Thoái hóa khớp: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Trong số các bệnh về xương khớp thì thoái hóa khớp là một trong những bệnh lý thường xảy ra nhất. Việc có những hiểu biết cơ bản về căn bệnh này là khá cần thiết để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả cũng như phát hiện sớm nhằm điều trị kịp thời. Do đó, hãy cùng tìm hiểu một số thông tin liên quan đến thoái hóa khớp qua nội dung bài viết dưới đây!
Nội dung bài viết
1. Khái niệm thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là từ chuyên môn chỉ tình trạng vùng khớp và vùng bao quanh khớp, nhất là sụn khớp bị lão hóa. Nó khiến cho trạng thái trơn láng của sụn khớp bị bào mòn, khiến cho việc tiếp xúc giữa các đầu xương và khớp không được thuận lợi.
Nếu không được điều trị kịp thời, quá trình thoái hóa khớp sẽ diễn ra ngày một nặng. Các lớp sụn không chỉ bị bào mòn dần dần khiến chúng mỏng đi mà còn có thể dẫn đến hiện tượng mất sụn. Sự cọ xát vào nhau của các đầu xương do khớp bị tổn thương khiến người bệnh bị những cơn đau khó chịu, tác động rất lớn đến quá trình vận động.
Các vùng khớp dễ mắc phải thoái hóa nhất bao gồm:
- Khớp gối.
- Khớp háng.
- Khớp ngón tay.
- Khớp vai.
- Khớp cổ chân.
- Cột sống lưng và cổ.
2. Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là một trong những dạng bệnh về xương khớp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân thoái hóa tự nhiên do tuổi tác chiếm tỉ lệ cao nhất. Phần đông các trường hợp thăm khám và điều trị thoái hóa khớp là những người lớn tuổi.
Tuy nhiên, cũng có không ít các bệnh nhân là người trẻ. Nguyên nhân những đối tượng này mắc bệnh có thể kể đến như:
2.1. Do quá trình lao động, sinh hoạt sai tư thế
Với những người làm các công việc có tính chất đặc thù riêng như mang vác vật nặng, ngồi lâu hoặc đứng lâu ở một vài tư thế cố định… rất dễ mắc bệnh. Nó khiến cho áp lực mà phần sụn khớp cũng như phần đĩa đệm phải chịu tăng dần. Đặc biệt, là trong thời gian dài nó sẽ khiến cho các sụn khớp bị tổn thương, yếu đi, dẫn đến thoái hóa.
Bên cạnh đó, người có thói quen nằm ngủ với gối cao, hoặc ngủ ít trở mình,… cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Hầu như các đối tượng trẻ tuổi mắc phải thoái hóa khớp đều là do những nguyên nhân chủ quan này.
2.2. Thể dục thể thao quá độ, sai tư thế
Các môn thể dục thể thao cần đến sức mạnh xương khớp, cơ bắp như quần vợt, nhảy xa, đá bóng, chạy bộ… khiến cho xương khớp phải nhận sức ép không nhỏ. Các nguy cơ gặp phải một số chấn thương như trật khớp, rạn xương,… là rất dễ xảy ra. Tất cả các tổn thương này đều có thể khiến cho quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
2.3. Vấn đề di truyền
Các nhà khoa học đã khẳng định rằng, thoái hóa khớp cũng có thể đến từ nguyên nhân di truyền. Điều đó có nghĩa là nếu như trong gia đình có người bị bệnh thì con cháu sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
2.4. Thoái hóa khớp do các bệnh lý nền
Các dị tật bẩm sinh như gù, cột sống vẹo,… khiến cho hình thái của cột sống bị biến đổi. Nguy cơ thoái hóa khớp cột sống cũng vì thế mà nâng cao. Ngoài ra, việc có một số những bệnh như bệnh gút, bệnh loãng xương, bệnh tiểu đường… cũng khiến thoái hóa khớp xảy ra.
2.5. Do chế độ ăn uống
Thoái hóa khớp cũng được cho là hệ quả của việc ăn uống thiếu chất hoặc thừa chất. Nếu chế độ dinh dưỡng không đáp ứng đủ nhu cầu mà hệ xương khớp cần thì việc thoái hóa sẽ diễn ra nhanh hơn.
Ngoài ra, thừa dinh dưỡng dẫn đến thừa cân khiến áp lực mà hệ xương khớp phải chịu cũng tăng. Về lâu dài sẽ khiến cho các tổn thương ở sụn khớp, xương dưới sụn nâng cao. Bệnh thoái hóa khớp từ đó mà hình thành.
3. Triệu chứng của thoái hóa khớp
Khi bị thoái hóa khớp, người bệnh sẽ có khá nhiều triệu chứng với biên độ và tần suất khác nhau ở từng giai đoạn. Tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm chung là khá dai dẳng và gây cho người bệnh sự mệt mỏi, khó chịu.
Dưới đây là sự tổng hợp của các chuyên gia về những triệu chứng lâm sàng cơ bản của thoái hóa khớp:
3.1. Tình trạng đau nhức
Ở vùng khớp bị bệnh, các cơn đau sẽ diễn ra âm ỉ. Thường sẽ đau tăng hơn vào các thời điểm nhất định trong ngày như vào sáng sớm, vào buổi tối hoặc khi người bệnh thực hiện các động tác co duỗi khớp. Đặc biệt, khi thời tiết chuyển sang lạnh, các cơn đau sẽ trầm trọng hơn.
Ở một số những vị trí như khớp gối, khớp háng, khớp cột sống cổ, khớp cổ tay cổ chân… khi bị thoái hóa có khả năng xuất hiện các tiếng lạo xạo khi vận động. Những tiếng động phát ra có thể to hoặc nhỏ tùy thuộc vào mức độ bệnh.
3.2. Tình trạng khớp bị cứng
Một trong những triệu chứng của thoái hóa khớp đó là tình trạng cứng khớp. Tình trạng này thể hiện rõ nhất sau khi người bệnh ngủ dậy vào buổi sáng. Qua một đêm dài không vận động, các khớp bị cứng lại khiến người bệnh không thể nhanh chóng co duỗi như bình thường.
3.3. Khả năng vận động bị hạn chế
Khi mắc phải thoái hóa khớp, khả năng vận động của người bệnh ở một số các thao tác cơ bản trong cuộc sống thường nhật sẽ bị hạn chế. Ví dụ như di chuyển, leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống, xoay người, xoay cổ… Trong trường hợp bệnh nặng, nhiều bệnh nhân còn bị ngã do khả năng thăng bằng lúc di chuyển bị ảnh hưởng.
3.4. Hiện tượng khớp biến dạng
Khi bị bệnh ở giai đoạn nặng, các tổn thương mà sụn phải chịu đã là rất lớn. Đồng thời, các gai xương cũng hình thành và phát triển. Chính những điều này đã khiến cho hình thái ban đầu của khớp bị biến dạng. Nếu như không áp dụng các biện pháp chữa trị thích hợp thì khả năng người bệnh bị tàn phế là khá cao.
4. Điều trị thoái hóa khớp ra sao?
Để có được hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị thoái hóa khớp, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám sớm. Một số các biện pháp điều trị bệnh thường được áp dụng bao gồm:
4.1. Sử dụng thuốc tây
Các loại thuốc tây được sử dụng nhiều trong điều trị cho các bệnh nhân bị thoái hóa khớp thường là các loại giảm đau, chống viêm, thuốc kích thích tái tạo sụn. Những loại thuốc này sẽ giảm thiểu các triệu chứng của bệnh như đau đớn, sưng tấy, vận động hạn chế. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ cho việc tái tạo và phục hồi vùng khớp bị tổn thương do thoái hóa.
Đại đa số những loại thuốc này đều có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, các tác dụng phụ mà chúng gây ra cũng không phải ít. Vì vậy người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.
4.2. Áp dụng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cũng là một biện pháp hiệu quả trong điều trị bệnh. Các biện pháp thường được dùng gồm: sử dụng máy phát sóng ngắn hoặc xung điện, đèn hồng ngoại chiếu vào vùng bị bệnh. Đồng thời, kết hợp với xoa bóp và chườm nóng để cải thiện bệnh trạng.
4.3. Phẫu thuật
Trong trường hợp bệnh nặng, các khớp bị biến dạng nghiêm trọng thì bệnh nhân có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật. Các biện pháp phẫu thuật cơ bản gồm mổ nội soi khớp, thay khớp hoặc thực hiến cấy ghép tế bào sụn khớp tại vùng bị tổn thương.
Thoái hóa khớp là căn bệnh thường gặp và có thể khiến cho người bệnh phải chịu nhiều tổn hại. Vì vậy hãy tìm hiểu các kiến thức cơ bản về bệnh để có biện pháp phòng tránh và phát hiện bệnh sớm nhằm điều trị đạt hiệu quả cao.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt