Viêm khớp vảy nến có biểu hiện ra sao? Điều trị thế nào?

Viêm khớp vảy nến không được điều trị kịp thời sẽ phải chịu những biến chứng và tàn phế suốt đời. Lý do là bệnh có thể ảnh hưởng đến những bộ phận quan trọng của hệ xương như khớp cột sống, chi dưới, các khớp ngón tay, ngón chân. Vì vậy, biết được một số những thông tin cơ bản về bệnh, từ nguyên nhân, triệu chứng đến cách phòng tránh và chữa trị là điều cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề này qua nội dung của bài viết sau!

1. Tổng quan về bệnh viêm khớp vảy nến

Bệnh viêm khớp vảy nến là một loại viêm khớp mãn tính. Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị lỗi, các tế bào và mô khỏe mạnh sẽ bị tấn công một cách mất kiểm soát. Chúng dẫn đến một số phản ứng miễn dịch bất thường, đặc biệt là việc tạo ra các tế bào da và xương một cách thái quá.

viem-khop-vay-nen_1
Hình ảnh viêm khớp vảy nến

Bệnh sẽ tiêu diệt các lớp sụn khớp, khiến các lớp sụn khớp không còn hoạt động thuận lợi và làm tốt vai trò của mình. Vì vậy, người bệnh dễ bị mất chức năng vận động tại các vị trí mắc bệnh. 

Thông thường, các chuyên gia sẽ chia viêm khớp vảy nến thành 5 thể như sau:

  • Thể viêm khớp ở vị trí các ngón tay, ngón chân.
  • Thể viêm nhỏ hơn 5 khớp và không tồn tại tính chất hai bên.
  • Thể viêm từ 5 khớp trở lên với dạng hai bên đối xứng, gần giống như bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Viêm khớp vảy nến tại vị trí cột sống, gần giống với bệnh viêm cột sống dính khớp.
  • Viêm khớp vảy nến ở các vị trí sụn khớp khác nhau.

2. Nguyên nhân gây nên viêm khớp dạng thấp

Theo các chuyên gia cho biết, đây là một căn bệnh tự miễn và chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây nên bệnh. Tuy nhiên, qua điều tra khảo sát và thống kê thực tế trên những bệnh nhân, cho thấy có một số những nhóm yếu tố có thể gây bệnh như sau:

  • Do môi trường: Những bệnh nhân mắc bệnh phần lớn đều có tiền sử làm việc, tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, các chất phóng xạ nguy hiểm. Ngoài ra, việc sinh sống và làm việc trong môi trường không sạch sẽ cũng khiến cho bệnh nhân dễ bị nhiễm các loại vi rút, vi khuẩn gây nên bệnh này.
viem-khop-vay-nen_12
Viêm khớp vảy nến do tiếp xúc với hóa chất
  • Vấn đề tuổi tác: Theo các thống kê y tế cụ thể, số bệnh nhân trên 30 tuổi đến 50 tuổi chiếm tỉ lệ cao. Trong đó, cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau.
  • Yếu tố tinh thần: Có một phần không nhỏ những bệnh nhân bị bệnh viêm khớp vảy nến đã kê khai y tế rằng, họ thường xuyên bị stress. Và các chuyên gia cũng đã cho rằng, stress trong thời gian dài khiến các chức năng miễn dịch của cơ thể bị ảnh hưởng. Từ đó, là nguyên nhân gây nên bệnh.
  • Nguyên nhân di truyền: Các bệnh nhân mắc bệnh do nguyên nhân di truyền chiếm đến 40%. Như vậy, nếu thế hệ ông bà, cha mẹ có người từng bị bệnh viêm khớp hoặc bệnh vảy nến thì khả năng di truyền cho con cháu các bệnh về viêm khớp vảy nến là rất cao.

3. Những triệu chứng cơ bản của bệnh

Bệnh viêm khớp vảy nến có một số những triệu chứng cơ bản như sau:

  • Ngón tay và ngón chân bị sưng: Người bệnh sẽ cảm thấy sưng, thậm chí là dị tật và đau ở vị trí một số ngón tay, ngón chân. 
  • Đau lưng: Nếu như bệnh xảy ra tại cột sống thì tại vị trí này cũng sẽ gây cho người bệnh cảm giác đau đớn, khó chịu. Đặc biệt, là khi vận động.
  • Đau các khớp: Việc đau các khớp có thể đau nhẹ hoặc đau nặng tùy vào mức độ tổn thương của vị trí khớp đó. 
  • Da bị tổn thương: Một số các vết, mảng, chấm… trên da xuất hiện với hình thái viêm đỏ, có nhiều lớp da dễ bị bong tróc, màu như vảy nến. Kích thước của những vùng da bị tổn thương này có nhiều loại. Có chỗ chỉ dài rộng khoảng vài mm. Có vị trí bị với diện tích rộng thành từng mảng. Thường thì chúng sẽ xuất hiện ở các vị trí như da đầu, kẽ mông, rốn, chân, tay.
  • Móng bị thay đổi hình thái: Các chuyên gia gọi triệu chứng này là loạn dưỡng móng. Và có đến 80% bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng này. Đó có thể là hiện tượng móng bị mất màu, bị dày lên bất thường, bị bong tróc hoặc bị rỗ như kim châm.
  • Các viêm nhiễm khác: Những biểu hiện viêm nhiễm khác tuy ít gặp những cũng có bệnh nhân bị những hiện tượng này. Ví dụ như loét niệu đạo, loét miệng, viêm mống mắt, viêm kết mạc, …

4. Điều trị viêm khớp vảy nến ra sao?

Viêm khớp vảy nến không phải là căn bệnh dễ chữa. Việc điều trị bệnh ra sao còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như giai đoạn bệnh, thể trạng bệnh nhân, khả năng đáp ứng thuốc. Cơ chế điều trị là kết hợp giữa bệnh khớp và những tổn thương trên bề mặt da.

Một số những phương thức thường được sử dụng để điều trị bệnh bao gồm:

4.1. Sử dụng thuốc

  • Ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng nhẹ, chỉ một vài khớp bị bệnh thì có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm không steroid. Thuốc này có thể dùng một mình hoặc dùng kết hợp với thuốc corticosteroid.
  • Ở bệnh nhân bị bệnh mức trung bình cần dùng một số thuốc đặc trị cơ bản như methotrexate và những chế phẩm sinh học.
  • Còn đối với các bệnh nhân bị bệnh ở dạng nặng, không đáp ứng với các thuốc kháng viêm không steroid thì buộc phải dùng corticosteroid điều trị tại chỗ. Các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm tại các điểm bám tận hoặc tiêm trực tiếp tại vị trí bị bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc này rất dễ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như nhiễm trùng da. Vì vậy, việc sử dụng thuốc cần phải được theo dõi chặt chẽ từ các chuyên gia trong suốt quá trình điều trị.
viem-khop-vay-nen_13
Thuốc điều trị viêm khớp vảy nến

4.2. Áp dụng các biện pháp điều trị vật lý

Bệnh nhân sẽ được áp dụng một số các biện pháp vật lý trị liệu phù hợp. Những biện pháp này sẽ giúp người mắc giảm thiểu được các cơn đau do viêm khớp gây ra, mau phục hồi các chức năng vận động cho cơ xương. Đồng thời, có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

4.3. Thực hiện các tác động ngoại khoa

Trong trường hợp bệnh diễn biến quá nặng, một số các biện pháp ngoại khoa sẽ bắt buộc phải thực hiện. Ví dụ như việc can thiệp để chỉnh sửa hoặc thay các phần khớp đã không thể phục hồi. Nó giúp cho bệnh không lây lan sang các vùng khác và làm giảm đau đớn cho bệnh nhân.

4.4. Một số các biện pháp đi kèm

Bên cạnh các biện pháp cụ thể trên, bệnh nhân sẽ được áp dụng thêm một số biện pháp đi kèm. Có thể kể đến như: 

viem-khop-vay-nen_14
Chườm nóng, chườm lạnh điều trị viêm khớp vảy nến
  • Thực hiện chườm nóng trong trường hợp cứng khớp, đau lưng, đau dây thần kinh tọa, các dây thần kinh ngoại vi khác. Có tác dụng cải thiện tuần hoàn tại chỗ, giảm sung huyết các phần sâu, giãn cơ, giảm đau. Tuy nhiên, phương pháp này chống chỉ định trong viêm cấp tính, chấn thương, vết thương nhiễm khuẩn, tắc động mạch hay tĩnh mạch. 
  • Tiến hành chườm lạnh trong các trường hợp rối loạn hệ cơ xương như viêm khớp cấp, viêm bao hoạt dịch cấp, đau lưng cấp, thoát vị đĩa đệm… Tuy nhiên, phương pháp này chống chỉ định trong xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, các trường hợp liệt cứng…
  • Tiến hành massage, châm cứu.
  • Tập luyện các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, tốt cho sự dẻo dai, linh hoạt của hệ xương khớp.
  • Các bài tập thiền, tập yoga để làm giảm sự mệt mỏi, đau đớn và tâm lý áp lực cho người bệnh.

Trên đây là một số những thông tin liên quan đến căn bệnh viêm khớp vảy nến. Căn bệnh này không chỉ khó chữa mà còn có thể khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống về lâu dài. Vì vậy, ngay khi có các biểu hiện của bệnh, hãy sớm đi thăm khám để được phát hiện và điều trị kịp thời.

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7