Viêm khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp là gì? Viêm khớp là một trong những bệnh thường gặp đặc biệt là người cao tuổi, mang đến nhiều phiền toái và khiến người bị khó khăn trong việc vận động, giảm chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến viêm khớp và cách điều trị hiệu quả.
Nội dung bài viết
1. Viêm khớp là gì?
Viêm khớp là tình trạng rối loạn tại khớp, chủ yếu ảnh hưởng tới các sụn, được đặc trưng bởi hiện tượng viêm một hoặc nhiều khớp. Viêm khớp thường có triệu chứng đau đi kèm. Đó là do khi bị viêm, các sụn bị vỡ và mòn đi, khiến cho các xương dưới sụn cọ sát vào nhau khi vận động, sẽ gây viêm, sưng, đau nhức và hạn chế khả năng cử động của khớp.
Có nhiều dạng viêm khớp khác nhau. Trong đó, có thể kể đến các dạng sau:
- Viêm khớp dạng thấp: đây là bệnh mà hệ miễn dịch của cơ thể chống lại các mô của chính cơ thể mình. Các khớp ngón tay, ngón chân, cổ tay, khớp gối… là những vị trí thường bị viêm đau.
- Viêm khớp thoái hóa: Theo quy luật của tự nhiên, tuổi cao cơ thể gặp nhiều vấn đề về lão hóa, các khớp cũng không nằm ngoài quy luật ấy, đây là bệnh thường gặp nhất ở người trung niên, cao tuổi. Khớp hông, khớp gối, cột sống… là những vị trí hay bị thoái hóa hơn cả. Khiến người bệnh đau, sưng, cứng khớp hạn chế đi lại.
- Gout: Đây là bệnh viêm khớp do sự tích tụ của acid uric trong các khớp
- Viêm khớp nhiễm trùng: Các vi trùng ở các vết thương gần khớp xâm nhập vào khớp, khiến khớp sưng tấy, viêm có mủ, nóng đỏ…
2. Triệu chứng viêm khớp là gì?
Bệnh viêm khớp thường tiến triển một cách âm thầm và giai đoạn đầu không có biểu hiện gì khác thường. Chỉ khi sụn bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh mới cảm thấy biểu hiện đau nhức và không cử động được các khớp khớp. Các triệu chứng viêm khớp thường thấy như:
- Đau khớp, đặc biệt là khi vận động
- Cứng khớp vào buổi sáng
- Khớp sưng, đỏ
- Khớp phát ra tiếng động khi di chuyển
- Cơ bắp xung quanh các khớp suy yếu
- Đau nhức và khó cử động tay chân
3. Nguyên nhân gây viêm khớp là gì?
Yếu tố nguy cơ đối với viêm khớp bao gồm:
- Tiền sử gia đình mắc viêm khớp: một số dạng viêm khớp mang tính gia đình, vì vậy nhiều người có khả năng phát triển bệnh viêm khớp nếu cha mẹ hay anh chị em đã từng mắc bệnh. Đối với một số người gen của họ trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường có thể gây ra chứng viêm khớp.
- Tuổi tác: nguy cơ của nhiều loại viêm khớp – bao gồm cả viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và bệnh gút – tăng theo tuổi.
- Giới tính: phụ nữ có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới. Trong khi đó phần lớn các trường hợp mắc bệnh gút lại là nam giới.
- Béo phì: béo phì, thừa cân gia tăng sức ép lên các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và cột sống. Những người béo phì có nguy cơ cao phát triển bệnh viêm khớp.
- Đã từng bị chấn thương khớp trước đây: những người đã từng bị chấn thương khớp có khả năng bị viêm khớp ở khớp đó.
4. Phương pháp điều trị viêm khớp là gì?
Tùy thuộc vào từng loại bệnh viêm khớp mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Khi thấy có dấu hiệu đau nhức vùng khớp nhiều ngày, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt, để lâu sẽ khiến bệnh nặng, có thể gây ra nhiều biến chứng và chi phí cao, thời gian điều trị kéo dài.
4.1. Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa là phương pháp phổ biến nhất đối với bệnh viêm khớp.
- Acetaminophen (Tylenol): Giúp giảm đau, hạn chế sưng viêm khớp và ít tác dụng phụ. Không được uống vượt quá liều khuyến cáo của acetaminophen hoặc uống thuốc khi uống nhiều rượu bởi chúng có thể làm tổn thương gan.
- Aspirin, ibuprofen, hay naproxen: Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) này thường có hiệu quả trong việc điều trị đau do viêm khớp. Tuy nhiên, chúng cũng có thể có nguy cơ khi sử dụng lâu dài.
- Uống glucosamine và chondroitin: Đây là những chất giúp tạo sụn khớp, một lớp chất đệm của mặt khớp. Một số công trình nghiên cứu cho thấy những chất này có thể làm giảm các triệu chứng của viêm xương khớp, nhưng cũng có nhiều nghiên cứu phản biện lại điều này.
Tuy nhiên, các loại thuốc trên uống bao nhiêu và sử dụng trong thời gian bao lâu cần có sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc vì có thể gây ra nhiều biến chứng không mong muốn.
4.2. Thay đổi lối sống
Bên cạnh đó, thay đổi lối sống cũng là một trong những phương pháp được chuyên gia y tế khuyên những bệnh nhân viêm khớp:
- Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, đều đặn (tốt nhất nên đi bộ 30 – 45 phút một ngày), luyện tập giúp cơ thể dẻo dai, duy trì khớp khỏe mạnh và giảm đau.
- Ăn nhiều trái cây, rau xanh và uống nhiều nước. Xây dựng một thực đơn khoa học cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất
- Ngủ đủ 8 tiếng một ngày
- Cải thiện giấc ngủ: bởi vì ngủ không đủ giấc có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm khớp và mệt mỏi. Do đó người bệnh nên cố gắng ngủ đủ giấc, hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống có chứa caffeine và không luyện tập thể thao vào buổi tối để tránh mất ngủ.
- Không ngồi một chỗ quá lâu, nên đứng dậy đi lại, thư giãn cơ thể.
Khám sức khỏe định kỳ là chìa khóa vàng giúp mỗi chúng ta luôn khỏe mạnh, phát hiện bệnh sớm (nếu có) và điều trị kịp thời.
4.3. Vật lý trị liệu
Một cách chữa viêm khớp khác được khá nhiều người áp dụng là vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ:
- Ngâm chân bằng nước ấm có tác dụng làm dịu cơn đau do bệnh viêm khớp.
- Các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế theo tình trạng của bệnh nhân, đôi khi kết hợp với các phương pháp giảm đau như nước đá, túi chườm nóng hoặc massage.
Ngoài ra nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù người bệnh viêm khớp có thể cảm thấy đau đớn lúc mới bắt đầu tập luyện thể dục thể thao, nhưng về lâu dài các hoạt động thể chất sẽ làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Người bệnh có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ để lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp nhất.
4.4. Phẫu thuật
Phẫu thuật là cách chữa viêm khớp được sử dụng khi các phương pháp như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, thay đổi lối sống không còn hiệu quả. Người bệnh sẽ được phẫu thuật để tái tạo hoặc thay thế khớp mới, giúp duy trì cuộc sống bình thường.
Do đó khi phát hiện có các triệu chứng nghi ngờ viêm khớp, tốt nhất nên tới khám tại bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt