Người bị gai cột sống

Gai cột sống là gì?

Gai cột sống là hậu quả của căn bệnh thoái hóa cột sống khi xương phát triển thêm (gai xương) trên thân đốt sống, đĩa sụn hoặc các dây chằng quanh khớp.

Nguyên nhân chính dẫn tới gai cột sống là gì?
Nguyên nhân chính dẫn tới gai cột sống là gì?

Gai xương là mỏm xương nhô ra tại các khớp. Nguyên nhân hình thành gai xương là do bề mặt khớp bị tổn thương làm cản trở sự vận động của xương và gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh. Tất cả các phần của cột sống đều có thể bị gai nhưng thường gặp nhất là cột sống cổ và cột sống thắt lưng.

Mặc trước và hai bên cột sống là vị trí dễ mọc gai nhất, phía sau hiếm khi có gai xương xuất hiện nên ít khi chèn ép rễ thần kinh và tủy. Khi gai xương tiếp xúc với dây thần kinh không chỉ gây đau tại vị trí gai mọc mà còn gây đau lan xuống cánh tay, vai gáy, một số người bệnh còn bị tê bì chân tay. Cảm giác đau cũng khiến người bệnh hạn chế vận động, càng về sau các gai xương càng phát triển thêm.

Nguyên nhân gây bệnh

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:

  • Lắng đọng canxi ở các dây chằng và gân tiếp xúc với đốt sống: sụn khớp bị thoái hóa và xẹp xuống khiến các dây chằng nằm giữa các đốt sống giãn ra. Cơ thể thích ứng với tình trạng này bằng cách làm dây chằng dày lên nhằm giữ vững cấu trúc cột sống. Quá trình này vô tình khiến canxi tụ lại trên dây chằng cột sống tạo ra các gai xương.
  • Viêm gân, viêm khớp: viêm lâu ngày không khỏi làm hao mòn sụn đốt sống và khiến chúng trở nên xù xì, thô ráp. Hậu quả là hai đầu xương tiếp xúc và cọ xát với nhau làm kích thích các tế bào tạo xương tự chỉnh sửa lại bằng cách huy động canxi tới vị trí đó. Tuy nhiên, quá trình chỉnh sửa không hề dễ dàng và dẫn đến sự hình thành gai xương.
  • Chấn thương: sau chấn thương, xương tự tu bổ lại nếu bị tổn thương và gai xương có thể được hình thành từ đây.

Đối tượng dễ mắc gai cột sống

  • Người cao tuổi: xương và sụn bị thoái hóa, cơ thể không tự tổng hợp các chất dinh dưỡng cần thiết phục vụ cho việc tái tạo và phục hồi khớp bị tổn thương dẫn đến gai cột sống.
  • Người bị viêm khớp, thoái hóa cột sống
  • Người lao động nặng
  • Dân văn phòng
  • Phụ nữ mãn kinh

Đối phó với gai cột sống

Phẫu thuật cắt bỏ gai chỉ là biện pháp cuối cùng khi mà người bệnh bị đau mạn tính, gai xương chèn ép vào tủy hoặc rễ thần kinh ở cột sống gây nên các biến chứng như rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác hay bại liệt. Điều đáng chú ý là gai xương hoàn toàn có thể mọc trở lại sau phẫu thuật bởi quá trình phẫu thuật cắt bỏ gai chỉ mang tính điều trị triệu chứng tại chỗ chứ không hề tác động vào nguyên nhân hình thành gai xương.

Mới đây, các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã hợp tác song phương với Viện Hàn lâm LB Nga cho ra đời bột đạm thủy phân giúp khắc phục gai cột sống.

Bột đạm thủy phân được chiết xuất từ mô sụn của các loài sinh vật biển, trải qua quy trình công nghệ hiện đại nên vẫn giữ được đầy đủ 17 loại axit amin quý giá giúp tái tạo và phục hồi các khớp bị tổn thương. Người bệnh gai cột sống nếu sử dụng bột đạm thủy phân hàng ngày sẽ giúp mô sụn và xương bị tổn thương được tái tạo lại, khớp phục hồi dần dần.

Một khi các khớp đã hồi phục, gai xương sẽ không có cơ hội hình thành, các gai xương cũ cũng không phát triển thêm nữa. Như vậy, người bệnh sẽ dần lấy lại cuộc sống thoải mái như khi chưa bị gai cột sống.

5/5 - (6 bình chọn)
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7