Triệu chứng của bệnh thoái hóa đa khớp không thể bỏ qua
Bệnh lý thoái hóa đa khớp xảy ra khi các mô khớp bị lão hóa và già đi khiến cho phần đệm ở đầu các khớp bị bào mòn trở nên khô ráp. Nếu như bạn bị những cơn đau đớn khi di chuyển hoặc vận động hành hạ, thì đừng bỏ qua thông tin rất hữu ích sau đây.
Thoái hóa đa khớp được xác định khi có trên 5 khớp bị thoái hóa, hay gặp ở các khớp như khớp gối, khớp vai, cột sống, khớp háng… Điều này chứng tỏ các khớp phải chịu tải trọng hay vận động nhiều dễ bị thoái hóa trước.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân nào dẫn đến thoái hóa đa khớp?
Các nguyên nhân chính gây bệnh thoái hóa đa khớp, bao gồm:
- Tuổi tác
Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. Khi tuổi càng cao đồng nghĩa với việc chức năng của khớp yếu dần, sức chịu đựng và sự dẻo dai của khớp cũng suy giảm. Hơn nữa, tổ chức khớp và các phần mềm quanh khớp lúc này cũng không còn đáp ứng được các hoạt động của cơ thể.
- Vận động mạnh, quá sức
Các hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng và sức lực như chơi thể thao, công việc chân tay, phải bê vác nặng… cũng khiến cho các cơ khớp không thể kiểm soát hay chịu đựng được sự quá mức đó khiến chúng nhanh chóng bị suy yếu, hậu quả là các khớp bị thoái hóa.
- Thừa cân, béo phì
Cơ thể thừa cân, béo phì khiến cho các khớp gối, khớp háng, cột sống… phải chịu một sức ép quá lớn. Theo thời gian, các khớp này dần bị bào mòn, giảm dẻo dai và dẫn đến bệnh thoái hóa đa khớp.
- Lười vận động, làm việc sai tư thế
Người trẻ thường coi nhẹ vấn đề sức khỏe, nhất là lười tập thể dục khiến cho xương khớp yếu ớt, các khớp không được trơn tru, linh hoạt. Làm việc trong một tư thế không đúng chuẩn quá lâu cũng sẽ khiến cho các khớp bị lệch lạc, cột sống cong vẹo… điều này khiến cho các khớp bị tổn thương nghiêm trọng.
- Các yếu tố khác
Chế độ dinh dưỡng thiếu chất, lối sống, môi trường sống, sự thay đổi nội tiết tố, tình trạng loãng xương và nhiễm khuẩn… là những yếu tố góp phần tác động đến sự hình thành bệnh thoái hóa đa khớp.
2. Triệu chứng của bệnh thoái hóa đa khớp không thể bỏ qua
Bệnh thoái hóa đa khớp dễ nhận biết bằng những triệu chứng rõ ràng, từ đó giúp người bệnh tự đánh giá sơ bộ được tình trạng bệnh của mình. Cụ thể là:
- Đau khi vận động
Đau thường là triệu chứng xuất hiện đầu tiên mà người bệnh dễ nhận biết được, các cơn đau ban đầu xuất hiện tại các khớp tổn thương, sau đó mới lan ra các khớp phụ bên cạnh. Nếu không được điều trị kịp thời, mức độ đau tăng dần theo thời gian, cơn đau thường tăng lên khi vận động nên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh rất nhiều.
- Tiếng lục khục ở khớp gối
Ngoài các cơn đau, người bệnh đứng lên, ngồi xuống có thể nghe thấy tiếng kêu lục khục ở khớp gối do các đầu xương bị khô chuyển động ma sát vào nhau tạo ra, lượng chất nhờn bôi trơn ổ khớp giảm sẽ gây ra tình trạng này.
- Đau cột sống thắt lưng
Đau thường xuất hiện từ cột sống thắt lưng trở xuống, người bệnh có thể mắc thêm hội chứng đau dây thần kinh tọa. Sau một ngày làm việc nặng nhọc hay phải đứng nhiều người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu.
- Đau cột sống cổ
Biểu hiện bằng các cơn đau mỏi phía sau gáy, rồi đau lan ra phía cánh tay, các cơn đau làm cánh tay nhiều khi có cảm giác yếu đi…gây khó khăn tới công việc hàng ngày.
- Đau khớp háng
Cơn đau xuất hiện tại khu vực bẹn, đùi và phía trong đùi, không chỉ vậy các cơn đau có thể chạy dọc theo dây thần kinh xuống dưới chân làm hạn chế việc di chuyển cũng như vận động cá nhân.
- Đau bàn tay, ngón tay
Bệnh nhân đau ở vùng gốc của ngón cái và các khớp ngón tay gây hạn chế vận động. Sau này có thể xuất hiện các nốt cứng như cục bướu nhỏ ở các khớp hoặc điểm cuối của đốt ngón tay, gây biến dạng khớp ngón tay.
- Đau gót chân, bàn chân
Bệnh nhân bị đau thốn gót chân vào buổi sáng, khi bước chân xuống giường để đi lại. Sau đó, cơn đau giảm bớt nhưng nếu đi lại nhiều sẽ đau tái phát. Bàn chân bị thoái hóa gây cứng khớp và hạn chế vận động.
- Hạn chế khả năng vận động
Các cơn đau sẽ khiến cho người bệnh bị hạn chế vận động nhất là khi bị thoái hóa khớp gối, khớp háng, khớp ngón chân… không chỉ vậy các cơn đau kết hợp tạo nên sự suy yếu nhanh cho sức khỏe người bệnh. Đôi khi vì tâm lý mà chính người bệnh rơi vào tình trạng mệt mỏi, u uất hay bi quan cuộc sống.
3. Thoái hóa đa khớp ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
Bệnh lý xương khớp là bệnh mạn tính, do đó với bệnh thoái hóa đa khớp cần chú trọng giảm thiểu các tác hại mà bệnh gây ra như:
- Cơn đau kéo dài
Điều trị thoái hóa đa khớp không kịp thời và đúng cách khiến người bệnh phải chịu đựng các cơn đau kéo dài. Không chỉ đau một chỗ bệnh thoái hóa đa khớp khiến cho rất nhiều khớp khác nhau cùng đau, người bệnh không đứng được, không nằm được mà ngồi cũng không xong. Về lâu dài, tần suất xuất hiện cơn đau nhiều và đau hơn khiến người bệnh rơi vào tình trạng đau đớn dằn vặt thậm chí suy nghĩ tiêu cực.
- Các cơ suy yếu
Các cơ tại khớp bị đau và các cơ xung quanh khớp có hiện tượng suy yếu. Ngoài ra, các cơ này lâu ngày sẽ mất dần cảm giác khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, cầm nắm… Theo thời gian, đến một mức nhất định các cơ sẽ không thể cử động được dẫn tới tình trạng liệt.
- Tâm lý suy sụp
Từ một người khỏe mạnh bất cứ ai mắc phải căn bệnh thoái hóa đa khớp đều cảm thấy “sốc”, theo tiến triển của bệnh lý, người bệnh thường rơi vào tình trạng chán nản, mệt mỏi, bi quan… điều này càng làm cho bệnh có khả năng phát triển nặng hơn.
4. Xử trí thoái hóa đa khớp thế nào?
Việc điều trị bệnh thoái hóa đa khớp cũng giống như điều trị thoái hóa khớp ở từng khớp riêng biệt. Mục đích điều trị là giảm đau và duy trì chức năng vận động của các khớp, làm chậm quá trình thoái hóa và ngăn ngừa biến chứng.
Các phương pháp điều trị thoái hóa đa khớp bao gồm:
- Dùng thuốc
Các thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ thường được bác sĩ kê đơn để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức cho người bệnh. Nhưng hiện nay chưa có loại thuốc tây y nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn thoái hóa khớp, mặt khác khi sử dụng nhóm thuốc này lâu dài có thể khiến người bệnh đối mặt với nhiều tác dụng không mong muốn.
- Vật lý trị liệu
Xoa bóp, chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn, siêu âm, xung điện… là những phương pháp đem lại hiệu quả cao thường được áp dụng.
- Tập vận động
Trong quá trình bị đau khớp, hầu như người bệnh nào cũng sẽ hạn chế vận động ở mức độ cao nhất. Tuy nhiên, thực hiện các bài tập thể dục, vận động nhẹ nhàng có thể tăng cường độ linh hoạt và dẻo dai của khớp, cải thiện tình trạng cứng khớp. Hãy hỏi ý kiến của các bác sĩ để có được một bài tập tốt thích hợp nhất cho cơ thể.
- Điều chỉnh lối sống
Kiểm soát cân nặng, có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý giúp giảm áp lực lên các khớp xương và đĩa đệm, cung cấp dưỡng chất giúp xương khớp chắc khỏe, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng thoái hóa khớp tiến triển nặng hơn.
- Phẫu thuật
Tiến hành trong trường hợp các phương pháp điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả.
- Dùng dược liệu thiên nhiên
Các bài thuốc cổ truyền và các sản phẩm có thành phần tự nhiên đang được người bệnh xương khớp sử dụng phổ biến so với các thuốc tây y. Mặc dù cần thời gian sử dụng lâu hơn để thấy được hiệu quả sử dụng, nhưng các sản phẩm này rất lành tính, không gây tác dụng phụ và có thể tác động đến tận gốc rễ căn nguyên gây bệnh, vì thế tình trạng thoái hóa khớp được cải thiện theo thời gian, ngăn cản biến chứng bại liệt một cách an toàn nhất.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những kiến thức cơ bản về bệnh thoái hóa đa khớp.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt