Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không? Cần lưu ý những gì?
Thoát vị đĩa đệm ngoài điều trị bằng thuốc thì còn có thể cải thiện bằng những bài tập phù hợp. Vì thế, thoát vị đĩa đệm có hít đất được không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Do đó, để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, các bạn hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không?
Thoát vị đĩa đệm xảy ra sẽ khiến phần nhân nhầy bị rò rỉ ra bên ngoài qua vị trí bao xơ bị rách. Từ đó, khiến các dây thần kinh xung quanh bị chèn ép và gây đau đớn, tê nhức vùng đĩa đệm, khu vực cột sống. Nguyên nhân gây ra tình trạng đĩa đệm bị thoát vị có thể do vận động quá sức, chấn thương, tuổi tác, ngồi làm việc sai tư thế…
Những cơn đau do thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh không muốn vận động như đi lại, làm việc và tập luyện thể dục thể thao. Chính vì thế, nhiều người rất thắc mắc liệu khi bị thoát vị đĩa đệm có hít đất được không? Có nên tham gia các bộ môn thể thao nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ, chạy bộ không…?
Theo các chuyên gia khuyến cáo rằng, người bị thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể hít đất nếu như thực hiện đúng tư thế. Bởi đây là một bộ môn thể thao mang lại nhiều lợi ích cho tình trạng thoát vị và sức khỏe tổng thể nói chung. Cụ thể như sau:
- Các triệu chứng đau của bệnh được giảm thiểu: Khi áp dụng bài tập hít đất sẽ giúp kéo căng các nhóm cơ và dây thần kinh. Nhờ đó, lực chèn ép lên dây thần kinh và các nhóm cơ xung quanh sẽ được giảm thiểu. Vì thế, tình trạng đau nhức do thoát vị sẽ được cải thiện
- Cột sống được bảo vệ: Các nhóm cơ quanh cột sống sẽ bị ảnh hưởng nhiều khi thực hiện bài tập hít đất. Vì thế, các nhóm cơ này sẽ phát triển khỏe mạnh và dẻo dai hơn khi thực hiện việc luyện tập đều đặn mỗi ngày. Đồng thời, sức khỏe cũng được tăng cường. Nhờ đó, khả năng bảo vệ và nâng đỡ cột sống được cải thiện.
- Khả năng teo cơ và bại liệt được hạn chế: Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển biến nặng và dẫn đến bại liệt, teo cơ. Lý do của biến chứng này chủ yếu là người bệnh lười vận động vì sợ đau nhức.
Vì thế, hít đất là một trong những giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa biến chứng này. Bởi hít đất sẽ giúp nâng cao chức năng cơ của các nhóm cơ tay và chân. Các nhóm cơ được vận động thường xuyên sẽ giúp linh hoạt hơn, hạn chế tình trạng teo cơ, bại liệt.
2. Hướng dẫn bài tập hít đất cải thiện thoát vị đĩa đệm
Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm bằng hít đất cần thực hiện đúng theo hướng dẫn dưới đây để đảm bảo hiệu quả và an toàn:
Trước khi tập
- Cần khởi động thật kỹ trước khi tập để tránh làm tổn thương các cơ, khớp.
- Nếu mới luyện tập nên sử dụng đai lưng để giảm lực tác động vào lưng và tránh làm cột sống bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực.
Hướng dẫn cách tập hít đất
- Tư thế bàn tay: Bàn tay cần phải đặt rộng hơn vai và ở vị trí trên nền, đảm bảo đối diện ngực, vai.
- Vị trí khuỷu tay: Khuỷu tay cần đảm bảo đặt sao cho hợp lý với đặc điểm là không hướng một góc 45 độ ra phía ngoài để tránh khiến cổ tay phải chịu nhiều áp lực.
- Tư thế đầu: Không được ngẩng đầu quá cao vì sẽ khiến cơ thể mất cân bằng và làm vùng cột sống cổ bị tác động.
- Tiến hành hít đất: Người giữ thẳng, cơ thể thả lỏng và hơi lõm xuống ở vùng lưng. Nhẹ nhàng nâng người lên và hạ người xuống nhưng không nâng người quá cao. Đồng thời, cũng không hạ xuống quá thấp đều sẽ không tốt cho vùng cột sống, đĩa đệm.
3. Những lưu ý khi thực hiện hít đất cải thiện thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không đã được giải đáp bằng chính những lợi ích kể trên. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý một số những vấn đề dưới đây:
- Nên nhờ đến sự hướng dẫn của huấn luyện viên: Hít đất tưởng chừng như đơn giản nhưng chỉ cần sai tư thế sẽ khiến đĩa đệm, cột sống bị tổn thương và khiến bệnh trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên nhờ đến sự hướng dẫn của huấn luyện viên để thực hiện bài tập đúng chuẩn.
- Thực hiện đúng tư thế: Đây là yêu cầu bắt buộc nếu muốn cải thiện thoát vị đĩa đệm bằng bài hít đất. Do đó, cần tuân thủ đúng tư thế đã được hướng dẫn và tuyệt đối không mắc các lỗi cơ bản là hai tay cách nhau quá xa, võng lưng, so vai… Vì thế, cần phải đảm bảo duỗi thẳng cột sống, đầu và lưng thẳng với nhau, mông không nâng quá cao.
- Luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe: Dù mang đến rất nhiều lợi ích nhưng việc thực hiện bài tập hít đất cũng cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu sau khi hít đất hay quá trình hít đất mà vùng lưng cảm thấy khó chịu thì người bệnh cần tham khảo ý kiến của huấn luyện viên hay bác sĩ đang điều trị mình.
- Chú ý cường độ luyện tập: Khi mới làm quen với bộ môn hít đất, người bệnh nên tập luyện với cường độ phù hợp với sức khỏe, khả năng chịu đựng của cơ thể. Sau khi đã quen thì mới nâng dần thời gian luyện tập để cơ thể tăng cường khả năng chịu đựng. Theo đó, thời gian khuyến cáo của người bệnh lý cơ xương khớp là khoảng 10 phút mỗi ngày.
- Nên tập hít đất với thảm tập: Hãy tập hít đất bằng thảm tập để đảm bảo đầu gối và hai chân không bị tổn thương. Đồng thời, phòng tránh những tai nạn có thể xảy ra trong quá trình luyện tập.
- Sau khi luyện tập nên bổ sung nước hoặc chất điện giải: Việc tập hít đất sẽ khiến cơ thể mất mồ hôi. Vì thế, nên bổ sung chất điện giải hoặc nước ngay sau khi luyện tập để cơ bắp được thư giãn, thả lỏng. Đồng thời, bổ sung lượng chất lỏng đã mất và giúp cân bằng năng lượng cơ thể.
Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không? Cần lưu ý những gì? đã được giải đáp trên đây. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp các bạn có thêm giải pháp khắc phục đĩa đệm bị thoát vị một cách hiệu quả, an toàn.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt