Chữa thoái hóa sụn khớp gối hiệu quả không dùng thuốc
Sử dụng thuốc chữa bệnh xương khớp có khả năng để lại nhiều tác dụng phụ. Đây cũng là lý do mà nhiều người thoái hóa sụn khớp gối mong muốn chữa khỏi bệnh mà không phải sử dụng tới một viên thuốc nào. Và dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia dành cho bạn.
Nội dung bài viết
1. Phương pháp tâm lý
Thoái hóa sụn khớp gối là mạn tính, không thể điều trị dứt điểm. Do vậy mục tiêu điều trị của các bác sĩ là giảm đau, giảm triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân, hướng cho bệnh nhân hiểu cần phải hạn chế vận động, không mang vác nặng và sai tư thế… đồng thời tăng cường bổ sung dưỡng chất để tái tạo sụn khớp để phòng bệnh quay trở lại.
2. Rèn luyện cơ thể
Rất nhiều người thắc mắc thoái hóa sụn khớp gối có nên đi bộ nhiều hay tập thể dục không? Điều mà họ suy nghĩ chính là càng ít vận động thì khớp sẽ ít bào mòn, bớt đau hơn. Trên thực tế những suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm, việc hạn chế vận động sẽ không tạo ra kích thích cơ học lên khớp và khiến cho tình trạng thoái hóa càng trở nên nhanh hơn.
Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm là rèn luyện thể thao là sự kết hợp linh hoạt giữa các bộ phận trên cơ thể chứ không phải chỉ lặp lại một động tác hoặc một vài bộ phận của cơ thể như công việc mà chúng ta đi làm hàng ngày.
Những môn thể thao được khuyến khích tập luyện như yoga, earobic, đi bộ, khí công, bơi… giúp khí huyết lưu thông, tăng sức mạnh cơ bắp và thể lực.
3. Không để xảy ra chấn thương
Như đã chia sẻ ở trên, chấn thương chính là một trong những yếu tố góp phần tăng khả năng thoái hóa sụn khớp gối. Vì thế người bệnh cần hạn chế tập luyện thể thao hay làm việc với cường độ mạnh để không để xảy ra chấn thương. Ngoài ra, theo cảnh báo của các bác sĩ việc thường xuyên đi giày cao gót cũng góp phần làm cho tình trạng thoái hóa sụn khớp gối trở nên trầm trọng hơn.
4. Kiểm soát cân nặng
Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp cao gấp 6 lần người có cân nặng bình thường. Lý do là vì trọng lượng cơ thể tạo sức ép lên khớp gối và tăng tỉ lệ thoái hóa.
5. Các dụng cụ hỗ trợ
Một số loại dụng cụ chỉnh hình như giày dép, đế lót, nẹp khớp gối hoặc gậy cũng có thể được sử dụng cho những bệnh nhân bị thoái hóa sụn khớp gối.
6. Tiêm huyết tương giảm tiểu cầu
Đây là biện pháp điều trị thoái hóa sụn khớp gối an toàn và hiệu quả chấm dứt tình trạng đau nhức và phòng bệnh quay trở lại lâu dài. Tuy nhiên cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành tiêm huyết tương.
Dinh dưỡng ảnh hưởng tới bệnh thoái hóa sụn khớp gối như thế nào?
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học sẽ góp phần đẩy mạnh quá trình thoái hóa sụn khớp, khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Những thực phẩm dưới đây sẽ góp phần quan trọng đối với người bệnh thoái hóa khớp.
1. Rau củ xanh đậm
Những loại rau củ xanh đậm rất giàu vitamin D, chất chống oxy hóa, chất Sulforaphane có tác dụng giảm đau, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch và làm chậm quá trình thoái hóa. Vì thế nếu đang thắc mắc nên ăn gì khi bị thoái hóa sụn khớp gối thì đừng quên bổ sung những loại rau xanh như: cải bó xôi, súp lơ xanh, rau diếp, cải xoăn… trong thực đơn của mình.
2. Những loại cá béo
Cá béo giàu omega 3 có tác dụng chống viêm rất tốt, vì thế ít nhất mỗi tuần 1 lần người bệnh nên bổ sung các món ăn từ cá mòi, cá hồi, cá thu, cá ngừ tươi. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo bác sĩ về việc sử dụng thêm sản phẩm bổ sung omega 3 để cải thiện vấn đề xương khớp của mình.
3. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa động vật, sữa từ các loại hạt, sữa chua, phô mai có nhiều vitamin D, canxi, magie, protein rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là những người đang bị thoái hóa khớp gối. Song khi mua về sử dụng hoặc chế biến cần hạn chế những sản phẩm nhiều đường, nhiều béo sẽ tốt hơn cho người bệnh.
4. Gừng, tỏi
Gừng và tỏi là những gia vị rất quen mặt trong các bữa ăn và cũng là những thực phẩm người bệnh thoái hóa khớp gối nên thường xuyên sử dụng.
Tỏi chứa chất Diallyl disulfide có tác dụng chống lại các enzyme có hại cho sụn khớp. Ngoài ra tỏi cũng có chất chống oxy hóa, kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó gừng giúp cho người bệnh thoái hóa khớp gối lưu thông khí huyết, giảm đau nhanh chóng.
Người bệnh có thể dùng gừng tỏi trong các món ăn hoặc nghiền thành bột hoặc trà thảo dược để sử dụng, chú ý những người bị nóng trong, táo bón cần hạn chế gừng tỏi.
5. Những loại quả mọng và quả giàu vitamin C
Cam, bưởi, dâu tây, dâu đen, quả mâm xôi, nho, kỷ tử… là những loại trái cây giàu vitamin C, có chất chống oxy hóa, quercetin, rutin, magie, canxi, vitamin E, đặc biệt là chất xơ giúp tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi những tổn thương lại sụn khớp..
6. Dầu oliu
Danh sách những thực phẩm nên ăn khi bị thoái hóa khớp gối không thể thiếu dầu oliu. Đặc điểm của dầu oliu là có tính chất chống viêm cao nên rất phù hợp cho người bệnh đang bị thoái hóa khớp gối.
Kết quả một cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng những người sử dụng dầu oliu liên tục trong 6 tuần sẽ hạn chế được những vấn đề đau, viêm sưng đầu gối do bệnh thoái hóa khớp gây ra.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt