Thoát vị đĩa đệm có nên mang thai và sinh con không?

Chị em trong độ tuổi sinh sản chẳng may mắc phải chứng thoát vị đĩa đệm thường không tránh khỏi lo lắng thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản hay không. Đây là băn khoăn dễ hiểu và cần được giải đáp thấu đáo để chị em bớt đi sự lo lắng.

Đĩa đệm như một bộ phận giảm xóc, có chức năng hỗ trợ cột sống chuyển động linh hoạt, nhẹ nhàng hơn. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài. Hay nói cách khác, đĩa đệm bị ép lồi, lệch ra khỏi vị trí ban đầu dẫn đến chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh.

1. Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Thoát vị đĩa đệm hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì cho vấn đề sinh sản của nữ giới
Thoát vị đĩa đệm hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì cho vấn đề sinh sản của nữ giới

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thoát nhân nhầy đĩa đệm ra ngoài gây chèn ép lên rễ thần kinh tạo ra những cơn đau cho người bệnh. Đây là bệnh lý của hệ thần kinh và cơ xương khớp hoàn toàn không liên quan tới hệ sinh sản. Do đó, có thể khẳng định, đối với lo lắng thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không, thì chị em có thể yên tâm, bệnh thoát vị đĩa đệm hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì cho vấn đề sinh sản của nữ giới.

Vấn đề vô sinh, hiếm muộn hay sinh non ở thai phụ đều không do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra mà liên quan đến các nguyên nhân khác. Cho nên, chị em chưa mang thai và đang mong muốn sinh con, hoặc chị em đang trong thai kỳ có thể yên tâm, ngay cả khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm việc sinh sản vẫn có thể thực hiện một cách bình thường, trọn vẹn.

Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng gì cho vấn đề sinh sản của nữ giới không?

Nếu có sự liên quan nào bệnh của thoát vị đĩa đệm khi mang thai thì đó là ảnh hưởng của những triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm lên sức khỏe thai phụ. Cụ thể như sau:

  • Cơn đau của bệnh thoát vị đĩa đệm có thể khiến cho thai phụ trở nên mệt mỏi và khó chịu hơn
  • Cảm giác đau của phụ nữ mang thai sẽ khiến cho việc vận động, đi lại trở nên khó khăn và vất vả hơn.
  • Cảm giác đau và nhạy cảm ở vị trí cột sống bị thoát vị đĩa đệm sẽ khiến cho chị em giảm bớt ham muốn khi “yêu”, dẫn đến ngại gần gũi. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục nên có thể giảm bớt tỷ lệ thụ thai ở những chị em đang mong muốn sinh con
  • Trong những tháng đầu thai kỳ, nếu chị em bị thoát vị đĩa đệm, nguy cơ sẽ cao hơn, cơn thai nghén sẽ khiến chị em vất vả hơn, đòi hỏi sự kiêng cữ và cần đặc biệt cẩn trọng hơn.
  • Việc mang thai có thể khiến cho chị em tăng cân khá nhiều. Cân nặng là một trong những gánh nặng đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân sẽ cảm nhận thấy cơn đau có cấp độ nặng hơn. Đây là việc có ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe thai kỳ
  • Vào những tháng cuối, thai to và cân nặng tăng lên, nếu phải chịu đựng thêm bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ là gánh nặng cho chị em.
  • Những cơn đau của bệnh thoát vị đĩa đệm cần phải dùng tới thuốc, vấn đề này sẽ phải cân nhắc rất kỹ để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Nhìn chung, thoát vị đĩa đệm không gây ảnh hưởng đến việc sinh sản nên chị em không cần lo lắng việc thoát vị đĩa đệm có mang thai được không hay thoát vị đĩa đệm có nên mang thai. Điều quan trọng hơn hết với chị em bị thoát vị đĩa đệm mong muốn sinh con hoặc đang mang thai là cần biết nên chăm sóc sức khỏe thai kỳ như thế nào cho tốt nhất, an toàn và sinh nở thuận lợi nhất.

2. Bị thoát vị đĩa đệm phụ nữ mang thai nên chú ý những gì?

Như đã nói, thay vì lo lắng việc thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản hay không thì tốt nhất chị em nên biết những lưu ý sau đây để có thể trải qua thai kỳ tốt nhất:

  • Trước hết cần xin tư vấn của bác sĩ để biết cách “đối phó” với những cơn đau của bệnh thoát vị đĩa đệm. Đồng thời, xin tư vấn về phác đồ điều trị bệnh để vừa kiểm soát được bệnh, vừa đảm bảo cho thai nhi phát triển bình thường.
  • Học cách massage và tập các bài tập tốt cho bệnh thoát vị đĩa đệm với cường độ nhẹ nhàng, vừa không ảnh hưởng đến thai nhi, ngược lại vừa tốt cho em bé, giúp chị em bớt đau đớn do thoát vị đĩa đệm gây ra, vừa vận động giúp việc vượt cạn về sau được dễ dàng.
  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho thai nhi một cách hợp lý và khoa học, sao cho thai phát triển tốt nhưng không làm cân nặng của thai phụ tăng mất kiểm soát. Kiểm soát cân nặng trong thời gian mang thai nếu đang bị thoát vị đĩa đệm sẽ có ý nghĩa vô cùng lớn.
Phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai cần có chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý
Phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai cần có chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý

3. Làm sao để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cần bảo vệ các đốt sống luôn được khỏe mạnh. Muốn làm được điều đó, mỗi người cần xây dựng một lối sống khoa học:

  • Nằm, ngồi hay đứng đúng tư thế.
  • Lao động vừa sức, có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý nhằm điều hòa sự lao động và phục hồi đĩa đệm.
  • Hạn chế mang vác vật nặng, gây ảnh hưởng đến sức chịu đựng của cột sống.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, không dùng các chất kích thích.
  • Tập luyện thường xuyên để tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp.
  • Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ 6 tháng/1 lần.
Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7