Bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng cần lưu ý gì?
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng gây ra những triệu chứng như đau lưng dữ dội, vì vậy mà bệnh này rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh đau lưng thông thường. Cũng vì do nhầm lẫn, nhiều người tự phán đoán và tự đưa ra hướng điều trị sai đã dẫn đến bệnh càng thêm nặng. Vậy triệu chứng, nguyên nhân và hướng điều trị về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng như thế nào?
Nội dung bài viết
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là tình trạng chỉ hiện tượng nhân nhầy của đĩa đệm gây chèn ép vào tuỷ sống, vì vậy mà ảnh hưởng đến các cơ quanh cột sống, xương cột sống và dây thần kinh.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có nguy hiểm không thì còn tùy vào thời điểm phát hiện ra bệnh. Với những người phát hiện ra bệnh muộn và điều trị theo sai hướng sẽ dẫn đến bệnh không được trị dứt điểm, tái phát lại nhiều lần và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí còn dẫn đến mất khả năng vận động.
Vì vậy, người bệnh nên nhận biết được các biểu hiện, triệu chứng của bệnh sớm để đưa ra hướng điều trị kịp thời và tránh được những ảnh hưởng xấu của bệnh đến sức khoẻ và khả năng vận động.
2. Dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là một dạng của bệnh thoát vị đĩa đệm, những biểu hiện của bệnh thường sẽ là:
2.1. Đau nhức
Vì cột sống lưng bị tổn thương nhiều nên người gặp phải bệnh này sẽ có cảm giác khó chịu, đau nhức ở phần lưng.
Ban đầu, sẽ là những cơn đau nhẹ, thoáng qua, càng về sau tình trạng và mức độ đau càng nhiều. Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và khó khăn khi vận động và sinh hoạt hàng ngày.
2.2. Tê bì
Chứng tê buốt sẽ xảy ra thường xuyên, những khu vực như vùng thắt lưng sẽ có cảm giác tê bì, và đau nhiều nhất là vào buổi sáng khi mới thức dậy.
2.3. Cứng khớp
Cứng khớp là tình trạng sẽ thường xuất hiện khi người bệnh nằm hoặc mới ngủ dậy. Đôi khi người bệnh sẽ có cảm giác khó khăn khi ngồi vì các cơ khớp ở vùng lưng bị cứng dần.
Hơn thế nữa, những vị trí như tay, vai, chân sẽ hoạt động yếu hơn bình thường. Người bị mắc bệnh này chỉ cần vận động nhẹ là sẽ xuất hiện cơn đau.
2.4. Sưng tấy
Một dấu hiệu nữa hay thường gặp là sưng tấy, ửng đỏ ở vùng lưng. Và tuỳ vào mức độ của bệnh mà thắt lưng sẽ xuất hiện tình trạng sưng tấy nhiều hay ít. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy vùng lưng nóng ran. Mỗi khi chạm tay vào sẽ xuất hiện cảm giác khó chịu và đau nhức
2.5. Mất cảm giác
Khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng, người bệnh sẽ bị mất cảm giác. Những vị trí bị thoát vị đĩa đệm như thắt lưng, cột sống không thể cử động. Theo thời gian dài không được điều trị đúng cách thì rất dễ dẫn đến teo cơ, bại liệt
2.6. Khó khăn trong vận động
Khi người bệnh gặp phải bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, thì những hoạt động và sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng không ít. Bệnh thường xuyên gây ra cảm giác đau nhức vùng lưng và cột sống vì vậy bệnh nhân sẽ rất khó khăn trong quá trình sinh hoạt.
Ngoài ra, những cơn đau có xu hướng dữ dội và kéo dài. Khiến cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, lâu dần dẫn đến suy nhược cơ thể và bại liệt.
2.7. Cảm giác châm chích
Những cảm giác châm chích như kiến bò sẽ xuất hiện liên tục với tần suất nhiều hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có cảm giác tê cóng, cơ thể nóng lạnh bất thường và không thể kiểm soát.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng rất nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đến quá trình vận động và sức khỏe của bạn. Chính vì vậy, việc tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh này sẽ giúp bạn có cái khái quát hơn, đồng thời biết cách phòng tránh bệnh.
3.1. Tuổi tác cao
Với những người cao tuổi thì theo thời gian sẽ xuất hiện những dấu hiệu lão hóa xương khớp, những cơ quan và đĩa đệm sẽ bị suy giảm chức năng, xương khớp cũng yếu dần vì thế rất dễ mắc bệnh.
3.2. Sai tư thế khi làm việc
Những người làm văn phòng thường ngồi lâu, hay những người lao động chân tay phải mang vác nặng, sai tư thế sẽ gây áp lực mạnh đến vùng cột sống và làm cho những vòng sợi bao xơ bao xung quanh đĩa đệm bị rách, lâu dầu đĩa đệm sẽ chệch ra ngoài vì vậy mà nguy cơ mắc bệnh rất cao.
3.3. Tai nạn, chấn thương
Những chấn thương hoặc những hoạt động thể thao mạnh, tác động đến vùng lưng cũng sẽ khiến cho đĩa đệm bị ảnh hưởng, nhân nhầy chệch khỏi bị trí bên đầu và đưa đến những cảm giác và triệu chứng đau dữ dội ở vùng lưng.
3.4. Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình, cha mẹ gặp phải bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thì khả năng con cái bị mắc phải bệnh cao hơn.
3.5. Thừa cân
Khi đĩa đệm phải chịu sức ép nhiều của cơ thể sẽ dần bị tổn thương, vì vậy những người béo phì, thừa cân có nguy cơ mắc bệnh cơn hơn người có cơ thể cân đối.
3.6. Mắc bệnh lý cột sống
Nhiều người có cấu trúc cột sống khác với người bình thường, khiến mỗi khi vận động sẽ gây ra áp lực lớn chèn ép lên đĩa đệm, lâu dần sẽ dễ bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng.
4. Hướng điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra những tác hại tiêu cực đến sức khỏe của bệnh nhân. Vì thế bệnh nhân nên chú ý những biểu hiệu, triệu chứng của bệnh càng sớm càng tốt để có hướng điều trị kịp thời và chính xác. Quan trọng hơn hết, bạn nên đến những nơi uy tín như cơ sở y tế, bệnh viện lớn để khám và chữa bệnh và tuỳ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị khác nhau.
Dưới đây một số hướng điều trị bệnh bạn nên biết để có thể kiểm soát bệnh tốt:
4.1. Sử dụng thuốc Tây
Thường thì những bệnh nhân đang ở mức độ nhẹ, bao xơ của đĩa đệm chưa bị rách sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc để điều trị. Những đơn thuốc này thường sẽ giúp người bệnh cải thiện cơn đau, triệu chứng bị chèn ép thần kinh sẽ được giảm và người bệnh sẽ sớm hồi phục được chức năng vận động.
Một số loại thuốc thường được chỉ định để kê cho người bệnh như:
- Thuốc kháng viêm và giảm đau: Acetaminophen và NSAID.
- Thuốc chống co cứng cơ: Methocarbamol, Chlorzoxazone, Carisoprodol.
- Vitamin B: có tác dụng chính là giảm đau nhức.
Những loại thuốc này tuy hiệu quả với người bệnh nhưng vẫn tồn tại những tác dụng phụ đến người bệnh như gây hại cho dạ dày. Chính vì vậy, bệnh nhân không được tự ý điều trị hoặc lạm dụng thuốc và tất cả quá trình điều trị phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
4.2. Phục hồi chức năng
Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh có thể sử dụng phương pháp giúp phục hồi chức năng sau đây:
- Sử dụng nhiệt: giúp hạn chế áp lực lên đĩa đệm, đặc biệt giảm hẳn cảm giác tê bì, châm chích cho người bệnh.
- Sử dụng đai lưng: hỗ trợ cải thiện cấu trúc cột sống.
- Bài tập vật lý trị liệu: Sử dụng thường xuyên và liên tục giúp nâng cao chức năng của hệ thống xương khớp và giảm cơn đau nhức.
- Xoa bóp: kích thích quá trình tuần hoàn máu, giảm áp lực lên hệ thần kinh.
4.3. Phẫu thuật
Với những bệnh nhân sau thời gian điều trị bằng thuốc kết hợp với các phương pháp phục hồi chức năng vẫn không khỏi, thì bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.
Phẫu thuật sẽ giúp bỏ phần nhân nhầy bị thoát vị và hạn chế áp lực lên rễ thần kinh.
Bài viết trên đã đem đến cho bạn những kiến thức cơ bản về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. Bên cạnh những hướng điều trị mà bài viết đưa ra, người bệnh còn phải chú ý chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi để giúp kiểm soát và điều trị bệnh tốt hơn.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt