Thoái hóa khớp khuỷu tay là bệnh gì, nhận biết như thế nào?

Bệnh xương khớp thường gặp nhiều ở người già, tuy nhiên hiện nay lại đang có xu hướng trẻ hóa. Trong đó, thường gặp nhất là thoái hóa khớp khuỷu tay, gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật những thông tin liên quan về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

1. Định nghĩa về bệnh lý thoái hóa khớp khuỷu tay

Như mọi người đều biết thì khớp khuỷu tay là một thành phần có vai trò quan trọng của cánh tay. Bàn tay của chúng ta có thể hoạt động, cầm nắm và thực hiện động tác đều là nhờ vào khớp khuỷu. Vì thế mà nếu khớp khuỷu bị tổn thương thì mọi hoạt động của cánh tay đều sẽ ảnh hưởng.

Thoái hóa khớp khuỷu tay là căn bệnh có liên quan đến các xương xung quanh khu vực khuỷu tay. Mọi yếu tố nguy cơ như tuổi tác, hoạt động xương khớp hay các tác nhân ảnh hưởng đến sụn đều có thể gây thoái hóa.

Khi sụn khớp bị bào mòn hoặc tổn thương, mọi hoạt động của cẳng tay như gấp, duỗi đều bị hạn chế, từ đó gây ra bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay.

Bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay
Bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay

2. Nguyên nhân nào dẫn đến thoái hóa khớp khuỷu tay

Khi khớp khuỷu tay chúng ta bị thoái hóa, lớp bề mặt các sụn và xương tại đây thường sẽ bị hỏng hoặc mòn. Từ đó làm cho người bệnh có cảm giác đau nhức, đặc biệt mỗi buổi sáng khi thức dậy. Ngoài ra, còn cảm thấy tê ngón tay hoặc sưng ở vùng khuỷu. Thời gian lâu dần, nếu không áp dụng biện pháp điều trị nào rất dễ dẫn đến bại liệt. Dưới đây là một vài nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp khuỷu mà mọi người cần để ý.

Chấn thương

Đa số bệnh nhân nhập viện khi được chẩn đoán là thoái hóa khớp khuỷu tay thì đều có tiền sử lúc trước đã chấn thương tại khu vực này làm cho trật và nứt ở khớp.

Các tổn thương do dây chằng cũng ít nhiều gây ảnh hưởng làm cho khớp bị hư hoặc mòn.

Sai tư thế hoặc vận động quá nhiều

Với những trường hợp thường xuyên vận động hoặc dồn quá nhiều lực vào khớp khuỷu như thợ mộc, vận động viên cầu lông, thợ rèn,… thì nguy cơ thoái hóa cao do hoạt động lặp lại.

Dây chằng

Dây chằng một khi bị tổn thương sẽ kéo theo nhiều tổn thương ở khớp khuỷu, gây thoái hóa, tăng nguy cơ mòn hoặc hỏng sụn.

Tuổi

Càng về già, hệ xương khớp càng yếu dần đi. Nguy cơ gặp các bệnh lý này tăng lên, nhất là thoái hóa khớp khuỷu.

Tuổi già làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp khuỷu
Tuổi già làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp khuỷu

Các nguyên nhân khác

  • Viêm gân ở bán lồi cầu do các hoạt động thường ngày trong gia đình như đóng đinh, lau chùi,…
  • Dịch có ở túi khuỷu tiết ra không đồng đều làm ảnh hưởng đến khớp.

3. Nhận biết thoái hóa khớp khuỷu tay bằng những dấu hiệu nào

Thoái hóa khớp khuỷu tay làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân, khi mắc phải, thường hay có những triệu chứng sau:

  • Đầu tiên và hay gặp ở hầu hết bệnh nhân là đau ở vùng khớp khuỷu.
  • Vùng quanh khuỷu bắt đầu có dấu hiệu sưng, bệnh tiến triển nhanh kèm đau dữ dội.
  • Các ngón tay có cảm giác tê mỏi, các dây thần kinh ở khớp khuỷu bị chèn ép làm giới hạn các hoạt động vùng này.
  • Nặng hơn có thể làm mất khả năng vận động hoàn toàn.
  • Tình trạng đau đớn lan dần ra các vùng khác trên cánh tay, khả năng cầm, nắm, duỗi tay hầu như khó thực hiện vì đau buốt.

4. Điều trị thoái hóa khớp khuỷu tay

Điều trị nội khoa bằng thuốc

  • Một số giảm đau như Aspirin, Acetaminophen, Tramadol,… thường được ưu tiên trong điều trị triệu chứng của bệnh. Làm giảm nhanh các cơn đau nhẹ, trung bình.
  • Các thuốc kháng viêm non-steroid như Ibuprofen, Meloxicam, Diclofenac,… cũng được chỉ định tùy thuộc vào bác sĩ trong các giai đoạn cụ thể.
  • Glucocorticoid thường được tiêm trực tiếp vào khớp trong trường hợp cấp tính.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm nhiều thành phần khác nhằm cải thiện chất lượng hệ khớp như Chondroitin, Hyaluronic acid, Collagen Type II,… hoặc những loại thảo dược có khả năng chống viêm mạnh như bột rễ gừng.

Các bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp khuỷu tay

Chữa thoái hóa từ cây chìa vôi

Theo các thầy thuốc y học cổ truyền, thân cây chìa vôi có vị ngọt, đặc tính mát, tác dụng giải độc, giảm đau, tiêu viêm,… nên thường được sử dụng trong các bệnh về xương khớp, đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay.

Cách dùng: Lấy khoảng 30 gam dây chìa vôi cộng với 20 gam dây đau xương, 10 gam lá lốt, rửa sạch, sau đó sấy khô, sao vàng. Dùng nó để sắc nước uống trong ngày, sử dụng liên tục trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.

Chữa thoái hóa khớp khuỷu tay bằng lá bạch đàn

Bạch đàn là loại cây chứa nhiều tinh dầu và tanin có khả năng sát khuẩn, chống viêm cao. Do đó, ông bà ta cũng hay dùng để chữa thoái hóa khớp khuỷu.

Cách dùng: Khi bị các triệu chứng như đau nhức ở khuỷu, dùng lá bạch đàn hơ qua lửa đến nóng rồi đắp lên khuỷu tay, sẽ rất có hiệu quả.

Chữa thoái hóa khớp khuỷu tay bằng lá cây bạch đàn
Chữa thoái hóa khớp khuỷu tay bằng lá cây bạch đàn

5. Các cách phòng ngừa

  • Luôn duy trì cân nặng của cơ thể ở mức thích hợp, cần theo dõi chỉ số BMI của cơ thể, cần giảm cân nếu chỉ số này ở mức cao.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ vitamin mỗi ngày cho cơ thể, ăn nhiều loại hạt ngũ cốc. Tránh đồ chiên dầu hoặc những món ăn nhiều muối, đường,…
  • Tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn như bia rượu và các chất kích thích.
  • Không nên dồn lực quá nhiều lên khuỷu tay trong một thời gian dài, cần chia thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Thường xuyên xoa bóp khuỷu tay của mình để hệ khớp được tưới máu đều, tránh nguy cơ thoái hóa.
  • Lưu ý khi hoạt động hay làm việc phải giữ tư thế đúng, không được theo thói quen, tránh đè nén khớp khuỷu.
  • Cân bằng nhịp sống mỗi ngày, tránh làm việc quá nhiều.

Bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay không nguy hiểm nhưng sẽ gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày của bạn. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì việc kết hợp tập luyện thể thao cũng như vật lý trị liệu sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn. Nếu bệnh chuyển biến nặng hoặc kéo dài thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để nhận những điều trị tốt nhất và kịp thời.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7