Bệnh gai cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Gai cột sống thắt lưng là bệnh lý phổ biến, thường gặp ở độ tuổi từ 30 trở đi. Bệnh thường gặp ở người làm việc nặng nhọc, đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Đau đớn, khó chịu chính là cảm giác nhận biết rõ nhất ở người mắc. Vậy thế nào là bệnh gai cột sống thắt lưng? Nguyên nhân và triệu chứng cụ thể của bệnh như thế nào.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu bệnh gai cột sống thắt lưng là gì?
Gai cột sống lưng là vị trí thoái hóa nhanh nhất của cột sống vì phần lớn áp lực đều tác động đến thắt lưng, dẫn đến việc đau nhức khi vận động.
Bệnh gai cột sống thắt lưng có tên gọi tiếng anh là Lumbar Spondylosis. Đây là bệnh phổ biến thường gặp không còn xa lạ với nhiều người. Theo các chuyên gia bệnh xảy ra ở phần sụn khớp giữa các đốt sống lưng. Lớp sụn khớp này khi gánh chịu sức ép và trọng lượng cơ thể dẫn đến bị tổn thương, gây lên thoái hóa cột sống.
Bệnh gai cột sống thắt lưng là căn bệnh phổ biến
Việc thoái hóa cột sống đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới lớp sụn khớp, làm cho phần xương dưới lớp sụn thay đổi cấu trúc, xuất hiện nhiều lỗ hổng. Vì vậy canxi được bổ sung vào lỗ trống dẫn đến sự lắng đọng canxi hình thành các gai. Các gai thường mọc phía trước, ít hình thành ở phía sau cột sống, chính vì vậy mà nó chèn ép các dây thần kinh.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh do sự thoái hóa cột sống là chủ yếu, sai tư thế khi làm việc, do chấn thương gây ra, viêm khớp.
- Thoái hóa cột sống: đây là nguyên nhân gây bệnh cao nhất, do phần sụn khớp thay đổi cấu trúc, tạo lỗ hổng khiến cột sống không còn linh hoạt như trước.
- Tư thế làm việc sai, vận động quá mạnh: Khi đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu không hoạt động hoặc khi mang vật nặng khiến cho sụn ảnh hưởng hình thành gai xương.
- Chấn thương khi luyện tập, tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động: Khi đó cột sống chịu một áp lực mạnh khiến cho lớp sụn tổn thương dẫn đến gai mọc ra.
- Viêm khớp: Khi lớp sụn bị bào mòn dẫn xương thừa có bề mặt gồ ghề, xù xì và khi đó thì gai xương bắt đầu mọc ra.
Nguyên nhân gây bệnh do chấn thương khi luyện tập
Ngoài ra bệnh còn do chế độ dinh dưỡng không hợp lý dẫn tới thiếu chất dinh dưỡng cần thiết, do người bệnh bị béo phì, sử dụng những chất kích thích ảnh hưởng tới cột sống.
3. Đối tượng nguy cơ
Dưới đây là một số đối tượng điển hình có nguy cơ cao mắc bệnh gai cột sống thắt lưng:
Người lao động chân tay
Đây là đối tượng làm các công việc nặng nhọc hoặc bê vác đồ vật nặng. Chính vì vậy mà đối tượng trên dễ mắc bệnh về xương khớp, đặc biệt dễ mắc bệnh gai cột sống thắt lưng.
Người nông dân
Đây là nhóm đối tượng làm các công việc liên quan tới nông nghiệp, thường xuyên phải lao động nặng nhọc như đi rẫy cỏ, đi cấy lúa, quốc đất,… Đây là nhóm đối tượng chiếm phần đa dân số, và thường xuyên đau lưng, mỏi gối nhiều.
Người nông dân có nguy cơ mắc bệnh cao
Công nhân, viên chức
Là nhóm đối tượng làm việc tại văn phòng, nhà xưởng, khi làm việc thường ngồi lâu, rất dễ bị đau lưng, gây thoái hóa cột sống. Dây cũng là nguyên nhân mọc gai xương.
Lễ tân, thu ngân
Đây là nhóm đứng làm việc lâu trong thời gian dài, chính vì vậy áp lực cơ thể lớn, gây đau lưng mỏi chân dẫn đến bệnh gai cột sống thắt lưng.
Ngoài ra bệnh còn xảy ra ở các đối tượng khác như giáo viên, lái xe,…
4. Biểu hiện của gai cột sống thắt lưng
Do phần gai cọ xát với xương hoặc các dây thần kinh, dây chằng nên bệnh nhân thường đau.
Phần gai xương cọ xát vào dây thần kinh gây đau đớn
Dưới đây là một số biểu hiện thông thường của bệnh:
- Người bệnh thường xuất hiện cơn đau ở phần thắt lưng khi thời tiết thay đổi hoặc khi bệnh nhân vận động nhiều. Thường thấy đau nhiều khi hoạt động, nhưng khi nghỉ ngơi thì cơn đau giảm.
- Cơn đau ở thắt lưng có thể lan tỏa tới bộ phận khác như hông, chân,…
- Hoạt động của tứ chi bị ảnh hưởng, kém hiệu quả, gây khó khăn cho người bệnh. Đặc biệt khi khom người phía trước hoặc khi xoay cột sống thì cơn đau sẽ trầm trọng hơn.
- Khi gai xương cọ xát với các dây thần kinh hoặc dây chằng sẽ tạo cơn đau nhức nhối.
- Có thế gây hoa mắt chóng mặt.
- Tay chân tê, buốt, người luôn cảm thấy mệt mỏi do tủy bị tác động. nếu nặng có thể gây yếu cơ, teo cơ và tê liệt hệ thần kinh.
- Khả năng vận động của người bệnh bị giới hạn, hiệu quả kém do cơn đau xảy ra.
- Mất kiểm soát hoặc rối loạn tiểu tiện do tủy sống bị chèn ép.
- Cơn đau ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc của người bệnh. Và đôi khi còn liên lụy tới người xung quanh
Vì vậy bệnh gai cột sống cổ thắt lưng gây nên nhiều ảnh hưởng tới đời sống và sinh hoạt. Bệnh nhân cần phải đi khám và điều trị bệnh khi xuất hiện các triệu chứng trên.
5. Phương pháp điều trị và phòng bệnh
Điều trị
Khi bị bệnh gai cột sống thắt lưng, nên đi thăm khám và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Bạn nên sử dụng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu, châm cứu, mát-xa để phục hồi lại chức năng của cột sống.
Bên cạnh đó có thể sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm để giảm các triệu chứng đau buốt của bệnh. Nếu trường hợp nặng như chèn ép dây thần kinh, ống tủy hẹp và bị chèn ép, tiểu tiện không tự chủ thì nên phẫu thuật. Tuy nhiên việc phẫu thuật không hẳn giúp khỏi bệnh hoàn toàn, gai xương vẫn có thể mọc lại. vì vậy cần phải khám định kỳ để phát hiện các tiến triển xấu của bệnh để có hướng xử lý tốt nhất.
Bên cạnh đó có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng giảm triệu chứng mà không gây hại cho cơ thể như sử dụng hạt đu đủ chưng rượu, sử dụng cây lá lốt, ngải cứu,… Đây là những bài thuốc nam sử dụng rất tốt trong điều trị bệnh, các loại cây trên quen thuộc với mọi người, giúp tiết kiệm chi phí.
Cách phòng bệnh hiệu quả
Bệnh gai cột sống thắt lưng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Vậy nên bạn có thể phòng ngừa, cải thiện tình trạng bệnh bằng các cách sau:
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp tránh đồ ăn chứa nhiều chất béo, ăn nhiều chất xơ hơn để tăng cường phòng bệnh.
Nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi
- Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cafe, đồ uống có gas,…
- Tránh mang vác vật nặng và ngồi sai tư thế.
- Hạn chế ngồi hoặc đứng làm việc quá lâu, nên đi lại từ 15 – 20 phút để cột sống thoải mái.
- Thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khỏe, tăng cường tập các bài tập thể cùng cột sống thắt lưng cũng như vùng khác. Thời gian từ 15 – 20 phút mỗi sáng với các bài vận động nhẹ nhàng.
- Nên tắm nắng vào buổi sáng từ 6 – 9 giờ và chiều từ 17 – 18 giờ. Việc trên giúp bổ sung vitamin D, từ đó thúc đẩy quá trình hấp thu canxi.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt