4 bài tập hỗ trợ điều trị cứng khớp ngón tay hiệu quả nhất

Ngón tay là một trong những bộ phận quan trọng, giúp con người làm việc, sinh hoạt dễ dàng. Tuy nhiên, khi bị cứng khớp ở vị trí này sẽ khiến cho những hoạt động thường ngày bị ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, các bài tập hỗ trợ cứng khớp ngón tay dưới đây sẽ giúp quá trình hồi phục nhanh chóng, hiệu quả hơn.

1. Top 4 bài tập hỗ trợ điều trị cứng khớp ngón tay

Khi bị cứng khớp ngón tay, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau nhức, tê bì và sưng to ở các khớp ngón tay. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người mà thời gian cứng khớp sẽ có sự khác nhau và biểu hiện rõ nhất là vào buổi sáng sớm. Cứng khớp ngón tay do nhiều nguyên nhân gây nên trong đó có một số bệnh lý liên quan như: Hội chứng ống cổ tay, thoái hóa khớp cổ tay, viêm khớp dạng thấp… 

Cứng khớp ngón tay khiến quá trình sinh hoạt, làm việc của người bệnh bị ảnh hưởng

Khi bắt đầu có biểu hiện cứng khớp ngón tay, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Để hỗ trợ cho quá trình điều trị nhanh chóng, hiệu quả các bạn có thể kết hợp với các bài tập giảm cứng khớp ngón tay dưới đây:

1.1. Bài tập ngón cái 

Các bạn thực hiện bài tập dạng ngón cái để cải thiện tình trạng khớp ngón tay bị cứng như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị với tư thế ngồi hoặc đứng, tay giơ ra phía trước, lòng bàn tay xòe rộng hướng về phía trước.
  • Bước 2: Từ di di chuyển ngón cái chạm vào lòng bàn tay.
  • Bước 3: Đưa tay ra vị trí ban đầu.

Với động tác này, các bạn thực hiện 10 lần cho cả hai tay.

1.2. Bài tập kéo giãn ngón tay để cải thiện cứng khớp ngón tay

Không chỉ giúp hỗ trợ điều trị cứng khớp mà bài tập này còn giúp cho chuyển động của người bệnh được linh hoạt hơn. Với các bước thực hiện như sau:

Cách 1

  • Bước 1: Chuẩn bị với tư thế ngồi, tay đặt lên mặt bàn, lòng bàn tay úp xuống và hướng các ngón tay ra bên ngoài.
  • Bước 2: Dùng lực của tay tự kéo giãn các ngón ra ngoài sao cho lòng bàn tay tiếp xúc nhiều nhất có thể với mặt bàn. Với tư thế này, các bạn giữ nguyên trong vòng 30 giây.
  • Bước 3: Trở lại tư thế ban đầu và thả lỏng cơ thể.
Bài tập kéo giãn ngón tay nhằm hỗ trợ điều trị cứng khớp ngón tay

Với động tác này, các bạn thực hiện mỗi ngày 5 lần cho cả hai tay.

Cách 2

Cách này không chỉ làm giảm cứng khớp ngón tay nhanh chóng mà còn mang đến hiệu quả trong việc tăng sự linh động cho ngón tay. Từ đó, ngón tay có thể hoạt động linh hoạt ở phạm vi rộng hơn so với khi chưa thực hiện.

  • Bước 1: Chuẩn bị với tư thế bàn tay xòe rộng, úp xuống đất.
  • Bước 2: Nhẹ nhàng uốn cong bốn ngón tay (trừ ngón cái) cho đến khi chạm đến gốc ngón tay. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây.
  • Bước 3: Trở về tư thế ở bước 1 và thả lỏng nhẹ nhàng.

Thực hiện động tác này 5 lần với mỗi tay.

1.3. Bài tập chạm ngón để cải thiện cứng khớp ngón tay

Với bài tập này, các bạn chỉ nên luyện tập với cường độ vừa phải để cải thiện tình trạng cứng khớp và kéo giãn gân, khớp nhằm mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị với tư thế xòe bàn tay và hướng ngón tay lên trên sao cho cổ với bàn tay tạo thành một đường thẳng.
  • Bước 2: Từ từ cong ngón cái và ngón trỏ chụm vào với nhau, trong khi các ngón còn lại giữ nguyên tư thế hướng lên trên. Động tác này giống với dấu hiệu của chữ “OK”. 
  • Bước 3: Nhẹ nhàng đưa ngón tay về vị trí chuẩn bị ban đầu.
  • Các bước 4, 5, 6 lặp lại giống như bước 1, 2, 3 nhưng các bạn thay thế ngón trỏ bằng ngón giữa. Tiếp tục thực hiện như vậy với các ngón áp út và ngón út. Mỗi tay các bạn thực hiện động tác này 10 lần liên tiếp để cải thiện cứng khớp ngón cái.
Bài tập chạm ngón trong hỗ trợ điều trị cứng khớp ngón tay

1.4. Bài tập trượt tay/ ngón tay

Các bạn thực hiện bài tập này như sau:

  • Bước 1: Giơ tay ra phía trước và lòng bàn tay xòe rộng hướng vào trong.
  • Bước 2: Làm tư thế móc câu bằng cách từ từ gập ngón tay ở khớp thứ hai sao cho đầu các ngọn chạm nhẹ xuống lòng bàn tay.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng duỗi tay ra và trở về tư thế ban đầu.
  • Bước 4: Nắm tay sao cho các ngón tay cuộn lại trong lòng bàn tay. Lúc này, bạn sẽ không nhìn được móng tay.
  • Bước 5: Duỗi tay về tư thế ban đầu.
Thực hiện mỗi tay 5 lần cho mỗi lần tập.

2. Những lưu ý khi áp dụng bài tập cải thiện cứng khớp ngón tay

Với các bài tập hỗ trợ điều trị cứng khớp ngón tay kể trên, sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng nhanh chóng. Tuy nhiên, các bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

2.1. Chế độ tập luyện

Mỗi ngày chỉ nên thực hiện các động tác kể trên với số lượng vừa phải. Nếu làm quá nhiều sẽ gây nên gánh nặng cho các khớp, khiến cho tình trạng cứng khớp ngày càng trầm trọng hơn.

Với những người cao tuổi do quá trình lão hóa rất dễ vị viêm khớp, thấp khớp, gout… cần thực hiện thường xuyên để cải thiện đau đớn, cứng khớp.

Ngoài ra, các bạn cũng nên cần rèn luyện thể dục thể thao với các bài tập vừa sức để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

2.2. Chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện các bài tập hỗ trợ giảm cứng khớp ngón tay. Do đó, các bạn nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và đa dạng các chất dinh dưỡng.

Hạn chế dung nạp vào cơ thể thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, đồ uống có ga. Ngoài ra, cần tránh các chất kích thích, rượu bia vì chúng sẽ làm cho quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể bị ảnh hưởng, làm cho tình trạng cứng khớp trầm trọng hơn.

2.3. Một số lưu ý khác

  • Từ bỏ thói quen bẻ các khớp ngón tay, vì như vậy sẽ rất dễ gây chệch khớp, cứng khớp…
  • Không mang vác, cầm nắm vật nặng.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về các bài tập hỗ trợ điều trị cứng khớp ngón tay. Hy vọng các bạn có thể áp dụng và thực hiện để cải thiện nhanh chóng tình hình cứng khớp. Từ đó, sớm trở lại với công việc thường ngày mà không có bất kỳ trở ngại nào.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7