3 phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là nỗi lo của tất cả các bậc phụ huynh. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh hoạt, vận động của trẻ. Vì thế, việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kịp thời là giải pháp tốt nhất để giúp trẻ sớm phục hồi, trở lại cuộc sống bình thường.
Nội dung bài viết
1. Viêm khớp dạng thấp trẻ em là gì?
Viêm khớp dạng thấp trẻ em còn có tên gọi khác là viêm khớp dạng thấp chưa thành niên. Trẻ từ 13 tuổi – 16 tuổi nhóm chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao. Đây là bệnh lý rối loạn tự miễn trong cơ thể. Tình trạng viêm chủ yếu xảy ra ở vùng khớp cổ chân, cổ tay, ngón tay, ngón chân… Các triệu chứng điển hình của bệnh là đau, xơ cứng và sưng khớp với thời gian kéo dài trên 6 tuần.
Ở trẻ em, viêm khớp dạng thấp được phân thành 3 loại sau:
- Oligoarticular (hay Pauciarticular)
Ở loại này, viêm khớp xảy ra ở 5 khớp nhỏ hoặc số lượng ít hơn. Vị trí các khớp bị viêm là khuỷu tay, cổ tay, đầu gối. Số lượng trẻ em mắc loại viêm khớp này chiếm đến 50%.
- Viêm khớp dạng thấp đa giác
Vị trí các khớp bị viêm ở loại viêm khớp này là bàn chân, bàn tay, cổ và hàm. Số lượng các khớp bị tác động ít nhất là 5 khớp. Căn bệnh này chiếm tỷ lệ 30% – 40% trẻ mắc phải.
- Viêm khớp dạng thấp toàn thân – Bệnh Still
Số lượng trẻ mắc viêm khớp dạng thấp toàn thân chỉ chiếm 10% – 15%. Tuy nhiên, đây cũng là dạng viêm thấp nguy hiểm nhất trong 3 loại. Lí do là vì số lượng khớp bị tác động sẽ rất nhiều. Nguy hiểm hơn, bệnh còn gây tác động xấu đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể như gan, tim, lá lách.
2. Điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em liên quan hệ đến thống miễn dịch nên không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị với mục đích chính là giảm các triệu chứng của bệnh và đảm bảo xương khớp không bị tổn thương nặng hơn. Nhờ đó, trẻ có thể phát triển ổn định và khả năng vận động, đi lại không bị ảnh hưởng.
Căn cứ vào mức độ bệnh, loại viêm khớp mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Các cách điều trị phổ biến là:
2.1. Điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em bằng thuốc Tây
Thuốc Tây điều trị sẽ cho hiệu quả giảm đau, giảm sưng viêm nhanh. Một số loại thuốc thường được chỉ định bao gồm:
2.2.1. Thuốc chống viêm non – steroid (NSAID)
Nhóm thuốc này còn có tên gọi khác là thuốc chống viêm không steroid, có tác dụng chính là tiêu sưng, giảm viêm và cải thiện cơn đau nhức. Một số loại thuốc thường dùng là Naproxen, Ibuprofen.
2.1.2. Thuốc chống thấp khớp DMARDs
Nhóm thuốc này có tác dụng chính là làm chậm quá trình viêm khớp. Thuốc có tác dụng chậm nên thường được bác sĩ kê đơn sử dụng kết hợp với thuốc chống viêm non – steroid (NSAID).
Thuốc chống thấp khớp DMARDs thường được dùng là Sulfasalazine và Methotrexate. Bác sĩ sẽ căn cứ vào độ tuổi cũng như mức độ bệnh để sử dụng thuốc với liều lượng phù hợp.
2.1.3. Thuốc sinh học
Thuốc sinh học nhờ vào các thành phần tá dược nên có tác dụng chính là can thiệp và tác động vào phản ứng viêm trong cơ thể. Vì thế, tình trạng sưng, viêm, đau đớn do viêm khớp dạng thấp sẽ được cải thiện.
Những loại thuốc sinh học thường được chỉ định sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là Adalimumab, Abatacept, Anakinra…
2.1.4. Thuốc Corticosteroid
Khi bệnh viêm khớp dạng thấp chuyển nặng, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, bác sĩ mới chỉ định dùng thêm thuốc Corticosteroid. Tùy từng tình trạng của trẻ, mức độ nghiêm trọng của bệnh mà thuốc sẽ được dùng ở dạng viên uống hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.
Thuốc sẽ có tác dụng nhanh trong viêm giảm đau, cải thiện tình trạng sưng, viêm khớp, ngăn ngừa nguy khớp bị cơ xơ cứng.
Lưu ý: Dù sử dụng bất cứ thuốc Tây nào cũng cần phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng. Làm vậy sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, thậm chí gây nguy hiểm đối với trẻ.
2.2. Điều trị cho trẻ bằng vật lý trị liệu
Để rút ngắn thời gian điều trị và giúp các khớp phục hồi chức năng hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp dùng thuốc Tây với vật lý trị liệu. Những phương pháp vật lý trị liệu sẽ tác động từ bên ngoài nên không hề gây hại mà rất an toàn. Đồng thời, chúng giúp kiểm soát bệnh, phòng ngừa biến chứng hiệu quả.
Một số phương pháp vật lý trị liệu thường dùng là:
2.2.1. Xoa bóp/ bấm huyệt
Các huyệt chủ đạo sẽ được xoa bóp hoặc bấm huyệt sẽ đảm bảo quá trình lưu thông máu tốt hơn. Nhờ thế, phương pháp này mang đến hiệu quả giảm sưng, giảm đau. Trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau khi thực hiện. Ngoài ra, hiện tượng xơ cứng khớp cũng được hạn chế.
2.2.2. Chườm nóng
Thực hiện chườm nóng ngay tại vị trí viêm khớp sẽ giúp giảm đau, cải thiện tình tình trạng sưng viêm hiệu quả. Cha mẹ có thể mua túi chườm nóng hoặc cho nước ấm vào chai thủy tinh có nắp đậy kín. Sau đó, chỉ việc chườm qua chườm lại vùng khớp bị viêm trong khoảng 15 – 20 phút.
2.2.3. Vận động nhẹ nhàng
Trẻ sẽ được chuyên gia trị liệu hướng dẫn thực hiện các động tác, vận động nhẹ nhàng như xoay khớp, đi bộ. Cùng với đó là một số bài tập đơn giản nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp giảm đau và tránh hiện tượng khớp bị co cứng.
2.3. Phẫu thuật điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em diễn biến nặng sẽ được bác sĩ xem xét, cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật. Cách này sẽ giảm đau cho trẻ, giúp khớp cải thiện chức năng và khả năng vận động.
Tùy vào mức độ tổn thương của bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng một trong những phương pháp sau:
- Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này chủ yếu được chỉ định nhằm loại bỏ phần lớp lót bị viêm tại các khớp đầu gối, khuỷu tay, ngón tay, cổ và hông.
- Phẫu thuật sửa chữa gân: Mục đích nhằm sửa chữa các đường gân xung quanh khớp bị tổn thương hoặc vỡ, hỏng do viêm khớp gây ra.
- Phẫu thuật thay thế toàn bộ khớp: Phương pháp này sẽ loại bỏ những vị trí tổn thương của khớp. Sau đó, để khôi phục chức năng cho xương khớp, bác sĩ sẽ chèn một bộ phận giả bằng kim loại hoặc nhựa vào vị trí đó.
- Phẫu thuật chỉnh trục: Nếu không thể thực hiện phẫu thuật thay khớp, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật chỉnh trục để giảm đau, điều chỉnh và ổn định lại khớp.
Trên đây là những thông tin giúp các bạn hiểu rõ hơn về viêm khớp dạng thấp ở trẻ em và phương pháp điều trị phổ biến hiện nay. Bệnh cần được phát hiện sớm để có hướng điều trị khoa học để đảm bảo ổn định khả năng vận động, sinh hoạt của trẻ.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt