Thoái hóa khớp khuỷu tay có chữa được không?
Bị thoái hóa khớp khuỷu tay có chữa được không? Đây là một trong những vấn đề được đông đảo người bệnh quan tâm. Thoái hóa khớp khuỷu tay gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và vận động của bệnh nhân. Những thông tin hữu ích về điều trị thoái hóa khớp khuỷu tay sẽ được giới thiệu đến bạn đọc qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay là gì?
Là một bệnh lý xương khớp liên quan đến các xương đảm nhiệm cấu trúc khuỷu tay như xương trụ, xương cánh tay, xương quay cẳng tay. Tuổi tác, vận động và một số yếu tố khác ảnh hưởng đến sụn khớp có thể khiến cho vùng sụn khô đi gây thoái hóa khớp. Đồng thời, ở người cao tuổi, quá trình hủy xương luôn nhanh hơn quá tình tạo lại xương, dịch khớp cũng khô đi.
Khi bị thoái hóa khớp khuỷu tay, bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn khi vận động cơ học vùng khuỷu tay. Các đầu xương mất đi khả năng đệm của sụn sẽ cọ vào nhau trong quá trình vận động, gây ra những cơn đau. Bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức, khi làm việc, vận động tay, vung tay khi di chuyển đều cảm thấy khó khăn và gây ra các biến chứng nặng nề về sức khỏe.
2. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp khuỷu tay
Thoái hóa khớp khuỷu tay là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự vận động của tay nói riêng và sinh hoạt của người bệnh nói chung. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa khuỷu tay có thể kể đến như:
- Chấn thương: Phần lớn người bệnh bị thoái hóa khớp khuỷu tay đều có tiền sử chấn thương khuỷu tay dẫn đến tình trạng trật khớp hoặc nứt bề mặt khớp.
- Dây chằng: Ngay cả khi bề mặt khớp không bị bào mòn hay hư hại thì những tổn thương liên quan đến dây chằng cũng có thể làm khớp bị thoái hóa.
- Vận động khủy tay quá sức: Các bệnh về thoái hóa khớp khuỷu tay thường hay gặp ở những người liên tục phải vận động liên quan đến tay như các vận động viên bóng bàn, cầu lông, bóng chày hay liên quan đến các công việc như thợ rèn, thợ hàn, thợ mộc. Họ đều có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa liên quan đến tay do đặc thù nghề nghiệp đòi hỏi phải vận động các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Tự nhiên: Sự lão hóa theo thời gian cũng là quá trình tất yếu dẫn đến các khớp bị thoái hóa.
3. Các triệu chứng của thoái hóa khớp khuỷu tay
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn khắc phục và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Một số triệu chứng phổ biến nhất của bệnh mà bạn cần để ý là:
- Đau các khớp khuỷu tay thường xuyên hoặc không thường xuyên
- Đôi lúc bạn cảm nhận được các khớp đang bị mất dần khả năng vận động
- Sưng tại các khớp khuỷu tay đối với các trường hợp bệnh đang nặng dần lên.
- Khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, bạn có thể cảm thấy các ngón tay bị tê, đặc biệt là ở ngón trỏ và ngón áp út. Nguyên nhân là khi khuỷu tay bị viêm, sưng sẽ chèn ép dây thần kinh khiến hoạt động của cả cánh tay bị giới hạn.
- Phần lớn các bệnh về thoái khóa đều có triệu chứng về cứng khớp, điều này khiến khuỷu tay mất hoàn toàn khả năng vận động tối thiểu.
4. Bị thoái hóa khớp khuỷu tay có chữa được không?
Thoái hóa khớp là một trong những bệnh khó điều trị do liên quan đến tuổi tác, quá trình lão hóa, phá hủy xương và tạo xương ở bệnh nhân. Điều trị thoái hóa khớp hiện nay thường hướng đến mục đích giảm đau và cải thiện triệu chứng và sức khỏe xương khớp, hỗ trợ lấy lại khả năng vận động cho bệnh nhân.
4.1. Điều trị bằng thuốc
Thuốc điều trị cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối thường là các thuốc kháng viêm, giảm đau. Có 2 nhóm thuốc phổ biến là thuốc giảm đau đơn thuần (nonsteroids) và thuốc giảm đau steroids.
- Thuốc giảm đau đơn thuần: gồm các thành phần chính như paracetamol, piroxicam, meloxicam,… Những thuốc giảm đau đơn thuần thường không nằm trong nhóm thuốc kê toa, được bày bán rộng rãi tại các nhà thuốc.
- Nhóm thuốc giảm đau steroids: về bản chất là các nhóm corticoid như dexamethasol, depomedrol…
4.2. Điều trị bằng liệu pháp
Điều trị thoái hóa khớp bằng liệu pháp chủ yếu sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu, các biện pháp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, giúp giảm đau cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định các bài tập đều đặn mỗi ngày cho bệnh nhân. Chủ yếu là các bài tập nhẹ nhàng để vận động khớp và các cơ, tránh tình trạng cứng khớp, đau nhức các cơ. Khả năng vận động của bệnh nhân cũng được cải thiện.
4.3. Phẫu thuật thoái hóa khớp khuỷu tay
Thông thường, phẫu thuật thường được hạn chế tối đa do tương đối phức tạp và có một tỷ lệ nhỏ biến chứng. Chỉ những trường hợp bệnh nặng, các khớp khuỷu tay không còn linh hoạt, khả năng vận động của bệnh nhân ảnh hưởng nghiêm trọng, bác sĩ mới tiến hành phẫu thuật để tránh biến chứng nghiêm trọng hơn. Có 2 hình thức phẫu thuật chính thường được áp dụng hiện nay:
- Phẫu thuật nội soi: Là phẫu thuật can thiệp giúp cải thiện một số tổn thương do thoái hóa khớp. Tuy nhiên phẫu thuật này thường tái phát sau đó một thời gian.
- Phẫu thuật thay thế khớp: Là hình thức phẫu thuật thường áp dụng trong các trường hợp khớp mòn hoàn toàn. Phẫu thuật này sẽ sử dụng một khớp giả để thay thế cho khớp cũ.
5. Phòng tránh thoái hóa khớp khuỷu tay như thế nào?
Từ những nguyên nhân gây thoái hóa khớp khuỷu tay mà mỗi chúng ta có thể phòng tránh bằng các biện pháp sau:
- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý: Việc tăng trọng lượng cơ thể quá nhanh và trong thời gian dài sẽ khiến xương khớp của mỗi người luôn phải chịu lực tác động lớn từ cơ thể.
- Thường xuyên tập luyện thể thao: Những bài tập đơn giản, các môn thể thao lành mạnh được tập đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh về thoái hóa tốt hơn.
- Chế độ ăn uống khoa học: Dinh dưỡng là điều quan trọng để giúp cung cấp dưỡng chất tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn. Bạn nên ăn nhóm thực phẩm tinh bột, đạm, vitamin và hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.
- Khi hoạt động, làm việc bạn cần để ý giảm bớt tạo các lực chèn ép nên 2 mặt sụn khớp.
Bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu được phát hiện sớm thì mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với bạn sẽ giảm bớt đi rất nhiều. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin đến bạn về căn bệnh này. Chúc bạn sức khỏe.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt