7 tác động của bệnh viêm khớp vảy nến và cách giảm tác động của bệnh

Viêm khớp vảy nến là một trong những căn bệnh về xương khớp mà hệ lụy của nó đến sức khỏe tổng quát của người bệnh là rất lớn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những hậu quả khá nghiêm trọng. Trong bài viết này, các chuyên gia sẽ chỉ ra cho chúng ta thấy những hậu quả đó là gì.

Viêm khớp vảy nến là một dạng của viêm khớp mạn tính. Bệnh thường xảy ra ở những người có bệnh lý vẩy nến da và do vậy, viêm khớp vảy nến có sự tổng hợp của các triệu chứng của cả hai căn bệnh là vảy nến và viêm khớp.

Hiện nguyên nhân chính xác của bệnh viêm khớp vảy nến chưa được các chuyên gia y tế công bố cụ thể. Tuy nhiên, một số những yếu tố có thể khiến cho bệnh khởi phát bao gồm: tiếp xúc với hóa chất, hệ miễn dịch nhạy cảm, có người thân trong gia đình từng bị bệnh.

1. Các tác động của bệnh viêm khớp vảy nến đến cơ thể

Một số những tác động của viêm khớp vảy nến đến các bộ phận của cơ thể bao gồm:

1.1. Tác động đến da, móng và tóc

Các bộ phận như da, móng và tóc của cơ thể thuộc hệ bì – là nơi thường có những biểu hiện thực thể của bệnh vảy nến. Nó xuất hiện dưới dạng các vết sần sùi, ửng đỏ trên da hoặc tình trạng móng dày lên, bong tróc…

Khi bị bệnh, các tế bào da được đẩy nhanh vòng đời, tức là sự thay thế các tế bào da mới cho các tế bào da cũ sẽ diễn ra chỉ trong vòng một vài ngày. So với quy luật là vài tuần của các tế bào bình thường thì đây là một sự biến đổi không hề nhẹ.

viem-khop-vay-nen_1
Viêm khớp vảy nến tác động đến da, móng

Nguyên nhân của vấn đề này được cho là do cơ thể đang bị nhầm lẫn ở một số vấn đề. Cơ chế của quá trình này là việc cơ thể đang cố tấn công lại các tế bào mang bệnh hoặc chữa lành các vết thương. Trong khi thực tế thì không hề có các vấn đề này xảy ra.

1.2. Viêm khớp vảy nến ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Bị viêm khớp vảy nến tác động không nhỏ đến quá trình hoạt động bình thường của hệ miễn dịch trong cơ thể. Quá trình chống lại vi khuẩn, virus của hệ miễn dịch sẽ không diễn ra thuận lợi và chính xác.

1.3. Tác động đến mắt và chức năng của mắt

Có đến 7% các bệnh nhân mắc viêm khớp vảy nến bị giảm khả năng thị lực. Trong đó, bệnh về mắt chủ yếu gặp do tác động của bệnh là bệnh viêm màng bồ đào. Việc không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ khiến cho mắt và thị lực có nguy cơ phải đối diện với nhiều bệnh lý hơn nữa.

viem-khop-vay-nen_14
Viêm khớp vảy nến tác động đến các chức năng của mắt

1.4. Tác động đến hệ tiêu hóa

Những người bị viêm khớp vảy nến thường sẽ có khả năng bị một số bệnh như viêm ruột và đại tràng. Bên cạnh đó, tình trạng tiêu chảy và nhiều vấn đề trong đường tiêu hóa khác cũng được xác định đến từ những tác động tiêu cực của bệnh viêm khớp vảy nến.

1.5. Viêm khớp vảy nến tác động đến hệ hô hấp

Không ít bệnh nhân bị viêm khớp vảy nến mắc phải viêm phổi mô kẽ. Theo các nghiên cứu thì đây là bệnh lý thứ phát của bệnh, do quá trình các phản ứng viêm nhiễm xảy ra trong cơ thể người bệnh.

Một số những triệu chứng cơ bản của việc hệ hô hấp bị tác động là: người bệnh bị ho liên tục, có biểu hiện mệt mỏi, khó thở… Ngoài ra, có thể có những triệu chứng khác tùy thuộc vào mức độ tác động của bệnh đến hệ hô hấp.

1.6. Tác động đến hệ tuần hoàn

Nếu không được điều trị sớm và tích cực, bệnh nhân bị viêm khớp vảy nến sẽ khiến cho cả hệ tuần hoàn bị tác động. Nó làm cho thành mạch bị dày và xơ cứng. Đó là nguyên nhân dẫn đến một số những bệnh lý nguy hiểm như đau tim, đột quỵ…

1.7. Viêm khớp vảy nến tác động đến hệ cơ xương

Viêm khớp vảy nến là một dạng bệnh tự miễn. Do vậy, nó xảy ra khi cơ thể nhầm lẫn các tế bào bình thường thành những kháng nguyên lạ và cố gắng tiêu diệt chúng. Và các tế bào của hệ cơ xương cũng vậy, nó cũng có thể chịu ảnh hưởng từ việc nhầm lẫn này.

viem-khop-vay-nen_13
Bệnh viêm khớp vảy nến khiến các khớp xương bị biến dạng

Khi bị tác động bởi viêm khớp vảy nến, người bệnh có thể bị các hiện tượng viêm sưng ở một hoặc nhiều vị trí khớp khác nhau. Khớp xương sẽ bị biến dạng, sưng đau, ửng đỏ. Nó cũng khiến cho việc vận động, đi lại trong sinh hoạt, lao động của người bệnh bị hạn chế. Về lâu dài, bệnh nến sẽ khiến người mắc bị mò xương, thoái hóa…

2. Điều trị viêm khớp vảy nến giảm tác động bệnh đến cơ thể

Trước khi tiến hành điều trị giảm tác động của bệnh viêm khớp đến cơ thể, các bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm khớp vảy nến dựa trên các biểu hiện của bệnh. Ví dụ như:

  • Tình trạng đau mắt đỏ.
  • Khớp bị đau và sưng trong một khoảng thời gian ngắn. Có kèm theo hiện tượng mẩn đỏ, nóng rát.
  • Vùng gót chân bị đau nhức.
  • Cột sống, đốt sống bị viêm và khiến người bệnh bị đau, cứng khớp.
  • Trên da xuất hiện các vùng mẩn đỏ.
  • Móng tay, móng chân dày lên, bị tách khỏi nền móng ban đầu.

Bên cạnh đó, các biện pháp chẩn đoán chuyên sâu sẽ được áp dụng bao gồm:

  • Sinh thiết da.
  • Xét nghiệm tốc độ lắng máu, xét nghiệm các yếu tố dạng thấp RF, xét nghiệm dịch khớp.
  • Chụp X-quang, chụp MRI.

Khi được xác định bệnh, người mắc sẽ được áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp với các triệu chứng, giai đoạn của bệnh. 

Việc áp dụng các biện pháp điều trị viêm khớp sớm và tích cực sẽ hạn chế được rất nhiều những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Giúp cho người bệnh không bị tác động quá nhiều đến cuộc sống, công việc hàng ngày và sức khỏe. Một số các biện pháp điều trị bệnh viêm khớp vảy nến bao gồm:

2.1. Sử dụng thuốc

Loại thuốc được ưu tiên sử dụng trong điều trị viêm khớp vảy nến là thuốc kháng viêm không Steroid. Ví dụ như Celecoxib, Piroxicam, Naproxen… 

Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được xem xét các biểu hiện của bệnh và chỉ định sử dụng một số loại thuốc Corticosteroid điều trị tại chỗ. Kết hợp cùng với các loại thuốc chống thấp khớp dạng mới, …

Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà các bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng những loại thuốc cụ thể. Ví dụ:

  • Bệnh nhân bị bệnh ở thể nhẹ với diện tích khu trú của bệnh ít thì sẽ được sử dụng thuốc kháng viêm không steroid trước. 
  • Với bệnh nhân bị bệnh ở thể trung bình thì có thể sử dụng Methotrexate và một số chế phẩm sinh học. 
  • Còn bệnh nhân bị bệnh nặng thì sẽ cần đến biện pháp tiêm Corticosteroids tại chỗ thông qua việc tiêm nội khớp hoặc tiêm vào điểm bán tận…

2.2. Áp dụng vật lý trị liệu

Ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân còn phải áp dụng thêm các bài tập vật lý trị liệu, thể dục thể thao nhẹ nhàng theo sự hướng dẫn và góp ý của bác sĩ. Đồng thời, cần phải xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc phù hợp với thể trạng hiện tại. Tránh vận động quá sức hoặc tiếp tục tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như hóa chất, phóng xạ…

Có thể nói, bệnh viêm khớp vảy nến là bệnh lý về xương khớp gây nhiều tác động đến cả những cơ quan khác. Hơn nữa điều trị bệnh dứt điểm là một việc không hề dễ dàng. Do đó, cần phải có những kiến thức cơ bản để sớm phát hiện và điều trị kịp thời nhằm đạt hiệu quả cao.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7