Thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng gì?

Người bị thoái hóa khớp nếu thực hiện chế độ ăn uống đúng cách thì triệu chứng biểu hiện của bệnh như viêm, đau, cứng khớp có thể thuyên giảm phần nhiều. Vậy thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng gì? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu chung về thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh phổ biến ở người cao tuổi
Thoái hóa khớp là bệnh phổ biến ở người cao tuổi

Thoái hóa khớp là tình trạng phần sụn ở giữa hai đầu xương bị tổn thương, gây hiện tượng sưng tấy, viêm nhiễm. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ khớp xương nào trên cơ thể, trong đó thường gặp nhất là: Thoái hóa khớp ngón tay, gối, đốt sống cổ, cột sống lưng, khớp háng,…

Thông thường, người ở độ tuổi từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp, dưới đây là 3 nguyên nhân chính gây bệnh, bạn cần biết:

Do quá trình lão hóa: Được biết, ở trẻ nhỏ, sụn khớp liên tục được sản sinh và tái tạo khiến hoạt động di chuyển của con người được trơn trơ. Tuy nhiên, khi về già, do quá trình lão hóa diễn ra mạnh mẽ hơn, sụn khớp không còn khả năng tái tạo và mất dần chức năng tổng hợp chất tạo nên sợi collagen và mucopolysacarit để duy trì sự đàn hồi của cơ xương. Từ đó, khớp gối của người già thường kém linh hoạt hơn, đi lại khó khăn, hay còn gọi là bị thoái hóa.

Do yếu tố cơ giới: Tức là, người bệnh bị dị tật bẩm sinh hoặc bị biến dạng sụn khớp do chấn thương, khối u sạn làm thay đổi tương quan hình sáng của cột sống và khớp gối. Thậm chí, việc tăng cân quá mức, ngoài tầm kiểm soát của chủ thể cũng khiến áp lực tại khớp gối gia tăng, tình trạng thoái hóa diễn ra dữ dội hơn.

Các yếu tố khác: Ngoài 2 yếu tố trên, người bệnh còn có thể bị thoái hóa khớp do di truyền, tổn thương cơ địa, mắc các bệnh chuyển hóa như da sạm màu nâu, bệnh gout hoặc đái tháo đường…

Dựa vào từng nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả, hợp lý nhất. Trong rất nhiều cách chữa thoái hóa khớp, việc áp dụng chế độ ăn uống đúng cách đã và đang được nhiều người bệnh thực hiện.

2. Thoái hóa khớp nên ăn gì để sụn khớp chắc khỏe trở lại?

Việc ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh,cải thiện thoái hóa khớp
Việc ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh,cải thiện thoái hóa khớp

Dưới đây là những thực phẩm người bị thoái hóa khớp nên dùng để sụn khớp thoải mái vận động hơn:

  • Người bệnh nên bổ sung các loại thịt gia cầm để tăng cường chuyển hóa, sức đề kháng mạnh mẽ hơn.
  • Bổ sung nhiều đồ hải sản (tôm, cua, cá…) để cải thiện hàm lượng canxi trong cơ thể.
  • Cần bổ sung thêm vitamin D, B, K, acid folic, calcium, sắt có chứa trong các loại rau xanh, đặc biệt là rau lá đậm.
  • Bổ sung đậu nành và các chế phẩm từ đậu để bổ sung dưỡng chất béo omega 3 dồi dào cho cơ thể.
  • Tăng cường các loại trái cây như bưởi, đu đủ, dứa do có chứa nhiều vitamin C và dưỡng chất.
  • Ngoài ra, người bệnh nên uống thêm các sản phẩm chứa Glucosamine, Chondroitin, Bột đạm thủy phân có tác dụng giảm đau, chống viêm tốt.

Thoái hóa khớp hoàn toàn có thể được điều trị thông qua chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ chuyên khoa nhận định, việc điều trị thoái hóa khớp thông qua đường dinh dưỡng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và nên áp dụng đối với trường hợp bệnh nhẹ.

Trong thời gian người bệnh điều trị thoái hóa khớp bằng cách này không mang lại hiệu quả cao, ngược lại, bệnh tình chuyển xấu hơn, hãy lập tức đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng để được thăm khám, điều trị sớm và đúng cách.

3. Người bị thoái hóa khớp kiêng ăn gì để hạn chế cơn đau?

Có nhiều loại thực phẩm, đồ uống được nghiên cứu không tốt cho người bệnh bị thoái hóa khớp. Dưới đây là những thực phẩm người bị thoái hóa khớp nên kiêng kị:

3.1. Các loại thịt đỏ

Các loại thịt đỏ là thực phẩm không có lợi cho người bệnh bị thoái hóa khớp. Vì trong thịt đốc chứa nhiều fructozơ, lipit, photpho, purin khiến cho cơ thể người bệnh bị mất canxi, vì làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và cơn đau nhức tại các khớp. Những loại thịt đỏ mà người bệnh thoái hóa khớp nên kiêng đó là thịt trâu, thịt dê, thịt bò,…

Người bệnh bị thoái hóa khớp nên kiêng ăn các loại thịt đỏ
Người bệnh bị thoái hóa khớp nên kiêng ăn các loại thịt đỏ

3.2. Thức ăn nhanh

Thoái hóa khớp kiêng ăn gì? Các loại đồ ăn nhanh là thực phẩm mà bất kì căn bệnh nào cũng cần tránh xa, nếu như không muốn bệnh nặng hơn. Người bệnh thoái hóa khớp nếu thường xuyên sử dụng các loại đồ ăn nhanh, sẽ khiến bệnh thêm đau dữ dội và bệnh tiến triển mạnh hơn.

Người bệnh nên kiêng những loại đồ ăn nhanh như: Khoai tây chiên, xúc xích, gà rán, thịt nướng, thịt hộp…

3.3. Tinh bột

Thực phẩm giàu tinh bột không hề tốt với người bệnh thoái hóa khớp. Các chuyên gia cho biết, tinh bột sẽ khiến cho bệnh xương khớp nhức nhối hơn và bệnh diễn biến nhanh chóng hơn. Do đó, khi điều trị thoái hóa khớp cần hạn chế các loại thực phẩm giàu tinh bột như cơm, phở, bánh, bún…

3.4. Muối và đường

Mắc bệnh thoái hóa khớp cần tránh ăn gì? Muối và đường là hai loại gia vị phổ biến trong bữa ăn gia đình, tuy nhiên hai loại gia vị này không hề tốt với người bị thoái hóa khớp. Vì vậy, cần giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày và tránh xa các loại đồ ngọt nhất là bánh kẹo, đồ uống…

3.5. Đồ uống có cồn

Các loại đồ uống là thực phẩm mà người bệnh bị thoái hóa khớp cần tránh xa, vì sẽ khiến cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Việc người bệnh lạm dụng uống rượu bia, sẽ khiến cho các khớp bị sưng đỏ, đau nhức dữ dội. Do đó,để tránh phải đối mặt với nguy cơ tàn phế do bệnh thoái hóa khớp gây ra, hãy ngừng sử dụng các loại đồ uống này.

Bia, rượu, cà phê, nước trà xanh đặc, nước ngọt có ga, soda… là những loại đồ uống mà người bệnh thoái hóa khớp cần tránh.

4. Lời khuyên cho người bệnh thoái hoá khớp

Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần điều chỉnh những vận động ảnh hưởng tới bệnh như:

  • Không vận động, đứng và ngồi lâu, bê vác vật nặng… Những thói quen hàng ngày không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, nhưng đây lại là kẻ thù khiến sức khỏe suy yếu và tăng nguy cơ bệnh tật.
  • Có thể chườm ấm vùng khớp bị đau bằng muối rang nóng hay bó thuốc (lá lốt, lá ngải cứu, lá ngũ trảo, gừng tươi giã nát xào cùng với rượu), áp dụng 1-2 lần/ngày.
  • Tiến hành xoa bóp, vận động nhẹ nhàng giúp vùng cột sống thắt lưng được thư giãn.
  • Nghỉ ngơi nếu thấy cơn đau nhiều, nằm ngửa trên ván cứng với tư thế hai chân duỗi thẳng và đầu gối kê gối thấp.
  • Sử dụng nạng, gậy mỗi khi đi lại để giảm áp lực đè nặng lên bề mặt khớp nếu đau nhiều và đi lại khó khăn.
  • Có thể dùng thuốc chống viêm steroid và giảm đau, tuy nhiên chỉ dùng khi cần thiết và có sự chỉ định của bác sĩ.

Bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh là điều mà người bệnh nên nắm rõ để hạn chế bệnh, điều đó sẽ giúp ích cho quá trình điều trị thêm hiệu quả. Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh cũng như giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, hãy để lại thông tin, chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn!

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7