Người bị thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?
Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Khi bị thoát vị đĩa đệm có nên mổ không là thắc mắc của nhiều người. Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm bị thoát khỏi vòng sợi, xâm lấn sang các bộ phận xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh xung quanh gây đau nhức, viêm tấy. Ở giai đoạn đầu, nếu kịp thời nhận biết và phát hiện, người bệnh có thể dùng 1 số loại thuốc chuyên khoa để khống chế bệnh, kết hợp với cách ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
2. Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?
Bị thoát vị đĩa đệm có nên mổ không là thắc mắc của nhiều người, thời điểm thích hợp để thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm chỉ nên thực hiện khi bệnh tình đã trở nặng, người bệnh đã áp dụng cách điều trị nội khoa (dùng thuốc) nhưng không đem lại hiệu quả cao.
Phẫu thuật dù ít hay nhiều đều gây ra những tác động tiêu cực nhất định lên cơ thể người bệnh. Trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh nên lưu ý 1 số vấn đề như sau:
- Phẫu thuật có thể gặp nhiều rủi ro như cơn đau tái phát, nhiễm trùng vết mổ, dính rễ thần kinh nên người bệnh cần tham khảo kỹ tư vấn của bác sĩ và chỉ thực hiện phẫu thuật tại cơ sở uy tín.
- Điều trị bằng phẫu thuật là biện pháp cuối cùng nếu việc điều trị bảo tồn không mang đến kết quả khả quan.
3. Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm
Tùy vào từng thể bệnh, mức độ bệnh lý nhất định, người bệnh sẽ được chỉ định cách phẫu thuật chính xác nhất. Dưới đây là 3 cách phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường được sử dụng hiện nay:
3.1. Mổ mở
Đây là cách làm phổ biến nhất, thực hiện bằng cách mở rộng bản sống, cắt bỏ dây chằng vàng. Cách làm này thường khiến người bệnh mất nhiều máu và lâu hồi phục.
3.2. Mổ Mini – COD
Đây là cách lấy nhân thoát vị qua đường mổ nhỏ lối sau nhằm loại bỏ phần đĩa đệm chèn ép dây chằng, rễ thần kinh hay ống sống. Cách làm này ít gây tổn thương mô xung quanh và chóng lành hơn.
3.3. Mổ cắt đĩa sống vi phẫu qua ống banh nội soi
Đây là phẫu thuật được thực hiện dưới kính hiển vi, dùng ống banh có đường kính khoảng 2cm rạch phía sau da, lấy nhân thoát vị và giải ép rễ thần kinh. Cách làm này không gây đau, hạn chế mất máu và người bệnh hồi phục nhanh.
4. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
4.1. Tại sao cần chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?
Theo thống kê từ Bộ y tế, khoảng 80% bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm bình phục hoàn toàn sau mổ. Thế nhưng, khoảng 15% người bệnh chỉ giảm 1 phần triệu chứng và có dấu hiệu bị biến chứng sau mổ, tỷ lệ bệnh nhân bị tái phát thoát vị đĩa đệm là rất cao.
Thực tế cho thấy, người bệnh sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nếu không được chăm sóc đúng cách dễ gặp phải 4 biến chứng như sau:
- Bị nhiễm trùng sau phẫu thuật: Người bệnh dễ bị nhiễm trùng ở vùng da bị rạch, hoặc đĩa đệm quanh các dây thần kinh. Nhẹ thì, người bệnh chỉ cần dùng kháng sinh và thuốc giảm đau sau 1 vài ngày là khỏi. Bệnh nặng hơn (hình thành mủ đục, có mùi hôi), người bệnh nên trở lại bệnh viện để được hút mủ và tư vấn chuyên sâu.
- Biến chứng tái phát: Khoảng 10 – 15% người bệnh dù đã thực hiện phẫu thuật nhưng khả năng tái phát vẫn rất cao. Trường hợp, người bệnh bị tái phát khả năng điều trị dứt điểm sau đó là rất thấp.
- Cơn đau dai dẳng sau mổ thoát vị đĩa đệm: Cơn đau có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, kể cả khi bạn không hoạt động. Bởi vì, mô sẹo xung quanh dây thần kinh và dây thần kinh bị tổn thương do áp lực của các đĩa đệm bị thoát vị thực tế có thể không hồi phục hoàn toàn. Mỗi cử động của cơ thể cũng dễ gây hư hại đĩa đệm.
- Mắc chứng thoái hóa cột sống: Cột sống từng bị hư hại hoặc can thiệp ngoại khoa cũng là yếu tố nguy cơ đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống.
4.2. Sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên được chăm sóc như thế nào?
Để sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, sức khỏe người bệnh bình phục nhanh chóng nhất hãy tuân thủ 1 số nguyên tắc sau:
- Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Sau mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên hạn chế vận động trong khoảng 2 tuần, tránh lao lực trong khoảng 2 – 6 tháng để đĩa đệm phục hồi hoàn toàn. Người bệnh không nên nằm võng, đệm mềm vì dễ khiến cột sống bị biến dạng. Người bệnh nên sử dụng nẹp cố định cổ hoặc thắt lưng, tránh gối đầu quá cao khi nằm.
- Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Mọi hoạt động từ đi, đứng, ngồi, xem tivi đều nên được cân nhắc thực hiện đúng cách. Bạn cần hạn chế quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu, không mang vác nặng khiến tình trạng bệnh tái phát và trở nên tồi tệ hơn.
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: Người bệnh nên được bổ sung nhiều canxi, khoáng chất để giúp cột sống chắc khỏe, ổn định thêm. Hạn chế ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, chất kích thích gây hại cho cơ thể như rượu, bia, thuốc lá…
Bên cạnh những điều trên, người bệnh sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cần chú ý:
- Người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo nghĩ nhiều gây mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tránh ngồi xe máy, ô tô, nhất là đi trên những đoạn đường xóc.
- Cần đeo đai lưng khi ngồi xe.
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên mổ không. Việc thoát vị đĩa đệm mổ hay không mổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, mức độ thoát vị ở đĩa đệm và cơ địa của người bệnh. Vì thế, trước khi quyết định thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng để thăm khám, từ đó bác sĩ sẽ đánh giá chính xác nhất tình trạng bệnh lý của bạn và có kết luận chính xác về vấn đề thoát vị đĩa đệm có phải mổ không.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt