Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có tập yoga được không?
Yoga là một môn thể dục toàn diện giúp giảm thiểu các triệu chứng đau nhức, khó chịu về xương khớp, hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng người bị thoát vị đĩa đệm cần phải nghỉ ngơi, tránh việc tập yoga vì sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh. Vậy ý kiến nào là đúng? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc về câu hỏi thoát vị đĩa đệm có tập yoga được không?
Nội dung bài viết
1. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có tập yoga được không?
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc tập luyện yoga sẽ giúp xương khớp hoạt động tốt hơn, kéo giãn cột sống và giảm áp lực lên đĩa đệm từ đó những triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm được giảm thiểu rất nhiều.
Tuy nhiên rất nhiều trường hợp người bệnh tập luyện yoga, họ không cảm thấy thoải mái hơn, ngược lại những cảm giác đau nhức ngày càng tăng sau khi tập yoga. Vì sao lại vậy?
Hầu hết các trường hợp có cảm giác đau sau khi tập là do bệnh nhân thực hiện các động tác chưa đúng hoặc chọn sai bài tập phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
Vì vậy câu trả lời cho câu hỏi bị thoát vị đĩa đệm có tập yoga được không? là có. Nhưng không phải bài tập yoga nào cũng phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm, những bệnh nhân cần hỏi các chuyên khoa, y bác sĩ trước khi bắt đầu tiến trình tập luyện để tránh những chấn thương, ảnh hưởng đến bệnh.
2. Những lợi ích của việc tập yoga đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Câu trả lời cho câu hỏi của nhiều người rằng “thoát vị đĩa đệm có tập yoga được không?” là có. Vậy thì chắc hẳn việc tập luyện yoga rất có ích.
Đúng như vậy, việc luyện tập yoga thường xuyên sẽ đem đến những lợi ích vô cùng to lớn đối với người bị thoát vị đĩa đệm như là:
2.1. Tăng cường sức mạnh cơ bắp
Những bài tập yoga đơn giản, dễ thực hiện nhưng giúp cơ thể của người bệnh dẻo dai hơn, sức mạnh cơ bắp được tăng cường, đồng thời cũng tránh được những chấn thương có thể gặp phải.
Một cơ bắp chắc khỏe sẽ giúp nâng đỡ và hỗ trợ tốt cho cột sống, giúp giảm áp lực lên đĩa đệm cột sống, từ đó giảm hẳn các triệu chứng đau nhức, nhất là đau thắt lưng.
Với những bài tập yoga phù hợp và tập đúng phương pháp sẽ giúp thư giãn các cơ, tăng giới hạn chuyển động của cơ thể, người tập sẽ cảm thấy cơ thể thoải mái hơn.
2.2. Hỗ trợ thúc đẩy quá trình tiếp nhận các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Các bài tập yoga khi luyện tập đúng, sẽ giúp thúc đẩy sự thư giãn và nâng cao sự linh hoạt của xương khớp và cơ. Bên cạnh đó, việc kéo dãn cơ gân sẽ làm cho các chuyển động trong khung chậu như được mở rộng, giảm sự chèn ép lên lưng.
Việc kéo dãn các cơ trong quá trình tập luyện yoga giúp tăng lưu lượng máu, thúc đẩy quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các mô mềm và cơ ở vùng thắt lưng.
3. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần lưu ý những gì khi tập yoga?
Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm có tập yoga được không? là có thì người tập cũng nên chú ý những điều dưới đây để tránh gây ra chấn thương và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng bệnh.
3.1. Không tập các tư thế ảnh hưởng xấu đến cột sống
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm rất cần phải chú ý đến việc vận động nếu tập yoga không đúng cách, sai tư thế rất nguy hiểm. Vì vậy người tập phải chú ý một số yoga nhất định như là tránh uốn cong lưng vì sẽ ảnh hưởng xấu đến cột sống.
Đối với bệnh nhân bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thì không nên đứng bằng vai hoặc không nên thực hiện động tác trồng cây chuối trong yoga.
3.2. Điều chỉnh tư thế thích hợp
Tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sẽ có tư thế yoga khác nhau.
Với những bệnh nhân có triệu chứng đau lưng nhiều thì tư thế yoga sẽ ở mức độ đơn giản. Như việc trong lúc tập, có thể nằm ngửa hoặc sử dụng gối hoặc một tấm chăn kê dưới chỗ đau để giảm áp lực ở lưng và đỡ đau hơn.
3.3. Nên tham khảo ý kiến trước khi tập
Nếu bạn là người mới bắt đầu, chưa có kiến thức thì nên tìm kiếm một huấn luyện viên yoga, giáo viên yoga để có thể đưa ra các bài tập yoga thích hợp dựa trên tình trạng của bạn.
Với những bệnh nhân đang trong giai đoạn nặng, đau nhiều vùng lưng cần phải tham khảo ý kiến của chuyên viên, y bác sĩ trước khi vào quá trình tập luyện.
4. Những bài tập yoga phù hợp nhất cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Những bài tập yoga phù hợp mà bạn có thể tham khảo:
4.1. Tư thế cây cầu
Công dụng: tăng cường sức khỏe xương cột sống, hỗ trợ phục hồi các vị trí đĩa đệm bị chấn thương.
Cách thực hiện:
- Tay đặt thẳng xuôi theo hông và nằm ngửa
- Từ từ thu đầu gối lại, giữ nguyên vị trí của tay.
- Giữ cho chân rộng bằng vai, bạn thực hiện hít một hơi sâu, sau đó nâng lưng từ từ lên cao.
- Giữ nguyên tư thế này khoảng 40 – 50 giây, đồng thời thực hiện hít thở đều, thật sau và chậm rãi.
- Hạ thấp từ từ cơ thể cùng với hít thở sâu
- Thực hiện động tác này từ 4 đến 6 lần.
4.2. Tư thế rắn hổ mang
Công dụng: Tư thế rắn hổ mang giúp kéo giãn dây chằng hiệu quả, đồng thời còn giữa các cơ quan và bụng trở nên khoẻ và săn chắc hơn.
Thực hiện:
- Nằm sấp, chân khép và tay để xuôi theo người.
- Hai tay chống xuống đất, thực hiện nâng tay lên phía vai, hướng vuông góc với vai.
- Hướng đầu về phía trước rồi nhẹ nhàng nâng cơ thể lên, cơ vai mở rộng cùng với hít thở sâu và đều, giữ trong 30 giây.
- Sau đó hạ từ từ cơ thể xuống.
4.3. Tư thế gập đầu gối
Công dụng: gập đầu gối sẽ ảnh hưởng nhiều đến hông, cột sống đặc biệt là vùng thắt lưng. Thực hiện động tác này thường xuyên sẽ giúp giảm các triệu chứng như đau nhức mà bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
Thực hiện:
- Nằm ngửa ra sàn thư giãn.
- Gập chân, tay ôm chân kéo vào đồng thời hít thở sâu, chậm.
- Sau đó thả tay, chân trở về vị trí ban đầu.
- 1 lần tập 10 – 12 nhịp.
4.4. Tư Thế Yoga vặn mình
Công dụng: Tư thế yoga vặn mình tạo ra lực lên hông, vai và cột sống. Ngoài ra, khi người bệnh thực hiện tư thế này các cơ quan nội tạng như sẽ được thư giãn vì vậy mà có tác dụng giảm đau cổ, đau thắt lưng.
Cách thực hiện:
- Trước tiên, ngồi trên sàn sau đó duỗi thẳng hai chân, tiếp đến là co chân phải sao cho đặt lên trên đùi chân trái. Còn chân trái co lại và đặt ở phần đùi dưới chân phải.
- Hít thở sâu kết hợp với động tác xoay người sang bên phải, lúc này gót tay phải sẽ xuống sâu phía dưới chân phải.
- Vẫn tiếp tục hít thở sau và thực hiện tiếp tục vặn mình.
- Trở lại vị trí ban đầu, sau đó duỗi thẳng chân trái, rồi tới chân phải. Thực hiện tương tự với bên khác.
4.5. Tư thế Yoga cuộn người
Công dụng: Giúp toàn bộ cơ thể nhất là vùng cột sống, lưng dưới được thư giãn. Giảm sức ép lên đĩa đệm, từ đó cơn đau thắt cũng được giảm đi nhiều.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, nằm ngửa với cơ thể thư giãn. Tiếp đến gập đầu gối và lấy tay ôm lấy đầu gối và hít vào.
- Thực hiện thở ra, ôm lấy đầu gối. Sau đó, hít sâu vào và di chuyển chân ra xa từ từ. Sau đó lại, thở ra rồi cơ đầu gối lại phía bụng.
Như vậy câu hỏi “thoát vị đĩa đệm có tập yoga được không” đã được chúng tôi giải đáp thắc mắc đầy đủ và cụ thể nhất ở bài viết này. Bên cạnh đó, bài viết còn đem đến cho người đọc những bài tập yoga phù hợp và bổ ích nhất dành riêng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Cảm ơn bạn đã xem bài viết nhé!!!
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt