Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng cần lưu ý những gì?

Thoát vị đĩa đệm là 1 trong những bệnh lý thường gặp và xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau của cột sống. Những người thuộc đối tuổi lao động có nguy cơ cao mắc bệnh này. Vậy người mắc thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng cần lưu ý những gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Thông tin cơ bản về thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng

Đây là căn bệnh phổ biến trong cộng đồng và thực hành lâm sàng. Bệnh này có liên quan đến việc cơ thể vận động vượt mức cho phép và hoạt động thể lực quá mức.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng chủ yếu là trong độ tuổi lao động. Theo các số liệu thống kê cho thấy có khoảng 60 – 65% người trong độ tuổi 20 – 49 bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. Đây chính là độ tuổi lao động, cống hiến cho xã hội.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng diễn ra chủ yếu ở những người thuộc độ tuổi lao động
Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng diễn ra chủ yếu ở những người thuộc độ tuổi lao động

Thoát vị đĩa đệm tác động xấu đến năng suất và hiệu quả trong lao động. Thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cột sống (thắt lưng, cột sống cổ,…) trong đó phần thắt lưng là thường gặp nhất.

2. Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng xuất hiện do yếu tố nào?

Theo khảo sát cho thấy bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm do các nguyên nhân sau đây:

  • Làm việc, lao động quá mức của cơ thể. Những tư thế vận động sai lệch sẽ ảnh hưởng đến đĩa đệm cũng như cột sống.
Vận động sai tư thế là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm
Vận động sai tư thế là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm
  • Tuổi tác được cho là nguyên nhân chủ yếu gây nên thoát vị đĩa đệm. Theo thời gian, cơ thể con người dần bị lão hóa, đĩa đệm và cột sống cũng bị mất nước, tình trạng thoái hóa xơ cũng diễn ra nhiều hơn.
  • Lưng bị tổn thương do tai nạn. 
  • Những bệnh lý gây ảnh hưởng như gai cột sống, gù lưng, vẹo cột sống,…
  • Do các bệnh bẩm sinh: những người bẩm sinh có cấu trúc cột sống không vững chắc thì có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.
  • Lực tác động mạnh bất ngờ khiến đĩa đệm bị rách hoặc lệch.
  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: ít vận động, cơ thể không được cung cấp đủ canxi, ăn thức ăn nhiều dầu mỡ,…

Ngoài ra, còn một số tác nhân có liên quan đến thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng như:

  • Chỉ số cân nặng: người nào có cân nặng lớn sẽ gây ra lực tác động lớn đè lên đĩa đệm cột sống, nhất là vùng thắt lưng.
  • Nghề nghiệp: những người lao động chân tay hay khuân vác nặng không đúng tư thế đều có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.

3. Dấu hiệu cảnh báo bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng

  • Cơn đau nhức ở tay và chân: bệnh nhân thường xuất hiện các cơn đau ở cổ, thắt lưng, vai,… Các cơn đau sẽ xuất hiện âm ỉ vài ngày, vài tuần sau đó mức độ đau sẽ tăng lên khi làm việc hoặc di chuyển.
  • Chứng tê bì tay chân: nếu nhân nhầy của đĩa đệm bị rơi ra và chèn ép vào rễ dây thần kinh sẽ làm cho cơ thể đau nhức.  Trường hợp bị cột sống cổ sẽ gây đau và tê lan ra cánh tay, bàn tay. Trường hợp đau cột sống thắt lưng sẽ gây tê lan tận mông, đùi, chân,… Người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác và thường có cảm giác kiến bò trên người.
Các đơn đau và tê bì tay chân báo hiệu bạn đang mắc thoát vị đĩa đệm
Các đơn đau và tê bì tay chân báo hiệu bạn đang mắc thoát vị đĩa đệm
  • Yếu cơ, bại liệt: đây là dấu hiệu không xuất hiện rõ rệt  ở thời gian đầu mà đến giai đoạn nặng người bệnh mới có thể nhận ra. Đến giai đoạn này, người bệnh khó khăn khi đi lại, làm việc dẫn đến chân bị teo cơ thậm chí phải dùng xe lăn nếu bị liệt chân.

Bên cạnh đó, khi nhận thấy có những triệu chứng dưới đây xuất hiện bạn cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xử lý kịp thời:

  • Bí và són tiểu.
  • Mất cảm giác khu vực bắp đùi trong, hậu môn,…
  • Các cơn đau, tê bì diễn ra với mức độ cao làm cản trở cuộc sống của bạn.

4. Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?

4.1. Điều trị không dùng thuốc

Những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đa phần đều được điều trị mà không cần dùng biện pháp phẫu thuật tái tạo. Người bệnh cần chăm chỉ luyện tập và sử dụng thuốc theo liệu trình và chỉ dẫn của bác sĩ để làm giảm các triệu chứng bệnh trong khoảng thời gian ngắn. Nếu như biện pháp này không có hiệu quả như mong muốn thì bệnh nhân sẽ được tập vật lý trị liệu.

Một vài phương pháp hỗ trợ làm giảm triệu chứng thoát vị đĩa đệm như: 

  • Chiropractic: đây là cách nắn kéo xương khớp với kết quả ở mức vừa với những bệnh nhân đau lưng với thời gian dưới 1 tháng. Chú ý nếu thực hiện phương pháp này cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ sẽ gây ra đột quỵ.
  • Châm cứu: có tác dụng giảm triệu chứng đau lưng và đau cổ hiệu quả.
  • Massage: có hiệu quả hạn chế những cơn đau ngắn dành cho người bị đau lưng dưới kinh niên.
  • Yoga: kết hợp với vận động thể lực vừa phải, tập luyện thở thiền giúp cải thiện chức năng cho cơ thể cũng như hạn chế cơn đau lưng kinh niên.
Yoga là biện pháp hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống
Yoga là biện pháp hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống

Bên cạnh đó, còn có các phương pháp tác động đến cột sống hay kéo giãn cột sống để điều trị thoát vị đĩa đệm. Trong giai đoạn khởi phát, những tổn thương thoát vị chưa xuất hiện xơ hóa thì cách  làm này có hiệu quả làm giãn mâm sống và đưa đĩa đệm trở lại vị trí cũ.

Ngoài ra, kéo giãn cột sống với công cụ hỗ trợ có hiệu quả đối với người bị lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân sẽ được đeo áo nẹp cột sống tạm thời giúp hạn chế tác động mạnh lên cột sống đang tổn thương. Nhờ vào đó, lực tác động vào đĩa đệm sẽ bị giảm xuống giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.

4.2. Điều trị ngoại khoa

Theo ghi nhận cho thấy có rất ít bệnh nhân bị thoái vị gây chèn ép lên toàn bộ rễ dây thần kinh ở khu vực đuôi ngựa (vùng dưới thắt lưng). Hiện tượng này làm xuất hiện hội chứng đuôi ngựa với những biểu hiện như bí đại tiểu tiện, hậu môn mất cảm giác,… Bệnh nhân cần được phẫu thuật giúp ngăn chặn bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn gây yếu, tê tay chân,…

Những người xuất hiện hội chứng đuôi ngựa cần phải phẫu thuật sớm trước khi bệnh chuyển biến nặng
Những người xuất hiện hội chứng đuôi ngựa cần phải phẫu thuật sớm trước khi bệnh chuyển biến nặng

Bệnh nhân sẽ được đề xuất phẫu thuật nếu phương pháp chữa trị bảo tồn không có kết quả sau 6 tuần và bệnh nhân mắc các vấn đề trầm trọng như:

  • Tê yếu các chi.
  • Gặp khó khăn trong việc di chuyển và giữ thăng bằng.
  • Ruột và bàng quan bị mất kiểm soát.

Khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần nhô ra ở đĩa đệm hoặc cắt bỏ toàn bộ đĩa đệm. Đối với trường hợp này thì đốt sống cần được kết hợp với phần cứng kim loại để hỗ trợ cột sống ổn định.

4.3. Điều trị bằng phương pháp tiêm ngoài màng cứng

Loại thuốc tiêm ngoài màng cứng phải là loại kháng viêm liều cao và được tiêm trực tiếp vào vùng quanh thần kinh cột sống để làm giảm mức viêm tại chỗ và các triệu chứng khác. Những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm từ trung bình đến nặng sẽ được xem xét tiêm ngoài màng cứng. Liệu trình tiêm mỗi đợt có 3 mũi và các mũi tiêm cách nhau 3 – 7 ngày.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng là bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Cần lưu ý không nên làm việc quá sức hay lao động sai tư thế sẽ dễ mắc bệnh.

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7