Bệnh khô khớp là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Khô khớp là bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh về xương khớp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Biểu hiện của bệnh là sưng, nóng, đỏ, đau tại các vị trí khớp. Hậu quả khiến người bệnh vận động hạn chế. Vậy bệnh khô khớp là gì? Nguyên nhân là gì? cách phòng tránh ra sao? Chúng ta sẽ được làm rõ những băn khoăn trên thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Khái niệm về khô khớp
Biểu hiện điển hình nhất của bệnh khô khớp là tiếng kêu lục khục, lạo xạo bên trong các khớp mỗi khi chúng ta bước đi. Nguyên nhân do khớp không được bôi trơn bởi các dịch tiết. Hoặc lượng dịch tiết ra quá ít. Các nguyên nhân này đều khiến người bệnh đau đớn khi vận động. Nếu bệnh không điều trị kịp thời nguy cơ tàn phế.
2. Nguyên nhân của bệnh khô khớp
– Khô khớp do tình trạng lão hóa: Theo quá trình tự nhiên, khi lớn tuổi thì các bộ phận trong cơ thể sẽ bị lão hóa. Hệ xương khớp cũng không nằm ngoại lệ. Lúc này sụn bị mòn. Sụn mòn sẽ làm cho bao sụn bị rách. Từ đó tổ chức sụn bị biến dạng. Khớp không có sụn bảo vệ, có sát với nhau gây nên tình trạng lục cục, lạo xạo do khớp bị khô.
Thoái hóa khớp: Khi cao tuổi, các khớp cũng xảy ra tình trạng thoái hóa. Ngoài ra bệnh lý cũng khiến cho khớp bị khô, ví dụ như: Thấp khớp, đứt dây chằng, bệnh gút, bị chấn thương gãy xương ở khớp. Khi mắc bệnh, lớp sụn bị bào mòn, chức năng mềm mại mất đi. Lúc này khớp trở nên khô, cứng. Hơn thế nữa, bệnh khiến cho các các lớp màng xương ở đầu xương bị chèn ép khó chịu, đau đớn.
Vận động sai tư tư thế: Một số vận động sai tư thế cũng khiến cho khớp bị hư và khô nhanh hơn, ví dụ như: Mang vác vật nặng, ngồi kiểu gác chân, đi giày cao gót, ngồi xổm, …
Một số nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, bệnh khô khớp cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác. Các nguyên nhân nhân sau đây là chủ yếu:
– Sau chấn thương bị trật khớp (hay còn gọi là sai khớp);
– Sự lắng đọng canxi tại các ổ khớp bị vôi hóa cũng làm cho vận động của khớp khó khăn dẫn đến khớp bị khô;
– Một số bệnh cũng gây nên khô khớp như: Bệnh viêm khớp, bệnh vẩy nến, bệnh thống phong.
– Khớp bị lệch vì căng giãn quá mức của các cơ dẫn đến sự cọ xát, phát ra các tiếng lạo xạo.
– Cân nặng của cơ thể gây đè nén lên trên ổ khớp dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp. Vì vậy bệnh viêm khớp cũng nặng hơn. Do đó béo phì cũng là nguyên nhân gây nên khô khớp.
– Một số môn thể thao đặc thù cũng gây nên khô khớp: Vận động viên điền kinh. Vì đặc điểm môn này có thể cần phải di chuyển nhanh, chạy nhảy, vận động mạnh.
3. Làm thế nào để nhận biết khô khớp?
Khi mới mắc bệnh, biểu hiện của bệnh thường chỉ là các cơn đau nhẹ. Cơn đau xuất hiện không rõ ràng, không thường xuyên; chủ yếu khi gối cử động những động tác như gập, duỗi, xoắn…
Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh diễn biến nặng. Khi đó, dù chỉ những hoạt động nhỏ, người bệnh vẫn thấy đau đớn. Đặc biệt, khi vận động người bệnh nghe thấy tiếng lục cục, lạo xạo trong các khớp. Các dấu hiệu điển hình của bệnh khô khớp cụ thể như sau:
– Nhận biết dễ dàng nhất là khớp chúng ta đau mỗi khi vận động, cơn đau gia tăng khi chúng ta đi nhanh, vận động mạnh (chạy nhảy, dậm chân,..).
– Tùy vào cơ địa, tuổi, mức độ nặng của bệnh mà bệnh nhân cảm thấy đau khác nhau, có thể là đau nhẹ, đau âm ỉ nhiều ngày, cũng có thể là đau dữ dội. Vị trí đau cũng có thể chỉ lại tại chỗ (khớp) hoặc lan tỏa sang các vùng xung quanh (bắp chân, đùi,…).
– Như đã đề cập ở trên, còn có triệu chứng điển hình nữa; đó là tiếng lục khục, lạo xạo mà người bệnh có thể nghe thấy mỗi khi bước đi. Âm thanh này phát ra từ các khớp bị bệnh.
– Sưng, nóng, đỏ: Là cảm giác người bệnh cảm thấy bên cạnh cảm giác đau. Sở dĩ có cảm giác này vì tại các khớp xảy ra tình trạng viêm. Đôi khi viêm nặng, người bệnh có thể bị sốt. Lúc này đến cơ sở y tế để được điều trị là việc bắt buộc.
4. Mức độ nghiêm trọng của bệnh khô khớp
Bệnh khô khớp không phải nhóm bệnh nguy hiểm, không đe dọa tính mạng con người. Tuy nhiên bệnh làm cuộc sống chúng ta giảm chất lượng. Ngoài ra nó có thể có những biến chứng nghiêm trọng sau:
– Giảm vận động: Khi bị khô khớp, người bệnh rất khó khăn khi thực hiện các hoạt động như leo cầu thang, đi lại, đứng lên ngồi xuống, co duỗi chân, chạy nhảy,… Bởi vì mỗi khi thực hiện các hoạt động trên, người bệnh có cảm giác khó khăn, mệt mỏi và thậm chí đau đớn. Một số trường hợp khác còn mất cảm giác.
– Đau đớn kéo dài: Cảm giác đau đớn do hai đầu xương cọ vào nhau, lâu dần gây ra bào mòn. Sở dĩ như vậy vì các dịch tiết ra quá ít không thể khiến khớp ở đó được bôi trơn. Thậm chí bao sụn rách, tổn thương vùng xung quanh. Đặc biệt khi lý do khô khớp là do quá trình lão hóa tự nhiên. Khi đó, bệnh là mãn tính; không thể chữa được.
– Teo cơ, biến dạng khớp: Nghiêm trọng hơn, bệnh khô khớp sẽ gây ra tình trạng cơ quanh khớp bị teo, chân cong vẹo. Sau thời gian dài, người bệnh có thể bị vấp ngã khi đi lại.
– Ảnh hưởng dây thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa chạy từ cột sống thắt lưng đến gót chân là nơi bị ảnh hưởng nhất. Do tình trạng khô khớp đã làm tổn thương các dây thần kinh. Dây thần kinh tọa ảnh hưởng khiến người bệnh có cảm giác đau vùng thắt lưng, nhức mỏi toàn thân và rất khó chữa trị.
– Liệt khớp gối: Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh khô khớp gối là liệt khớp khối. Tình trạng này xảy ra khi quá trình khô khớp xảy ra lâu dài mà không được điều trị. Triệu chứng ban đầu là khớp bị cứng và khó vận động. Cứ như vậy, đến một thời điểm người bệnh không thể đi lại được. Khi bị liệt, gần như không thể chữa khỏi.
5. Phòng tránh bệnh khô khớp
– Khám và điều trị sớm: Khi bắt đầu có dấu hiệu bệnh, chúng ta cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
– Chế độ ăn uống khoa học: Hàng ngày nên duy trì chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học. Chúng ta cần ăn đủ các nhóm chất. Trong đó cần tăng cường các loại hoa quả, rau xanh, các loại đậu. Các chuyên gia cũng khuyên chúng ta nên ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, hải sản. Mục đích bổ sung dưỡng chất cho sụn khớp qua đó giúp bảo vệ bao khớp khỏi tình trạng viêm, giảm thiểu hiện tượng hao hụt dịch khớp đồng thời kích thích thành bao khớp gia tăng khả năng tiết dịch nhầy.
-Hạn chế những hoạt động quá sức: Các hoạt động như mang vác đồ nặng cần được hạn chế;
– Giảm cân với người béo phì.
– Tập thể dục khoa học, phù hợp với lứa tuổi.
Bệnh khô khớp không phải bệnh nguy hiểm, không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên bệnh làm giảm chất lượng cuộc sống bởi những cơn đau hành hạ. Bệnh không được điều trị kịp thời có thế dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như liệt suốt đời. Vì vậy cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp cơ thể sản sinh dịch khớp. Bên cạnh đó tránh mang vác đồ nặng, có chế độ tập luyện phù hợp với lứa tuổi. Đặc biệt, cần duy trì chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt