Bệnh khô khớp gối là bệnh gì? Cách nhận biết ra sao?
Khô khớp gối là 1 trong những bệnh lý về xương khớp xảy ra tại gối. Mỗi khi vận động ở khớp gối sẽ phát ra tiếng lạo xạo, lục cục bên trong khớp. Trước khi trả lời câu hỏi bị bệnh khô khớp gối phải làm sao thì chúng ta cần nắm được 1 số khái niệm liên quan đến khô khớp gối.
Nội dung bài viết
1. Đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng khô khớp gối?
Tương tự như những cơn đau nhức xương khớp thông thường, bệnh khô khớp đầu gối chủ yếu xảy ra tại gối, mức độ đau từ nhẹ đến nặng, đau hơn khi di chuyển. Biểu hiện rõ nhất khi người bệnh đi lại nghe tiếng động lạo xạo phát ra ở đầu gối, khô khớp gối càng nghiêm trọng phát ra âm thanh càng to.
Theo thời gian, hoạt động của các cơ quan và bộ phận trong cơ thể sẽ bị suy yếu. Đó là quá trình lão hóa tự nhiên. Hoạt động của hệ thống xương khớp cũng không ngoại lệ. Vị trí bị lão hóa thường xuất phát từ đầu khớp. Lớp sụn sẽ tự mòn đi và bao khớp cũng không còn hoạt động tích cực như trước. Lượng dịch nhầy tiết ra không đủ sẽ khiến khớp gối bị khô, thoái hóa và nhiều bệnh lý khác. Đó là lý giải cho những trường hợp bệnh nhân cao tuổi.
Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều người trẻ tuổi và trung niên, người trưởng thành cũng mắc chứng khô khớp gối. Nếu bệnh xuất phát từ nguyên nhân sinh lý tự nhiên như sự phát triển không đồng đều của các dây chằng, cơ, gân và xương thì hoàn toàn không đáng lo ngại bởi chúng sẽ có cơ chế tự cân bằng, tự thay đổi và hồi phục.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khô khớp gối thường là:
1.1. Tổn thương sụn khớp và xương ở dưới sụn
Bị chấn thương hay mắc chứng thoái hóa xương khớp sẽ khiến cho bề mặt sụn khớp, xương ở dưới sụn bị mất đi sự nhẫn, trơn. Lúc này sẽ trở nên mỏng manh hơn, sần sùi, giảm sự đàn hồi và rất dễ bị nứt, vỡ. Lâu dần phần sụn này bị khô lại, các phần xương sẽ ma sát trực tiếp lại với nhau và gây ra những cơn đau nhức khó chịu.
1.2. Giảm tiết dịch khớp
Khi tuổi của bạn càng cao thì lúc này xương khớp cũng bị lão hóa dần dần, dịch khớp bôi trơn khớp cũng bị giảm đi gây ra chứng khô khớp gối, đau nhức mỗi khi vận động, làm việc.
1.3. Chế độ ăn uống và môi trường làm việc
Chế độ ăn uống không được khoa học như bị thiếu chất, nhất là canxi, vitamin D… Hoặc sử dụng quá nhiều rượu bia, các chất kích thích. Môi trường làm việc không đảm bảo vệ sinh hoặc an toàn lao động cũng dễ khiến cho xương khớp bị ảnh hưởng và gây gia tăng nguy cơ mắc những bệnh xương khớp, biểu hiện rõ thấy nhất là bị khô khớp gối
1.4. Chấn thương
Trong khi làm việc hoặc chơi thể thao thường rất dễ xảy ra những chấn thương không đáng có, làm ảnh hưởng nhiều tới khớp gối. Chấn thương này cũng dẫn tới khô khớp gối, làm cho sụn khớp bị bào mòn, tổn thưởng ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống, sinh hoạt sau này.
Ngoài ra, còn có một số những nguyên nhân cộng hưởng, tác động đến tình trạng bệnh lý hoặc vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh khô khớp gối phát triển. Đó là: thoái hóa xương khớp, béo phì, vô hóa vùng khớp gối, bị trật khớp gối, viêm khớp do bị vi khuẩn thâm nhập tấn công,…
2. Bệnh khô khớp gối có nguy hiểm không?
Bệnh khô khớp gối tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng tới vận động, đi lại, làm việc của người bệnh. Kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến những biến chứng như:
- Đau nhức, khó chịu ở khớp gối, đặc biệt là khi di chuyển, chạy nhảy, co duỗi, đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang…
- Khô khớp gối trong thời gian dài không chữa trị dứt điểm sẽ dẫn đến teo cơ xung quanh khớp gối, chân cũng có thể bị cong vẹo, đi khập khiễng.
- Biến chứng nghiêm trọng nhất khi bị khô khớp gối trong thời gian dài có thể gây liệt khớp gối, không thể đi lại cả đời. Lúc này, mọi phương pháp điều trị đều trở nên rất khó khăn.
- Không những thế, bệnh khô khớp gối có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng nhiều tới dây thần kinh và trong đó có dây thần kinh tọa gây ra cơn đau nhức thắt lưng và toàn thân, việc điều trị bệnh cũng trở nên khó khăn hơn.
3. Vậy bị bệnh khô khớp gối phải làm sao?
Như đã nói ở trên thì bệnh khô khớp gối tưởng chừng như căn bệnh đơn giản, nhiều người mắc phải nhưng kéo dài lâu ngày có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm khó lường, thậm chí ảnh hưởng tới khả năng đi lại sau này. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan hoặc đợi tới khi biến chứng nặng mới đi khám. Tốt nhất nên:
3.1. Bị bệnh khô khớp gối nên đi khám bác sĩ sớm
Khi phát hiện những dấu hiệu bị bệnh khô khớp gối (những cơn đau thường xuyên xuất hiện ở gối), người bệnh nên sớm đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào mức độ bệnh tình mà bác sĩ sẽ đưa ra những cách chữa trị khô khớp gối khác nhau. Có thể uống thuốc, tập vật lý trị liệu, tiêm dịch nhầy, hoặc phẫu thuật nếu trường hợp bệnh nặng…. Đi khám càng sớm thì khả năng phục hồi, thậm chí chữa khỏi càng cao.
3.2. Thay đổi thói quen vận động, sinh hoạt khi bị bệnh khô khớp gối
Không chỉ có người cao tuổi mà những người trẻ tuổi khi bị bệnh khô khớp gối cũng cần thay đổi thói quen vận động, sinh hoạt hợp lý. Tránh các tư thế ngồi xổm, hạn chế lên xuống cầu thang. Tránh những tư thế tạo áp lực lên đầu gối, ngồi hoặc đứng quá lâu. Ngoài ra, cần tránh làm những việc nặng, mang vác quá sức.
Dân văn phòng có nguy cơ cao bị khô khớp gối do ít vận động, ngồi nhiều một chỗ cần thay đổi thói quen này. Thường xuyên đứng lên, đi lại để tránh tình trạng khớp bị thoái hóa, chức năng vận động suy giảm.
3.3. Tăng cường thực phẩm bổ sung dịch khớp
Theo các chuyên gia xương khớp, người bị bệnh khô khớp gối nên bổ sung thêm các thực phẩm có lợi cho chất nhờn của khớp xương như: cà chua, rau mồng tơi, ngũ cốc, đậu bắp, các loại ngũ cốc (yến mạch, gạo lứt, các loại đậu…), xương ống và sụn khớp. Các loại cá biển có nhiều dầu: cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi,… giàu axit béo Omega 3 là chất hỗ trợ chống viêm, giảm đau, cải thiện tình trạng khô khớp gối hiệu quả.
3.4. Người bị bệnh khô khớp gối cần có chế độ tập luyện phù hợp
Nhiều người cho răng, bị khô khớp đầu gối thì nên kiêng vận động, đi lại để tránh những cơn đau. Tuy nhiên, đây lại là quan niệm sai lầm. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh, đặc biệt là những người cao tuổi nên tập thể dục đều đặn để kích thích sản sinh dịch bôi trơn khớp gối. Chỉ cần tránh những vận động mạnh, hay cường độ cao. Thay vào đó, những bài tập phù hợp cho người bệnh khô khớp gối là: đi bộ, dưỡng sinh, tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn.
Tóm lại, khô khớp gối là căn bệnh khá phổ biến, thậm chí ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Việc nắm rõ khái niệm, dấu hiệu nhận biết cũng như mức độ nguy hiểm giúp bệnh nhân hiểu rõ mục tiêu, mình phải làm sao để sớm chữa khỏi bệnh, tránh biến chứng, ảnh hưởng đến việc vận động, đi lại hàng ngày. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến bệnh khô khớp gối, bạn đọc có thể để lại bình luận phía dưới bài viết, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt