Bệnh gai cột sống thắt lưng và cách điều trị hiệu quả
Gai cột sống thắt lưng là một bệnh lý khá nhiều người mắc phải, nó khiến cho người bệnh nhức nhối và khó chịu, ảnh hưởng lớn trong vấn đề sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Vậy làm cách nào để người bệnh có thể đẩy lùi căn bệnh này một cách hiệu quả?
Nội dung bài viết
1. Gai cột sống thắt lưng là gì?
Gai cột sống thắt lưng là căn bệnh không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là đối tượng nam giới có độ tuổi sau 35 tuổi. Tuy vậy, nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ đây là bệnh gì? Theo các chuyên gia bác sĩ cho rằng, gai cột sống thắt lưng thường xảy ra ở phần sụn khớp, đây là phần liên kết giữa các giữa các đốt sống lưng với nhau. Khi phần sụn khớp “làm việc hết công suất”, tức là gánh chịu quá nhiều sức ép, trọng lượng cơ thể sẽ dẫn đến thoái hóa cột sống.
Thoái hóa cột sống làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các khớp sụn, khiến phần xương ở dưới sụn bị thay đổi cấu trúc, tạo nên những lỗ hổng giữa các khớp nối giữa các vùng xương đặc. Chính vì vậy, canxi trong cơ thể cần phải huy động và tăng cường để lấp đầy những lỗ hổng, hốc đó,… từ đó dẫn đến hiện tượng lắng đọng canxi và hình thành nên gai xương. Các gai xương mọc xung quanh ra hai bên cột sống.
2. Triệu chứng của gai cột sống thắt lưng là gì?
Bất kỳ căn bệnh nào cũng đều có những triệu chứng, những biểu hiện rõ nét giúp ta phát hiện căn bệnh một cách rõ ràng và nhanh chóng.
Đây là một số triệu chứng hay gặp phải của người mắc bệnh gai cột sống thắt lưng
- Thường có những cơn đau ở những phần bộ phận hoạt động nhiều như cổ hoặc thắt lưng. Đặc biệt xuất hiện thường xuyên khi vận động hoặc khi thay đổi thời tiết khí hậu.
- Cơn đau có thể lan tới các bộ phận khác đặc biệt là chân và và phần hông, dưới lưng.
- Bệnh ảnh hưởng đến tứ chi và làm kém hiệu quả các hoạt động của tứ chi.
- Gai cột sống cọ sát với các dây chằng xung quanh tạo cơn đau nhức nhối cho bệnh nhân.
- Cảm giác khó khăn, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và những người xung quanh.
- Có thể gây hoa mắt chóng mắt.
- Gây mệt mỏi, tê bì chân tay, dây thần kinh,… khi bị tác động lên tủy sống.
- Giới hạn việc vận động, hoạt động kém hiệu quả, kém tập trung khi các cơn đau thường xuyên xảy ra.
- Khi bị tủy sống chèn ép, có thể gây rối loạn tiểu tiện.
Có thể nói, căn bệnh này gây nên rất nhiều những khó khăn, bất tiện cho người bệnh. Vì vậy, mọi người cần phải cần tìm hiểu nguyên nhân của nó để có cách phòng tránh hiệu quả.
3. Nguyên nhân của bệnh gai cột sống thắt lưng là gì?
Nguyên nhân của gai đốt sống chủ yếu là do viêm gân, thoái hóa, do chấn thương hoặc do tư thế ngồi.
- Viêm gân hoặc viêm khớp: do phần sụn khớp bị bào mòn, khiến bề mặt phần xương thừa trở nên gồ ghề và xù xì, từ đó mọc ra gai xương.
- Do thoái hóa cột sống: phần sụn khớp bị biến đổi cấu trúc, làm cột sống làm việc kém hiệu quả hơn.
- Do chấn thương: do cột sống bị chịu tác động mạnh, hoặc sức ép yếu tố bên ngoài tác động, ảnh hưởng.
- Do tư thế ngồi quá lâu không vận động hoặc do vận động quá mạnh.
Ngoài ra, bệnh này còn do chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, không cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể; do thừa cân; do sử dụng các chất kích thích gây hại,…
4. Đối tượng nào dễ mắc bệnh gai cột sống thắt lưng?
Chúng ta đã biết, bệnh tật không chừa một ai, không ngoại trừ bất kì đối tượng nào, song bệnh gai cột sống thắt lưngthường xuyên xuất hiện ở các đối tượng như sau:
- Những người là nông dân, chuyên làm về nông nghiệp, thường xuyên phải lao động nặng, cấy gặp thường xuyên phải cúi lưng, cổ trong một thời gian dài. Điều này dẫn đau mỏi lưng cổ, gây thoái hóa đốt sống.
- Những người là công nhân lao động chân tay: Đây là đối tượng thường xuyên bê vác những vật nặng, hoặc lao động nặng nhọc, cũng rất dễ ảnh hưởng đến cột sống, có nguy cơ gai cột sống thắt lưng
- Công nhân, viên chức làm việc tại văn phòng: Đây là đối tượng dành nhiều thời gian ngồi làm việc trước màn hình máy tính, rất dễ bị đau lưng, mỏi cổ. Đây cũng chính là nguyên nhân gây gai cột sống.
5. Cách điều trị hiệu quả
Có hai phương pháp điều trị hiệu quả và phổ biến nhất đó là điều trị tại nhà và khám và điều trị tại các cơ sở đông y, các trung tâm y tế, bệnh viện.
Điều trị tại nhà:
Tập luyện các bài tập thể dục, yoga tốt cho cơ, xương, đặc biệt là phần cổ, lưng, tác động lên các khớp, cơ, giúp giãn cơ, đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ, chuyên gia thể chất để lựa chọn các bài tập phù hợp với cơ địa, tình trạng bệnh tật của mình. Tránh việc tập sai tư thế hoặc quá sức làm tình trạng thoái hóa càng nặng nề hơn.
Có chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, có lối sống lành mạnh. Hạn chế vận động mạnh, các bài tập không phù hợp với khả năng của cơ thể,…
Điều trị tại các cơ sở đông y, các trung tâm y tế, bệnh viện:
Đến các cơ sở đông y để châm cứu, vật lý trị liệu, nhằm kéo dãn gân cốt, tăng cường lưu thông máu. Ngoài ra việc sử dụng các bài thuốc dân gian đông y cũng đem lại nhiều hiệu quả. Đây là một lựa chọn an toàn, đúng đắn và hợp lý cho người mắc bệnh gai cột sống lưng.
Có thể đến các Trung tâm y tế để được tư vấn các loại thuốc Tây dạng uống pha, viên nén, thực phẩm chức năng, các loại thuốc giảm đau, thuốc tiêm, các loại thuốc gel xoa bóp,… cách điều trị này giúp tiết kiệm thời gian song thuốc Tây lại gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến thận, dạ dày, hoặc mẫn cảm, dị ứng với các thành phần của thuốc,…
Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Nam, xung điện,… Có thể nói rằng bệnh gai cột sống thắt lưng tuy không gây nhiều nguy hiểm nhưng nó lại gây nên rất nhiều những khó khăn và bất tiện đối với người bệnh.
Chính vì vậy, mọi người cần có những chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp nhằm đẩy lùi khả năng mắc phải bệnh này. Đặc biệt khi có triệu chứng của bệnh, ta cần có những biện pháp phù hợp để điều trị một cách có hiệu quả, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, phù hợp với khả năng của mỗi người.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt