớp vai thể cấp: bệnh nhân có những triệu chứng như: cơn đau dữ dội, lan rộng từ bả vai xuống cánh tay khiến cho một số trường hợp người bệnh bị mất ngủ. Bên cạnh đó, khi vận động tay, vai sẽ xuất hiện cảm giác đau.
  •  Viêm khớp vai thể giả liệt: Nguyên nhân đến từ phần gân cơ chóp xoay bị tổn thương hay đứt một phần hoặc toàn bộ. Người bệnh sẽ phải đối mặt với những triệu chứng như: đau, khó nâng cánh tay về phía trước, không thể chủ động dang vai sang ngang.
  •  Viêm khớp vai thể đông cứng: Viêm mạn tính làm cho bao khớp bị dày hay do cơ thắt bao khớp dẫn đến bệnh. Với thể này, bệnh nhân sẽ rất khó vận động, cử động liên quan đến khớp vai như gãi lưng, giơ tay lên cao hay chống nạnh.
Bệnh viêm khớp vai hay còn được biết đến là bệnh viêm quanh khớp vai
Bệnh viêm khớp vai hay còn được biết đến là bệnh viêm quanh khớp vai

Những yếu tố được xem là nguyên nhân dẫn đến bệnh là: 

  • Chấn thương ở vai.
  • Thoái hoá hay vôi hoá khớp vai.
  • Mắc các bệnh lý về cột sống hay khớp vai.

Bệnh viêm khớp vai không chỉ gây ra những cơn đau liên tục cho bệnh nhân, bên cạnh đó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2. Hướng điều trị và phục hồi khả năng cho bệnh nhân viêm khớp vai

Mục đích chính của những phương pháp phục hồi chức năng chính là giúp người bệnh giảm thiểu được các triệu chứng của bệnh, khắc phục những cơn đau, biến chứng khác mà bệnh mang lại và phục hồi lại khả năng vận động, sinh hoạt cho bệnh nhân. 

Các phương pháp phục hồi chức năng là:

2.1. Vật lý trị liệu

  • Sử dụng sóng ngắn, siêu âm, hồng ngoại để giúp bệnh nhân chống viêm, giảm đau. 
  • Giảm đau, chống viêm bằng cách sử dụng phương pháp điện phân dẫn thuốc.
  • Dùng điện xung để giảm đau, đồng thời giúp giãn cơ.
Dùng điện xung để giảm đau, đồng thời giúp giãn cơ

2.2. Vận động trị liệu

  • Thực hiện di động khớp, kéo giãn bao khớp hỗ trợ tăng khả năng vận động khớp. 
  • Sử dụng các dụng cụ để tập như: dây, ròng rọc hay gậy giúp nâng cao sức mạnh của các nhóm cơ vùng vai, đồng thời tăng chức năng của khớp. 
  • Bài tập Codman: Bệnh nhân thực hiện bài tập thường xuyên và đúng cách sẽ giúp giảm các cơn đau ở khớp vai, bên cạnh đó, tăng sức mạnh cho các khớp vai.

3. Các bài tập phục hồi chức năng và điều trị bệnh viêm khớp vai

Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia và bác sĩ để biết đảm bảo an toàn trong quá trình luyện tập và chọn được bài tập phù hợp nhất.

Để đạt được hiệu quả cao nhất, bệnh nhân nên thực hiện việc tập luyện từ 4 đến 6 tuần với tần suất 3 – 5 lần một tuần. 

3.1. Bài tập dao động cánh tay 

Với bài tập này sẽ tác động đến các cơ như: cơ trên/dưới gai, cơ dưới vai. 

Cách luyện tập: Chọn một vật dụng chắc chắn như ghế, bàn, sau đó bám tay chắc vào. Đảm bảo rằng tay có thể vận động một cách thoải mái ở bên thân. Lưng thẳng, hướng người hơi cúi xuống.

Bài tập dao động cánh tay sẽ tác động đến các cơ như: cơ trên/dưới gai, cơ dưới vai

3.2. Bài tập chèo thuyền 

Những vị trí chịu ảnh hưởng bao gồm: cơ bậc thang giữa và dưới.

Cách luyện tập:

  • Dùng dây lò xo hoặc dây thun để cột chắc vào tường hoặc vị trí đảm bảo chắc chắn.
  • Đảm bảo khoảng cách 3 bàn chân so với vị trí được cột dây.
  • Tay để sát mình, thực hiện cần dây tập sau đó kéo dần về hướng phía sau.

3.3. Bài tập xoay ngoài

Những bộ phận chịu lực như: cơ tròn nhỏ và cơ trên gai.

Cách luyện tập:

  • Sử dụng dây thun tương tự như bài tập chèo thuyền bên trên. 
  • Đối với cánh tay giữ 90 độ so với cẳng tay và vai tạo thành một góc vuông với thân. Tiếp đến thực hiện xoay dần dần khuỷu tay, cánh tay nhất có thể. 

3.4. Bài tập co khuỷu tay 

Cơ nhị đầu là phần cơ chịu tác động nhiều trong bài tập này. 

Cách luyện tập:

  • Người bệnh có thể sử dụng khối lượng tạ từ 1 đến 3kg và lựa chọn tư thế ngồi sau đó thực hiện co duỗi khuỷu tay.
  • Tập với tốc độ từ từ, không vặn cẳng tay. 
Bài tập co khuỷu tay  có tác dụng khá tốt

3.5. Bài tập duỗi khuỷu tay 

Với bài tập này sẽ tác động đến cơ tam đầu. 

Cách luyện tập: 

  • Người tập có thể chọn tư thế đứng hoặc ngồi. Sử dụng tạ tay sau đó đưa tay lên cao và thực hiện co duỗi khuỷu tay dần dần hướng về phía sau. 
  • Thời gian giữ động tác co khuỷu vai là 2 giây sau đó từ từ duỗi ra. 

3.6. Bài tập xương bả vai

Các cơ như cơ răng cưa và cơ bậc thang giữa là những vị trí chịu tác động nhiều. 

Cách luyện tập:

  • Cơ thể nằm sấp, 2 cánh tay để dọc theo cơ thể, vị trí vai để sát với mặt giường. 
  • Đưa vai lên cao từ từ, có thể nâng đến vị trí cao nhất có thể. Giữ im trong khoảng 10 giây, sau đó hạ vai từ từ xuống và thư giãn. Tiếp tục làm động tác tương tự với 10 lần. 

3.7. Bài tập co, kéo khớp vai

Khi bệnh nhân luyện tập bài tập này, cơ răng cưa và cơ bậc thang giữa sẽ là vị trí bị tác động. 

Cách luyện tập:

  • Chọn những mặt phẳng cao như giường hay mặt bàn, sau đó nằm và tay đau thả nhẹ nhàng xuống bên mép của giường/ mặt bàn. 
  • Đồng thời, tay cầm tạ rồi nâng dần vai lên cao tiếp đến dần dần hạ thấp xuống.

3.8. Bài tập co duỗi vai

Bài tập tác động đến các nhóm cơ như: cơ tròn nhỏ, cơ trên gai và cơ thang giữa và dưới.

Cách luyện tập:

  • Tương tự như bài tập co, kéo khớp vai, chọn một mặt bàn hoặc giường sau đó nằm sấp và thả tay đau xuống mép giường. 
  • Thực hiện nâng khuỷu tay với cánh tay thẳng lên, người tập có thể nâng cao vị trí cánh tay lên ngang mắt, giữ nguyên vị trí này khoảng 2 đến 5 giây, sau đó hạ từ từ về vị trí ban đầu.

3.9. Bài tập xoay ngoài vai tư thế nằm nghiêng

Bài tập này sẽ giúp bệnh nhân viêm khớp vai giảm được các triệu chứng đau nhức bởi tác động vào các nhóm cơ như cơ ngực, cơ dưới vai hỗ trợ tăng khả năng vận động cho khớp vai.

Cách luyện tập:

  • Chọn mặt phẳng là nệm sau đó nằm ngửa.
  • Vị trí tay đau tạo với cơ thể một góc 90 độ, sau đó gấp khuỷu tay sao cho cánh tay tạo góc 90 độ so với cẳng tay. Nâng dần dần cẳng tay lên xuống.
Bài tập này sẽ giúp bệnh nhân viêm khớp vai giảm được các triệu chứng đau nhức

Một số bài tập giúp bệnh nhân phục hồi khả năng viêm khớp vai cực kỳ hữu ích đã được chia sẻ ở  bài viết này. Quan trọng là người bệnh phải luyện tập một cách thường xuyên, đúng cách và áp dụng bài tập phù hợp thì khả năng những triệu chứng của bệnh tuyên giảm rất cao, đồng thời sẽ giúp nâng cao chức năng của khớp vai.

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7