Thoát vị đĩa đệm có tập yoga được không? Cần lưu ý những gì?

Thoát vị đĩa đệm ngày càng có xu hướng trẻ hóa và gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh. Vì thế, việc tìm kiếm những phương pháp điều trị đĩa đệm bị thoát vị là rất quan trọng đối với người bệnh. Trong đó, thoát vị đĩa đệm có tập yoga được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Do đó, để tìm lời giải đáp cho vấn đề này, các bạn hãy cùng theo dõi nội dung bài viết bên dưới.

1. Thoát vị đĩa đệm có tập yoga được không?

Đĩa đệm bị thoát vị là một trong những bệnh lý về xương khớp, xảy ra khi đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí bình thường của nó. Đĩa đệm bị lệch sẽ chèn ép vào dây thần kinh, từ đó khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau, nhức mỏi, tê bì rất khó chịu.

Vậy để điều trị bệnh hiệu quả ngoài việc tuân thủ phác đồ của bác sĩ thì người bệnh có nên tập yoga đã hỗ trợ hay không là thắc mắc của rất nhiều người. Trên thực tế, yoga là hệ thống những bài tập bằng cách sử dụng lực căng và sức kéo tự thân nhằm giúp cơ thể, xương khớp dẻo dai bằng những nhiều động tác kỹ thuật. Vì thế, giúp hoạt động tuần hoàn được tăng cường, nguồn năng lượng tích cực được giải phóng và giúp giảm đau, giãn cơ hiệu quả. 

thoat-vi-dia-dem-co-tap-yoga-duoc-khong_1
Thoát vị đĩa đệm có nên tập yoga không?

Do đó, yoga rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ xương khớp và mang lại sự thoải mái, dễ chịu về tinh thần con người. Bởi vậy, người mắc thoát vị đĩa đệm có thể tập yoga với những bài tập phù hợp với thể trạng, mức độ bệnh và theo hướng dẫn của chuyên gia sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh.

2. Những lợi ích của yoga đối với người bị thoát vị đĩa đệm

Người bị thoát vị đĩa đệm tập yoga đúng cách và phù hợp sẽ mang đến rất nhiều lợi ích. Đó là:

  • Sức mạnh cơ bắp được tăng cường: Yoga sẽ là giải pháp tuyệt vời nhằm mang lại sự dẻo dai và sức mạnh cho cơ bắp. Khi cơ bắp khỏe mạnh sẽ mang lại những lợi ích lớn cho cột sốt và các áp lực lên đĩa đệm cũng sẽ giảm. Nhờ đó, hỗ trợ việc giảm đau từ sâu bên trong hiệu quả.
  • Tăng cường vận chuyển dinh dưỡng cho cơ thể: Các cơ trong cơ thể sẽ được kéo giãn và thư giãn nhờ những bài tập yoga. Nhiều bài tập yoga sẽ giúp các cơ được căng ra, một số cơ khác thư giãn. Vì thế, sự linh hoạt của khớp xương và các cơ được cải thiện.
  • Ngoài ra, bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm sẽ giúp cơ gân kheo được kéo giãn nên chuyển động trong khung chậu được mở rộng, nên áp lực lên lưng giảm đi đáng kể. Mặt khác, sự kéo giãn các cơ, xương khớp của yoga cũng sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông tốt hơn nên lượng dưỡng chất nuôi cơ, mô mềm ở thắt lưng được tăng cường. 

Như vậy, với những lợi ích kể trên, bạn đã hoàn toàn tìm được câu trả lời cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm có tập yoga được không? 

3. Người bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý những gì khi tập yoga?

Yoga mặc dù an toàn và mang đến những lợi ích cho hầu hết người bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, để tránh những tác động không tốt đến sức khỏe và bệnh trạng, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau trước khi luyện tập.

  • Tập yoga cần có người hướng dẫn cụ thể: Những người bị thoát vị đĩa đệm cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp tập luyện phù hợp. Sau đó, bệnh nhân cần tìm một chuyên gia về yoga để được hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho từng động tác.
  • Không tập các tư thế gây hại cột sống: Những động tác yoga gây hại cho cột sống không nên thực hiện để tránh ảnh hưởng đến mức độ đau, sưng viêm do thoát vị đĩa đệm. Theo đó, những người có bệnh về cột sống cổ cần tránh những bài tập yoga đứng bằng vai hay trồng cây chuối. Còn những người bị hẹp ống sống không nên thực hiện bài tập uốn cong lưng.
  • Tư thế tập cần điều chỉnh phù hợp: Yoga có nhiều bài tập với các thư thế khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý điều chỉnh tư thế sao cho phù hợp với sức khỏe và mức độ bệnh. Chẳng hạn, những người bị thoát vị đĩa đệm ở lưng nên sử dụng các bài tập đơn giản và đặt ở bên dưới chỗ đau một tấm chăn hay gối.
thoat-vi-dia-dem-co-tap-yoga-duoc-khong_12
Tập yoga cần có giáo viên hướng dẫn

4. Một số bài tập yoga tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có tập yoga được không đã được giải đáp. Tuy nhiên, không phải mọi bài tập đều có lợi cho người bị thoát vị đĩa đệm. Do đó, các bạn có thể tham khảo một số bài tập dưới đây để hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao:

4.1. Tư thế rắn hổ mang

Công dụng: Tư thế rắn hổ mang sẽ tác động đến vùng thắt lưng trong việc kéo giãn dây chằng hiệu quả. Đồng thời, còn giúp cơ bụng và những cơ quan khác được khỏe mạnh, săn chắc hơn.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm sấp xuống sàn một cách từ từ, hai chân khép kín lại và buông xuôi hai tay dọc theo hông.
  • Từ từ nâng tay lên phía vai, sao cho hai tay vuông góc với vai, đồng thời chống tay xuống đất.
  • Nâng cơ thể bằng hai tay một cách nhẹ nhàng, đầu ngửa về phía sau, cơ vai mở rộng và tiến hành hít thở sâu, từ từ. Tư thế này giữ trong khoảng 30 giây.
  • Sau 30 giây, hạ cơ thể xuống một cách từ từ và hít thở sâu một cách chậm rãi.
  • Động tác nâng cơ thể và hạ xuống nên thực hiện lặp lại 4 – 6 lần cho mỗi lần tập.
thoat-vi-dia-dem-co-tap-yoga-duoc-khong_13
Động tác yoga tư thế rắn hổ mang tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm

4.2. Tư thế gập đầu gối

Công dụng: Tư thế yoga gập đầu gối có tác dụng đến vùng thắt lưng, hông và cột sống với khả năng giảm đau hiệu quả. Đồng thời, cải thiện sức khỏe tốt.

Cách thực hiện:

  • Thư giãn bằng cách nằm ngửa ra sàn.
  • Đầu gối gập lại, kết hợp tay ôm lấy đầu gối. Lúc này, hãy kéo đầu gối vào ngực và tiến hành hít thở sâu thật chậm rãi.
  • Buông tay một cách từ từ và kéo chân ra khỏi ngực thật xa.
  • Thực hiện liên tục động tác này 10 – 12 nhịp để đạt hiệu quả cao.

4.3. Tư thế cây cầu

Công dụng: Sức khỏe xương cột sống sẽ được nâng cao nhờ bài tập yoga tư thế cây cầu. Đồng thời, các chấn thương ở vị trí lưng, dưới thắt lưng do chấn thương bởi đĩa đệm sẽ được phục hồi. Mặt khác, các đốt sống lưng và cổ được kéo căng, mang lại sự thoải mái cho người bệnh.

Cách thực hiện: 

  • Nằm ngửa lên sàn và đặt xuôi theo hông cả hai tay.
  • Gập gối từ từ và vẫn giữ nguyên vị trí tay như ban đầu.
  • Chân giữa khoảng cách rộng bằng vai và tiến hành hít thật sâu một hơi rồi từ từ nâng lưng lên cao. Tư thế này bạn giữ khoảng 40 – 50 giây hoặc lâu hơi, đồng thời hãy hít thở sâu, đều và chậm rãi.
  • Động tác nên thực hiện 4 – 6 lần cho mỗi lần tập.

4.4. Động tác ôm bó gối

Công dụng: Động tác yoga này rất dễ thực hiện mà lại mang lại công dụng lớn trong việc giúp thư giãn cho toàn bộ cột sống, bao gồm cả lưng dưới, đùi. Đồng thời, hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa trên thảm, gập hai đầu gối và ôm bằng hai tay. Tiến hành hít vào thật sâu.
  • Thở ra từ từ và ôm đầu gối đè lên bụng. Lúc này, hít vào, đồng thời, di chuyển chân ra xa bụng. Thở ra và tiếp tục co gối lại gần bụng.
  • Tập khoảng 1 phút với 8 – 10 nhịp thở.

Bài viết trên đây đã giúp giải đáp thắc mắc thoát vị đĩa đệm có tập yoga được không? Cần lưu ý những gì và một số bài tập hữu ích. Hy vọng những chia sẻ này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm đạt kết quả cao.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7