Viêm khớp sụn sườn là gì? Triệu chứng và điều trị thế nào?

Viêm khớp sụn sườn là căn bệnh không hiếm gặp liên quan đến vấn đề xương khớp. Bởi bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ở bất cứ đối tượng nào. Đặc biệt, nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính với nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc nắm rõ thông tin về căn bệnh này sẽ rất hữu ích trong việc phát hiện sớm, điều trị phù hợp cũng như phòng ngừa hiệu quả.

Viêm khớp sụn sườn là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Tên gọi khác của bệnh này là viêm sụn sườn. Khi các khớp nối giữa sụn xương sườn và xương ức bị viêm sẽ gây ra bệnh lý này với triệu chứng điển hình là thành ngực đau, căng tức. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ ai nhưng tỷ lệ cao nhất là nữ giới trên 40 tuổi.

viem-khop-sun-suon
Viêm khớp sụn sườn có thể xảy ra ở bất cứ ai

Hiện nay, bác sĩ chưa tìm ra chính xác được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bác sĩ thì một vài vấn đề sức khỏe dưới đây có liên quan đến căn bệnh này:

  • Thường xuyên phải làm việc quá sức, lao động nặng nhọc.
  • Tập luyện thể thao với cường độ mạnh và quá sức.
  • Tai nạn giao thông hoặc vui chơi thể thao gây ra chấn thương vùng ngực.
  • Vùng ngực bị đau khi đột ngột nâng vật nặng.
  • Các cơ ho kéo dài, ho dai dẳng và ho nhiều cũng sẽ khiến cơ xương vùng ngực bị ảnh hưởng.
  • Các loại vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng khớp. Sau đó, lây lan sang khớp sụn sườn.
  • Mắc các bệnh về viêm khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.
  • Xuất hiện các khối u ở thành ngực gây tác động, viêm đau ở khớp sụn sườn.

Triệu chứng viêm sụn sườn

Viêm khớp sụn sườn khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt bởi các triệu chứng như:

  • Một hoặc cả hai bên ngực sẽ xuất hiện cơn đau và khó chịu. Cơn đau sẽ gia tăng khi bạn hít thở sâu, hắt hơi hay ho, di chuyển hay kéo giãn cơ khớp.
  • Cơn đau ngực ở những trường hợp nhẹ chỉ chạm với mới thấy đau hoặc khi đẩy vào sụn sườn.
  • Đối với những trường hợp đau nặng, cơn đau sẽ dữ dội và lan xuống cả hai tay. Cơn đau dai dẳng mà không biến mất.
  • Người bệnh còn xuất hiện triệu chứng thở gấp, khó thở, thở ngắn.
viem-khop-suon-sun_12
Đau tức ngực là triệu chứng điển hình của viêm sụn sườn

Viêm khớp sụn sườn có nguy hiểm không?

Viêm khớp sụn sườn đối với những trường hợp nhẹ mà phát hiện sớm thì có thể áp dụng các biện pháp cải thiện mà không cần điều trị thì sau 6 – 8 tuần sẽ khỏi. Tuy nhiên, những trường hợp kéo dài vài tháng thì cần có biện pháp can thiệp y tế, tránh để bệnh chuyển sang mãn tính.

Khi bệnh chuyển sang mãn tính thì các cơn đau sẽ quay lại. Lúc này, việc chăm sóc y tế dài hạn là cần thiết để đảm bảo chất lượng cuộc sống không bị ảnh hưởng. Đồng thời, vấn đề tâm lý cũng như hoạt động hàng ngày của bạn cũng cần có kế hoạch cụ thể để tránh tác động đến sức khỏe, dễ khiến bệnh tái phát lại.

Viêm khớp sụn sườn được điều trị như thế nào?

Viêm sụn sườn hiện nay có khá nhiều cách điều trị. Các bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây.

Thuốc Tây y

Thuốc Tây y điều trị bệnh sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng. Một số loại thuốc thường được dùng là:

  • Thuốc giảm đau: Những thuốc thường được dùng là Paracetamol, Codein… Mục đích để giảm cơn đau cho người bệnh.
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Thường dùng là Ibuprofen hoặc Naproxen. Tác dụng chính để chống viêm và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng.
  • Thuốc giảm ho: Với những bệnh nhân đang bị ho, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc giảm ho nhằm cắt cơn ho, giúp sụn sườn giảm được các áp lực.
  • Thuốc tiêm: Những người không đáp ứng thuốc giảm đau, kháng viêm và đã chuyển sang mức độ nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêm. Tùy từng bệnh trạng, bác sĩ sẽ cân nhắc để sử dụng thuốc giảm đau không steroid hoặc giảm đau toàn thân.
viem-khop-suon-sun_13
Thuốc Tây chữa bệnh giúp giảm nhanh triệu chứng nhưng dễ gây tác dụng phụ

Lưu ý: Thuốc Tây cho hiệu quả nhanh nhưng dễ gây tác dụng phụ. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng, chỉ định của bác sĩ.

Đông y chữa viêm khớp sụn sườn

Khác với Tây y, thuốc Đông y sẽ chữa viêm sụn sườn bằng những thảo dược thiên nhiên. Do đó, hiệu quả của phương pháp này sẽ chậm và từ từ, nhưng lại rất an toàn, hầu như không gây bất cứ tác dụng phụ nào.

Các bài thuốc Đông y trị viêm khớp sụn sườn dựa trên căn nguyên là do tắc nghẽn nhiệt độc mà cơ thể không giải phóng ra được. Cộng thêm sự xâm nhập của tà khí, phong hàn do sức đề kháng kém. Vì thế, Đông y sẽ điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh và giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng.

Thuốc Đông y có nhiều vị thảo dược khác nhau. Do đó, để đảm bảo đạt hiệu quả cao, an toàn, người bệnh cần đến trực tiếp các phòng khám Đông y để thăm khám. Trên cơ sở này, lương y mới xác định nguyên nhân và bốc bài thuốc phù hợp.

Một số biện pháp hỗ trợ điều trị

Để gia tăng hiệu quả, các bạn có thể kết hợp dùng thuốc với một số biện pháp hỗ trợ sau để giảm đau tại nhà:

  • Dùng miếng dán nhiệt giảm đau dán lên vùng đau nhức xương khớp để làm giảm cơn đau.
  • Nén ấm: Hãy bọc chai nước nóng vào một chiếc khăn. Sau đó, thực hiện chườm qua chườm lại vị trí đau trong vài phút. Mỗi ngày có thể áp dụng 4 – 5 lần để giảm đau hiệu quả.
  • Chườm lạnh: Để giảm sưng viêm và giảm đau, bạn cũng có thể sử dụng túi đá và chườm lên vị trí đau. Thời gian chườm khoảng 15 – 20 phút và mỗi ngày chườm 3 – 4 lần.
  • Châm cứu: Đây cũng là phương pháp hay để giảm đau nhờ tác động và huyệt dương lăng tuyền, giúp lưu thông khí huyết. Tuy nhiên, bạn không được tự áp dụng cách này mà phải do các lương y tay nghề cao thực hiện.
  • Vật lý trị liệu: Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh một số bài tập như yoga, kéo giãn cơ hay sử dụng điện kích thích dây thần kinh. Nhờ đó, giúp thúc đẩy máu lưu thông để giảm đau và làm ấm cơ thể.

Phòng ngừa viêm khớp sụn sườn như thế nào?

Viêm khớp sụn sườn có thể được phòng ngừa tốt hơn nếu như chúng ta áp dụng những biện pháp sau:

  • Tăng cường sử dụng nước xương ống và sụn sườn: Bởi những thực phẩm này rất giàu chondroitin và glucosamine, có ích trong việc tăng cường sự dẻo dai, chắc khỏe của xương khớp. Đồng thời, phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm khớp, thoái hoá khớp.
  • Bổ sung cá béo ít nhất tuần 2 lần như cá cơm, cá thu, cá hồi… để tăng cường omega 3 và vitamin D. Đây là những chất có tác dụng ức chế sản sinh các chất gây phá hủy sụn là enzyme và cytokine.
  • Sử dụng tỏi, gừng trong các món ăn, nước chấm để bổ sung chất chống oxy hóa, các chất chống viêm, kháng khuẩn cho sụn khớp.
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày với những bài tập vừa sức để cải thiện sức khỏe, nâng cao sự dẻo dai của hệ xương khớp.
  • Không làm việc quá sức, tránh mang vác vật nặng, ngồi sai tư thế.
  • Không nằm sấp khi ngủ để tránh tạo áp lực của sụn sườn.

Viêm khớp sụn sườn mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng ta cũng không được chủ quan. Do đó, hãy lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật ngay từ hôm nay để luôn có một cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7