Ăn gì tái tạo sụn khớp hiệu quả?
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh về xương khớp. Bệnh nhân cần nắm được ăn gì tái tạo sụn khớp hiệu quả. Cùng tìm hiểu bài viết sau nhé!
Nội dung bài viết
1. Vì sao cần tái tạo sụn khớp?
Ở những người từ 50 tuổi trở đi, tình trạng xương khớp bị thoái hóa dẫn đến khô khớp rất phổ biến. Đây là tình trạng lớp dịch nhờn tại các khớp háng, khớp gối, khớp vai… bị khô dần theo thời gian. Khi khớp bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa, dịch nhầy giảm tiết, phản ứng đầu tiên của cơ thể là sụn khớp phì đại, mất đi sự trơn tru, sụn mỏng dần và hai đầu xương trơ ra, cọ xát vào nhau làm người bệnh đau đớn, nhất là khi vận động. Nặng hơn, các khớp cứng lại, sưng lên, tràn dịch khớp, khe khớp ngày càng hẹp dẫn đến lệch trục khớp khiến bệnh nhân đối diện nguy cơ bị tàn phế suốt đời. Vì vậy, việc tái tạo phục hồi chức năng sụn khớp là rất cần thiết.
2. Các nhóm chất giúp tái tạo sụn khớp tốt
Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cơ thể cũng sẽ khỏe mạnh, sức đề kháng và hệ miễn dịch tăng lên, sự tổng hợp và làm lành các tổn thương cũng sẽ tốt hơn. Vì thế để biết tái tạo sụn khớp nên ăn gì, thì chúng ta nên xác định nhóm chất nào được phép sử dụng và tốt nhất cho người bệnh:
Người mắc bệnh xương khớp muốn quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn nên bổ sung những nhóm chất sau:
- Nhóm thực phẩm giàu protein: Thịt đỏ, cá, tôm, cá hồi,… là những thực phẩm bổ sung nhiều protein giúp ích cho quá trình tái tạo mô của cơ thể.
- Nhóm thực phẩm giàu Vitamin: Các loại rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin B và B12, vitamin D.
- Nhóm thực phẩm chứa các vi chất: Sắt, kẽm, canxi, magie… rất có lợi cho quá trình tái tạo sụn khớp.
3. Nên ăn gì tái tạo sụn khớp hiệu quả?
Theo các chuyên gia khoa xương khớp, khi bị khô sụn khớp người bệnh nên ăn một số loại thực phẩm sau để bổ sung những nhóm chất cần thiết như:
3.1. Thực phẩm cung cấp canxi:
Đây là dinh dưỡng đầu tiên cần quan tâm cho mọi loại bệnh xương khớp nói chung. Mỗi bộ phận có một yêu cầu riêng về dinh dưỡng cần thiết nhất, đối với xương khớp, đó là canxi. Sự thiếu hụt dưỡng chất này sẽ dẫn tới các chứng bệnh gout, thoái hóa khớp, cứng khớp, khô khớp…
Các loại thực phẩm giàu canxi: cá, trứng, sữa, hạnh nhân, hạt vừng, đậu phụ, đậu cove…
3.2. Nấm và mộc nhĩ:
Những thực phẩm có khả năng cho phép chế biến đa dạng hình thức này không chỉ mang lại những món ăn hấp dẫn và thơm ngon, mà còn hỗ trợ phòng ngừa bệnh xương khớp hết sức hiệu quả. Hàm lượng vitamin D dồi dào mà dạng thực phẩm này cung cấp sẽ là cơ sở để chuyển hóa tốt canxi từ thực phẩm cho cơ thể hấp thụ. Nấm giúp kháng viêm, chống viêm tốt vì thế nó cũng được áp dụng trong cả quá trình tái tạo sụn khớp.
3.3. Sữa và các loại chế phẩm
Sữa không chỉ được tính là thực phẩm giàu canxi cần thiết cho việc phục hồi bệnh xương khớp. Ngoài ra, sữa cùng các sản phẩm từ sữa còn cung cấp vô cùng đa dạng các chất dinh dưỡng khác, mang lại sức khỏe cân bằng cho quá trình điều trị bệnh.
3.4. Rau xanh và các loại hoa quả
Rau xanh cung cấp chủ yếu là chất xơ cho cơ thể, giúp hệ tiêu hóa phát triển tốt hơn, nhờ vậy quá trình hấp thu chuyển hóa đa dạng các chất mới có thể diễn ra ổn định và hiệu quả. Bạn nên ưu tiên đến món rau cải xanh, cải ngọt, cải thìa, cải chíp, cải bắp… vì nó cung cấp một lượng vitamin K rất đầy đủ cho sự cần thiết của cơ thể mỗi ngày. Vitamin K giúp tăng mật độ xương, hỗ trợ phát triển một hệ xương khớp khỏe mạnh hơn.
Hoa quả sẽ mang lại nguồn vitamin dồi dào. Bạn sẽ nên ưu tiên lựa chọn một số loại quả sau đây để sử dụng thay thế thường xuyên với nhau:
- Cam, chanh, bưởi, dứa, đu đủ chứa nhiều vitamin C, đồng thời cũng giúp cơ thể và các vị trí tổn thương có khả năng tự kháng viêm khá hiệu quả, nên áp dụng tích cực trong quá trình điều trị.
- Trái bơ: là một thực phẩm vốn được các chị em phụ nữ rất quan tâm trong lĩnh vực làm đẹp, vì khả năng kích thích sản xuất collagen tự nhiên của nó. Trái bơ đương nhiên cũng đồng thời kích thích sản sinh collagen ở các mô sụn, bồi dưỡng trở lại các tế bào và phục hồi dần tái tạo sụn khớp.
- Chuối: chứa kali dồi dào, là một trong những chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương khớp. Kali có khả năng ngăn chặn sự tụt giảm, biến mất của canxi – là người đồng hành của canxi trong cơ thể.
3.5. Giá đỗ
Trong giá đỗ, các nhà nghiên cứu có thể tìm thấy lượng phytoestrogen vô cùng phong phú và dồi dào. Đây còn được gọi là hormone estrogen thực vật, vừa hỗ trợ quá trình làm chậm lão hóa cơ thể, ngăn chặn hiện tượng loãng xương ở người già và phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh.
3.6. Trà xanh
Nổi tiếng là loại thực phẩm chống oxy hóa cho cơ thể, trà xanh còn có thể cung cấp vitamin hỗ trợ quá trình điều trị tích cực. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý về lượng trà xanh sử dụng cho mỗi ngày, không phá quá đặc và không uống quá 3 cốc. Trà xanh có thể gây hiện tượng mất ngủ, khó thở… nếu ta sử dụng quá nhiều.
3.7. Xương ống
Trong xương ống của heo, bò… có chứa chất chondroitin và glucosamin, chính là các chất tự nhiên có chứa ở trên sụn. Vì thế những món ăn hầm từ xương rất tốt cho những người cần tái tạo sụn khớp.
3.8. Các loại gia vị
Ớt, tiêu, lá lốt, gừng có vị cay nồng có công dụng kháng viêm, giảm đau rất tốt, vì thế người bị các bệnh xương khớp nên sử dụng, tuy nhiên chỉ dùng ở mức độ vừa phải, không nên lạm dụng sẽ gây ra tác dụng không mong muốn.
4. Bệnh khô sụn khớp nên kiêng ăn gì?
- Nội tạng động vật: Nội tạng động vật là một trong những loại thực phẩm được khuyến cáo nên sử dụng càng ít càng tốt, bởi vì nó chứa rất nhiều cholesterol gây ảnh hưởng không tốt đến bệnh thoái hóa khớp và bệnh tim mạch.
- Những thực phẩm có thể làm tăng mỡ máu như: thịt mỡ, bánh kẹo, xúc xích, dăm bông… những thực phẩm này đều không tốt đối với người mắc bệnh lý về khớp, khô khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp.
- Cách chế biến món ăn: Bên cạnh việc lựa chọn loại thực phẩm tốt đối với sức khỏe thì người bệnh cũng nên chú ý đến việc chế biến món ăn có lợi cho sức khỏe nhất như hấp, luộc, xào ít dầu mỡ, hạn chế ăn thức ăn nướng, chiên, rán.
- Thực phẩm chứa nhiều fructozơ và purin như cà muối, dưa muối, thịt gia súc, thịt lợn, gan…
- Hạn chế đồ uống có cồn: Những người mắc bệnh lý về xương khớp đặc biệt cần hạn chế tuyệt đối các thức uống chứa cồn hay chất kích thích như bia, rượu, cà phê, đồ uống có ga…
- Hy vọng rằng thông tin trên đây trả lời cho câu hỏi ăn gì tái tạo sụn khớp. Giữ chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học là cách hỗ trợ điều trị tốt nhất cho bệnh về xương khớp.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt