Nguyên nhân tại sao bị thoát vị đĩa đệm có thể bạn không ngờ tới

Bệnh thoát vị đĩa đệm có lẽ không còn xa lạ với chúng ta nhất là những người trong độ tuổi lao động. Có rất nhiều người vẫn băn khoăn rằng không biết tại sao bị thoát vị đĩa đệm và việc điều trị có phức tạp hay không? Đây là căn bệnh gây ra nhiều phiền toái cho bệnh nhân và cần được điều trị sớm trước khi xảy ra những biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

1. Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy bên trong đĩa đệm cột sống bị lệch khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép lên ống sống hoặc rễ dây thần kinh. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống xuất hiện khi nhân keo trong đĩa đệm rơi ra và chèn ép lên rễ thần kinh, tủy sống. 

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của cột sống thoát ra bên ngoài
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của cột sống thoát ra bên ngoài

Thoát vị đĩa đệm thông thường xảy ra ở các dạng như thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thắt lưng hay thoát vị đĩa đệm mất nước, đa tầng, sau bên,… Thoát vị đĩa đệm đa tầng là bệnh lý lâm sàng khá phức tạp đặc biệt là ở bệnh nhân có khối lượng thoát vị vượt mức dẫn đến chèn ép tủy sống và xuất hiện hội chứng đuôi ngựa.

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh xuất hiện phổ biến hiện nay với thoát thoát vị đĩa đệm cột sống gây ra đau cột sống cổ, chân tay,… Theo ghi nhận cho thấy mỗi năm có đến 2 triệu người nghỉ việc nguyên nhân do đau thắt lưng tại Mỹ. Ở Việt Nam chúng ta có khoảng 30% người trong độ tuổi từ 20 – 55 tuổi bị bệnh này và có khoảng 17% người >60 tuổi bị đau lưng.

2. Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm làm xuất hiện các cơn đau thắt lưng với biểu hiện đau nhức, tê  lan tận mông, chân hoặc các cơn đau xuất phát từ cổ, vai gáy rồi lan đến vai, bàn tay,… Bên cạnh đó, đau cột sống và đau rễ dây thần kinh là dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh này. Cơn đau sẽ tái phát và diễn ra từng đợt khoảng 1 – 2 tuần. Cơn đau diễn ra âm ỉ đến đau dữ dội khi ho, hắt hơi.

Ngoài ra người bệnh có thể xuất hiện cảm giác như kiến bò, kim châm nơi vùng đau. Dần dần cơn đau sẽ diễn ra thường xuyên hơn và kéo dài hằng tháng nếu như không được chữa trị. Ở mỗi bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau do vị trí đĩa đệm bị thoát vị khác nhau:

Tùy theo vị trí đĩa đệm bị tổn thương mà bệnh nhân sẽ có biểu hiện khác nhau

  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: đau vai gáy. Có cảm giác đau, tê ở toàn bộ cánh tay đến bàn tay, giảm cơ lực tay. Các cơn đau nhức sẽ tùy theo cử động mà có mức độ khác nhau.
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng: gây đau ở vùng thắt lưng. Các cơn đau thần kinh liên sườn sẽ tăng khi bệnh nhân nằm nghiêng, ho hay đi đại tiện. Người bệnh sẽ cảm nhận cơn đau vùng cột sống, lan ra trước ngực và dọc theo liên sườn.

3. Tại sao bị thoát vị đĩa đệm?

Nhiều bệnh nhân hiện nay vẫn băn khoăn không biết tại sao bị thoát vị đĩa đệm dẫn đến nhiều trở ngại trong cuộc sống. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm:

Bạn có biết tại sao bị thoát vị đĩa đệm không?
Bạn có biết tại sao bị thoát vị đĩa đệm không?

3.1. Tuổi tác

Khi tuổi tác thay đổi cơ thể chúng ta bắt đầu xuất hiện tình trạng lão hóa. Sự xuất hiện của lão hóa làm cho các cơ quan trong đó có đĩa đệm và đốt sống bị ảnh hưởng, dần suy yếu và thoái hóa. Giai đoạn này, đĩa đệm bắt đầu giảm đi độ đàn hồi, không còn sự dẻo dai và dễ bị tổn thương trước các tác động cơ học.

Những nghiên cứu về bệnh này đều cho thấy đa phần các bệnh về xương khớp mãn tính đều có sự liên quan đến tuổi tác. Thế nên những người tuổi trung niên trở lên có khả năng cao bị thoát vị đĩa đệm hơn so với người trẻ.

3.2. Chấn thương

Đĩa đệm là bộ phận có vai trò phân tán lực và giúp nâng đỡ trọng lượng của cơ thể. Khi có tác động cơ học mạnh đến cơ thể sẽ khiến bao xơ bị nứt, rách làm nhân nhầy rơi ra ngoài.

Không giống với những nguyên nhân khác, thoát vị đĩa đệm do chấn thương gây ra sẽ có tốc độ tiến triển nhanh, khởi phát biểu hiện đột ngột với mức độ cao.

3.3. Thói quen sinh hoạt, lao động

Thoát vị đĩa đệm có thể là hậu quả của thói quen sinh hoạt hàng ngày và lao động. Có thể thấy rằng, những người có sự bất thường ở cột sống có liên quan đến thói quen đi, đứng, ngồi, nằm sai tư thế chuẩn và khuân vác nặng, quá mức khi làm việc.

Thói quen sinh hoạt và làm việc thiếu khoa học là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm
Thói quen sinh hoạt và làm việc thiếu khoa học là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm

Những thói quen này đã làm gia tăng áp lực lên cột sống dẫn đến đĩa đệm bị tác động xấu, xơ hóa và kém đàn hồi. Thói quen sinh hoạt và làm việc không hợp lý cùng với quá trình thoái hóa tự nhiên là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm và một số bệnh lý về cột sống.

3.4. Ảnh hưởng từ các bệnh về xương khớp

Đĩa đệm cột sống bị thoái hóa, nứt rách và tổn thương bởi sự tác động của các bệnh lý như viêm khớp, lao cột sống, thoái hóa cột sống, loãng xương,…

Những bệnh lý này làm cho cấu trúc cột sống thiếu cân bằng, gia tăng áp lực cho đĩa đệm trong khi vận động khiến chúng bị tổn thương và thoái hóa. Có rất ít trường hợp thoát vị đĩa đệm xuất hiện đơn độc mà sẽ cùng xuất hiện với bệnh thoái hóa cột sống, gai cột sống.

3.5. Những yếu tố rủi ro khác

Bên cạnh những nguyên nhân trên thì một số rủi ro dưới đây cũng có liên quan đến thoát vị đĩa đệm:

  • Người lạm dụng bia rượu.
  • Người ít vận động.
  • Người bị béo phì.
  • Do yếu tố di truyền.
  • Cấu trúc cột sống có vấn đề,
  • Người thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng, nhất là canxi, vitamin D, omega 3.

4. Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò không thể thiếu trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm. Xây dựng chế độ dinh dưỡng có sự cân bằng trong hàm lượng các chất dinh dưỡng có tác dụng làm chậm quá trình loãng xương, thoái hóa. Từ đó làm giảm nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.

4.1. Thực phẩm cần bổ sung

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần được bổ sung thực phẩm giàu chất canxi với rau củ quả, sữa,… Tiếp đó, người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần cung cấp đủ loại vitamin C, D, E, K và magie. Các chất dinh dưỡng này có tác dụng tăng cường sức khỏe cho sụn khớp, kháng viêm, đẩy nhanh tốc độ hấp thu canxi. Các bạn có thể bổ sung vitamin bằng các loại ngũ cốc, hạt,…

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh đó, những dưỡng chất không thể thiếu đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm còn có glucosamine, chondroitin với khả năng đẩy nhanh quá trình tái tạo ra sụn khớp. Những dưỡng chất này được tìm thấy trong nước hầm xương và sụn sườn động vật. Omega 3 có tác dụng kháng viêm, giảm đau bởi ma sát và va chạm. Bổ sung omega 3 với các loại cá như cá hồi, cá ngừ.

4.2. Thực phẩm nên tránh

Song song đó, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần hạn chế sử dụng thực phẩm và thức uống có hại cho sức khỏe sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc cột sống và sức khỏe cơ thể:

  • Thịt bò và da gà do dễ gây ra teo cơ.
  • Nội tạng của động vật bởi chúng chứa nhiều purin làm rối loạn cấu trúc cột sống, suy giảm tính đàn hồi.
  • Rượu, bia và chất kích thích bởi chúng sẽ khiến canxi bị đẩy ra ngoài.

Bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi tại sao bị thoát vị đĩa đệm. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm vì thế cần lưu ý phòng ngừa tối đa nguy cơ mắc bệnh này.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7