Giải đáp thắc mắc thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì chuẩn khoa học
Bệnh xương khớp ngày càng phổ biến và dễ dàng mắc phải ở mọi lứa tuổi. Để điều trị dứt điểm, việc tuân thủ các quy định, liệu trình của bác sĩ là rất quan trọng. Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn. Do đó, thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì luôn là băn khoăn của nhiều người.
Nội dung bài viết
1. Bản chất của thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là tập hợp các biến đổi cấu trúc ban đầu của hệ xương khớp như vôi hóa, loãng xương, sụn khớp bị mài mòn, đĩa đệm bị mất nước,…
Đốt sống cổ bao gồm 7 đốt. Thông thường, khi bước qua tuổi 30, hệ thống này bắt đầu bị lão hóa và suy yếu. Trong một số trường hợp, do tác động từ bên ngoài nên quá trình lão hóa diễn ra sớm.
Tùy thuộc vào thời gian phát hiện bệnh và phương pháp chẩn đoán, điều trị mà bệnh để lại di chứng khác nhau. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường gây đau đớn, ảnh hưởng đến tính linh hoạt của hệ xương khớp. Lâu dần, bệnh có thể gây teo cơ, bại liệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sống và làm việc.
Theo số liệu từ các nghiên cứu mới nhất, khoảng 85% bệnh nhân điều trị thoái hóa đốt sống cổ dứt điểm từ 90% – 95%. Số còn lại khả năng phục hồi là 80% – 90%. Thực tế đó cho thấy, thoái hóa đốt sống cổ hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm và ngăn ngừa bệnh quay lại. Tuy nhiên, không nên chủ quan trước những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Thực hiện thăm khám khi có các triệu chứng đau nhức, tránh để bệnh nghiêm trọng, dẫn đến những di chứng đáng tiếc.
2. Nguyên nhân hình thành bệnh
Do tuổi tác
Khi bước qua độ tuổi trung niên, cơ thể bắt đầu suy yếu. Hệ thống xương khớp dần mất tính ổn định, các đĩa đệm mất nước và không có khả năng tự phục hồi. Từ đó, đĩa đệm thoát ra ngoài, hình thành gai xương và gây bệnh.
Chế độ sinh hoạt không lành mạnh
Số lượng người mắc thoái hóa đốt sống cổ đang ngày càng trẻ hóa. Hiện nay, do tính chất công việc và ảnh hưởng từ các yếu tố tiêu cực, một bộ phận lớn giới trẻ có thói quen sử dụng thức ăn nhanh, lười vận động, ngồi nhiều hoặc sử dụng chất kích thích thường xuyên. Đó là nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng sức khỏe nói chung và phá vỡ ổn định cấu trúc xương khớp nói riêng.
Do di truyền, bẩm sinh
Hiện nay, ở một bộ phận cơ thể người bệnh, các bác sĩ chuyên khoa chỉ ra rằng, ở họ có các gen trội gây bệnh. Việc này bắt nguồn từ tính chất di truyền của các thành viên trong gia đình. Nhóm này thường xuất hiện bệnh khi độ tuổi còn trẻ, khó ngăn ngừa.
Di chứng thoái hóa đốt sống cổ bẩm sinh hiện nay chưa có nguyên nhân cụ thể. Thông thường chúng được chỉ ra là do trong quá trình mang thai, chế độ sinh hoạt của người mẹ đã ảnh hưởng đến cơ thể trẻ. Do đó, trong khi mang thai, nên chú ý đến chế độ sinh hoạt, tránh vận động mạnh, bổ sung những dưỡng chất có lợi để trẻ được sinh ra khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật.
3. Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì
Chế độ dinh dưỡng của người bệnh luôn thường được xây dựng đặc biệt hơn so với người bình thường. Vậy, thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? Dưới đây là một số nhóm thực phẩm người bệnh nên bổ sung, cụ thể:
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Vitamin D và canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ xương khớp con người. Vitamin D giúp việc tổng hợp, chuyển hóa và hấp thụ canxi diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn. Còn canxi có tác dụng giúp xương chắc khỏe hơn.
Một số thực phẩm giàu canxi và vitamin D như: các loại đậu, nấm, trứng, ngũ cốc, hải sản,…
Thực phẩm nhiều dưỡng chất Omega 3
Omega 3 là nhóm thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn “thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì”. Bởi chúng có khả năng phục hồi tốt các tổn thương xương khớp, lành dịu vết thương và triệu chứng viêm nhiễm. Bên cạnh đó, còn giúp quá trình lão hóa xương diễn ra chậm hơn so với mức bình thường. Từ đó, giúp hệ xương khớp thêm khỏe mạnh.
Omega 3 có nhiều trong các loại cá như: cá trích, cá hồi, cá ngừ,…
Nên ăn bổ sung nhiều rau xanh
Các loại rau củ quả, đặc biệt là rau xanh luôn cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể nói chung và hệ xương khớp nói riêng. Rau xanh chứa nhiều chất xơ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thụ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, trong rau xanh còn chứa hàm lượng vitamin cao, giúp bảo vệ sụn khớp, ổn định cấu trúc xương.
Một số loại rau xanh như rau ngót còn là bài thuốc Nam có hiệu quả cao trong việc điều trị xương khớp.
Sử dụng trái cây nhiều bữa trong ngày
Hiện nay, các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong nhiều trường hợp thoái hoá đốt sống cổ bắt nguồn từ nguyên nhân béo phì. Việc thừa cân tạo áp lực lên các đốt sống và hình thành nên các bệnh về xương khớp. Do đó, việc sử dụng trái cây thay các bữa phụ có khả năng tốt trong việc ổn định cân nặng của cơ thể. Bên cạnh đó, trong trái cây còn có nhiều dưỡng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe chúng ta như: vitamin D, vitamin K,…
Các loại thịt tươi, hải sản
Nên bổ sung hải sản và các nhóm thịt trắng như: thịt gà, thịt vịt, thịt lợn, các loại cá nước ngọt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Việc này giúp các triệu chứng viêm nhiễm giảm nhanh, tăng nhanh chức năng tự phục hồi của cơ thể.
Tuy nhiên, nên hạn chế nhóm thịt đỏ và da gà trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thịt đỏ và da gà là thực phẩm được sử dụng phổ biến, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Do đó, khi nhóm thực phẩm này không được khuyên dùng khi giải đáp thắc mắc “thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì” khiến nhiều người băn khoăn. Để hấp thụ chúng, cơ thể cần nhiều canxi phục vụ cho quá trình chuyển hóa. Khi lượng canxi nạp vào cơ thể không đủ, chúng thực hiện việc rút canxi từ xương. Thiếu hụt canxi sẽ làm mất cân bằng cấu trúc xương, và là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Ăn nhiều thực phẩm giàu Glucosamine và Chondroitin
Hai dưỡng chất này có vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo sụn khớp và làm chậm sự lão hóa ở xương. Các dưỡng chất này có thể bổ sung trong các món hầm xương.
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh nguy hiểm, để lại nhiều di chứng nghiêm trọng. Do đó, nên thực hiện lối sống khoa học để phòng tránh bệnh. Nếu có dấu hiệu bất thường, nên thăm khám để sớm phát hiện và điều trị. Hi vọng những thông tin trên sẽ góp phần hỗ trợ giải đáp thắc mắc thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì của người bệnh.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt