Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp khuỷu tay phải

Khuỷu tay phải là bộ phận thường xuyên phải hoạt động, cũng là nơi chịu đựng các tác động cơ học nhiều. Những vận động viên thể thao hay họa sĩ, thợ mộc,… là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị đau khớp khuỷu tay phải. Vì vậy, việc chẩn đoán xác định và điều trị sớm để tránh tình trạng nặng hơn là điều rất cần thiết. 

1. Tổng quan về khớp khuỷu tay phải

Khuỷu tay phải của con người là khớp ở giữa phần cánh tay, nơi ba xương dài gặp nhau, gồm có: Xương cánh tay trên, xương trụ và xương quay của cẳng tay. Khuỷu tay hoạt động để di chuyển cánh tay về phía trước, ngược lại và xoay.

Bên trong phần khuỷu tay là gò xương có tên là lồi cầu trên. Phần gân ở đây có chức năng bảo vệ lồi cầu, bộ phận này cũng rất dễ bị thương, thường gặp ở những người chơi Golf. Ở khuỷu tay có túi mỏm khuỷu chứa đầy dịch, mục đích nhằm giảm ma sát. Đau khớp ở khuỷu tay phải là do tổn thương hoặc các bệnh liên quan đến bất kỳ cấu trúc nào nằm trong tổ chức này.

Vậy thế nào là đau khớp khuỷu tay phải?

Đau khớp khuỷu tay phải là tình trạng khớp bị ảnh hưởng bởi viêm bao màng hoạt dịch gây nên các tình trạng sưng và cứng.

Hình minh họa khớp khuỷu tay phải gặp vấn đề
Hình minh họa khớp khuỷu tay phải gặp vấn đề

2. Nguyên nhân gây đau khớp khuỷu tay phải 

Viêm khớp

Nguyên nhân hàng đầu là do viêm khớp, đây là một bệnh thoái hóa khớp điển hình. Thoái hóa khớp khuỷu tay phải do viêm xương khớp là một quá trình tổn thương chậm dẫn đến sự phá hủy sụn và xương dưới màng cứng.

Việc mất sụn và bào mòn xương gây gián đoạn vận động trơn tru của khuỷu tay phải và gây đau. Tiếp theo đó tạo ra các phần xương nhô lên gọi là loãng xương.

Loãng xương được quan sát thấy ở giai đoạn vô căn của viêm xương khớp. Sau đó là thoái hóa do viêm cuối cùng làm ảnh hưởng đến dây chằng và gân dẫn đến dây chằng lỏng lẻo hoặc bị rách. Tình trạng hao mòn này xảy ra liên tục gây teo sụn, xương làm đau dữ dội ở khuỷu tay phải.

Bệnh thoái hoá khớp mãn tính và viêm khớp kinh niên cũng gây ra đau khuỷu tay phải nặng dẫn đến hạn chế nhiều hoạt động quen thuộc.

Viêm khớp do bệnh vảy nến làm giảm vận động của khớp, gây ra đau khuỷu tay nếu không có biện pháp điều trị thích hợp.

Bệnh khớp chuyển hóa, dị vật khớp thường xảy ra và cũng là dấu hiệu nhận biết chứng đau khuỷu tay phải. Do viêm gân, viêm mỏm trên lồi cầu ngoài, các gân cơ bám vào khớp bị tổn thương chủ yếu do các hoạt động như chùi cửa, chơi Tennis, và ở những người làm nghề thợ mộc, họa sĩ,…

Tổn thương khớp khuỷu tay phải ở vận động viên Tennis
Tổn thương khớp khuỷu tay phải ở vận động viên Tennis

Chấn thương

Chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân chính gây đau khớp khuỷu tay phải. Khớp khuỷu tay được hình thành do xương, sụn, dây chằng và các dịch khớp. Cùng với đó là sự hỗ trợ của các cơ xung quanh khuỷu tay và gân. Việc chấn thương ở bất kỳ cấu trúc nào của khớp nào cũng đều gây ra đau khuỷu tay phải nghiêm trọng. Ở mọi trường hợp như vận động khớp hoặc nghỉ ngơi.

Ngoài ra, đau khuỷu tay còn do một số nguyên nhân khác như:

Đau khuỷu tay phải do tai nạn xe

Việc va chạm trực diện hoặc gián tiếp đều dẫn đến sự thay đổi tốc độ đột ngột của xe, làm ảnh hưởng đến chuyển động về phía trước của người lái. Cơ thể di chuyển về trước hoặc về phía của lực tác động theo quán tính.

Sự va chạm mạnh cùng với lực tác động lớn lên tay và cẳng tay đến khuỷu tay. Từ đó có thể gây chấn thương mô mềm liên quan đến cơ, gân hoặc dây chằng, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến trật khớp và gãy xương gây đau khớp khuỷu tay phải.

Đau khớp khuỷu tay phải do tai nạn lao động

Tai nạn lao động thường gây ra chấn thương mô mềm của khớp khuỷu tay phải. Chấn thương mô mềm làm bong gân hoặc rách dây chằng, gân và nang khớp. Công nhân mang hoặc kéo vật nặng bằng tay phải thường xuyên làm tổn thương mô mềm khớp khuỷu tay. Một số ít trường hợp chấn thương trực tiếp của khớp khuỷu tay phải gây ra gãy xương hoặc trật khớp.

Ví dụ: Một cú ngã trực tiếp từ trên cao xuống gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho khớp. Sau đó dẫn đến đau khuỷu tay do chấn thương dây chằng  hoặc gãy xương.

Ngoài ra, đau khớp khuỷu tay phải cũng có thể do chèn ép thần kinh trong, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Hiện tượng bị chèn ép xảy ra tại thần kinh quay, thần kinh trụ tại cánh tay và khuỷu tay,…

3. Triệu chứng

Chứng đau khớp vùng khuỷu tay phải gây cản trở vận động và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Khi mắc phải chứng đau khuỷu tay phải, người bệnh thường gặp những biểu hiện sau đây:

  • Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường chưa xuất hiện triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau ở khớp khuỷu.
  • Các hoạt động hằng ngày như khuân vác, chơi thể thao hoặc đánh máy gặp trục trặc.
  • Cảm giác đau mỏi, cơn đau tăng lên khi duỗi, xoay hoặc gập khuỷu tay.
  • Trường hợp nặng, cơn đau lan dần xuống vùng cánh tay, bàn tay, cổ tay hoặc ngón tay.
  • Khả năng cầm, nắm một vật gặp khó khăn.

4. Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán xác định

Bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi liên quan đến vùng bị chấn thương hoặc có hoạt động mạnh khu vực khớp khuỷu tay phải hay không. Ngoài ra, các xét nghiệm cũng có thể thực hiện để phục vụ chẩn đoán như:

  • Kiểm tra hoạt động thể chất: Bạn thực hiện các cử động nhỏ để bác sĩ quan sát xem có dấu hiệu gì bất thường không.
  • Chụp X-quang để xem có dấu hiệu của gãy xương, viêm khớp.
  • MRI cộng hưởng từ để xem tình trạng tổn thương mô quanh sụn, các mao mạch, gân, dây chằng và dây thần kinh.
  • Điện cơ để xem mức độ đáp ứng của cơ bắp khu vực quanh khuỷu tay phải khi có dòng điện chạy qua.

Điều trị

Điều trị phải dựa vào nguyên nhân, vị trí, và mức độ trầm trọng của bệnh mà có biện pháp thích hợp, dưới đây là một số cách điều trị điển hình:

Băng bó, nẹp

Nếu đau khớp khuỷu tay phải do bong gân cấp tính sau chấn thương, hãy sử dụng phương pháp điều trị R.I.C.E (nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép, nâng vết thương lên cao).

Chườm đá lạnh giúp giảm đau khớp khuỷu tay phải do bong gân
Chườm đá lạnh giúp giảm đau khớp khuỷu tay phải do bong gân

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, việc sử dụng nẹp cố định là cần thiết. Bong gân dây chằng mất từ ​​sáu đến tám tuần để chữa lành, do đó cần phải giảm hoạt động của khớp khuỷu bằng cách sử dụng nẹp để cố định.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu cũng có ích trong việc đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và phục hồi chức năng. Việc sử dụng các phương thức như siêu âm và Iontophoresis có thể hữu ích trong việc giảm viêm. Khuỷu tay có xu hướng trở nên cứng sau khi bất động do đó cần được xoa bóp và tập các bài tập nhẹ để lấy lại linh hoạt là điều quan trọng hàng đầu.

Đối với các vận động viên thể thao, phải thực hiện vật lý trị liệu theo một chương trình phù hợp của các chuyên gia để đảm an toàn và phục hồi tích cực.

Phẫu thuật

Trong trường hợp xảy ra đứt dây chằng ở khớp khuỷu nặng, phẫu thuật là cần thiết để gắn lại dây chằng và mang lại sự ổn định. Phẫu thuật này liên quan đến sự thay thế dây chằng bị tổn thương bằng một đường gân từ một bộ phận khác của cơ thể.

Với phẫu thuật này, khớp khuỷu tay phải có thể lấy lại 80% chức năng hoạt động như ban đầu. Tuy nhiên, trung bình, bệnh nhân phải mất gần một năm để phục hồi hoàn toàn.

Thuốc

Một số thuốc giảm đau có thể được dùng tùy vào tình trạng sức khỏe như Paracetamol, thuốc chống viêm (Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen,…), thuốc giãn cơ, Glucocorticoid, thuốc giảm đau nhóm Opioids,…

Đau khớp khuỷu tay phải là bệnh thường gặp nhưng ít gây nguy hiểm. Trường hợp nhẹ vẫn có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc hiểu biết về bệnh để phòng ngừa cũng là điều cần thiết. Hy vọng bài viết trên đã giải quyết giúp bạn những vấn đề đó. Chúc bạn và gia đình có một hệ xương khớp chắc khỏe!

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7