Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên tập gì để nhanh chóng hồi phục?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh thường gặp và thường đem lại không ít phiền toái cho bệnh nhân cũng như gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm được khuyến khích tập luyện để cải thiện tình trạng bệnh thế nhưng nếu tập sai sẽ khiến tình trạng tệ hại hơn. Vậy bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên tập gì để mau chóng hồi phục sức khỏe?
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu chung về thoát vị đĩa đệm
1.1. Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm trong cơ thể bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu trong đốt sống. Tình trạng này thường xuất hiện sau các chấn thương hoặc đĩa đệm của bạn bị thoái hóa, bị nứt và rách. Thoát vị đĩa đệm khiến bệnh nhân gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống và họ thường băn khoăn rằng thoát vị đĩa đệm nên tập gì để giảm thiểu các cơn đau.
Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở nhiều vị trí trên cột sống nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và gây nên chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm chèn ép lên rễ dây thần kinh tọa sẽ gây ra chứng đau thắt lưng và lan xuống chân. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường gây ra đau cổ và đau vai gáy.
1.2. Biểu hiện của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ tùy theo vị trí mà đĩa đệm gặp vấn đề. Những triệu chứng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm gồm có đau lưng, những bất thường khi đi tiểu tiện hay đại tiện, đau đầu, đau cổ, tê, ngứa và mệt mỏi thường xuyên.
2. Thoát vị đĩa đệm nên tập gì và cần tránh những bài tập gì?
2.1. Người mắc thoát vị đĩa đệm nên tập gì?
2.1.1. Phương pháp đi bộ
Đi bộ được xem là bài tập phù hợp cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân cần đều đặn dành ra khoảng 30 – 45 phút đi bộ mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều. Đây là bài tập luyện cho người bị thoát vị đĩa đệm đơn giản và dễ thực hiện mà ai cũng có thể thực hiện.
Ở những buổi đầu, người bệnh hãy đi chậm và sau hãy tăng dần tốc độ lên, bước chân nhanh, nhẹ nhàng và dứt khoát. Trong quá trình đi bộ, để không phải mất sức nhiều, bệnh nhân cần chú ý điều hòa nhịp thở đều đặn. Chú ý điều tiết hít vào bằng mũi và thở nhẹ nhàng bằng miệng.
Ngoài ra cần lưu ý cả tư thế khi đi bộ: giữ cho đầu luôn hướng thẳng về trước, giữ cho lưng thẳng. Phần vai và cánh tay giữ thoải mái và đánh tay một cách tự nhiên, nhẹ nhàng.
2.1.2. Các bài tập yoga
Nếu bạn không biết thoát vị đĩa đệm nên tập gì thì yoga chính là gợi ý thích hợp cho bạn. Những bài tập yoga đem lại lợi ích rất tốt cho những người gặp vấn đề về lưng nhất là thoát vị đĩa đệm. Khi tập luyện yoga bệnh nhân sẽ được tăng cường sức cơ cho phần lưng và bụng nhẹ nhàng. Hệ thống cơ ở lưng và bụng là yếu tố cần thiết đối với mạng lưới cơ của cột sống.
Vì thế, hoạt động tăng cường sức cơ hỗ trợ cơ thể duy trì dáng thẳng đứng và các chuyển động thích hợp. Các cơ trong cơ thể khỏe mạnh có tác dụng hỗ trợ giảm đau lưng khá tốt.
Ngoài ra, yoga sẽ giúp cho hệ cơ được kéo dãn và thư giãn. Khi luyện tập các tư thế yoga, các cơ trong cơ thể sẽ được kéo căng, thư giãn nhằm kích thích tính linh hoạt và hạn chế những bất thường của cơ xương khớp. Tiếp đó, các tư thế kéo giãn cơ gân kheo có tác dụng mở rộng những chuyển động của khung chậu và hạn chế áp lực lên lưng.
Tập yoga có vai trò trong việc tăng lưu lượng máu, giúp các chất dinh dưỡng được lưu thông tốt trong cơ thể và truyền cho các cơ, mô mềm trong thắt lưng.
2.1.3. Phương pháp bơi lội
Mỗi ngày bệnh nhân hãy dành ra khoảng 20 – 30 phút cho hoạt động bơi lội sẽ có tác dụng làm thư giãn các cơ, khớp xương và hạn chế áp lực lên đĩa đệm bị lệch/lồi cũng như giảm đau hiệu quả. Đây là môn thể thao an toàn và có khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc chấn thương cột sống.
Thế nhưng, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần lưu ý không được bơi lội quá sức, quá lâu mà chỉ cần kiên trì đều đặn mỗi ngày tối đa 30 phút để đả hiệu quả. Bên cạnh đó, khi điều trị bệnh không nên nóng vội dễ gây ra nhiều tác dụng phụ và gây hại cho sức khỏe.
2.2. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần tránh những bài tập gì?
2.2.1. Phương pháp chạy bộ
Đĩa đệm có tác dụng hỗ trợ giảm xóc cho cột sống. Nếu bệnh nhân chạy bộ thường xuyên khiến trọng lượng cơ thể sẽ dồn lên chân và thắt lưng khiến đĩa đệm bị ảnh hưởng xấu. Vì thế các bác sĩ, chuyên gia sẽ không khuyến khích bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chạy bộ. Do chạy bộ sẽ khiến tình trạng đĩa đệm tồi tệ hơn khiến việc điều trị gặp khó khăn.
2.2.2. Tập gym
Các tư thế gym như cúi người hoặc nâng tạ sẽ ảnh hưởng xấu đến cột sống và gây ra tình trạng sốc. Tiếp đó, động tác nằm ngửa hoặc đẩy tạ cũng sẽ khiến bệnh nhân gặp vấn đề nghiêm trọng hơn khiến các cơn đau xuất hiện nhiều hơn. Thế nên người bị thoát vị đĩa đệm không được tập các động tác với tạ tác động lên cột sống, nhất là đĩa đệm.
2.2.3. Các động tác vặn người
Thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện tại cột sống thắt lưng ngay trên phần hông thế nên việc thực hiện các động tác vặn người sẽ làm cho đĩa đệm thoát vị nhanh hơn và nghiêm trọng hơn.
2.2.4. Các động tác giữ thẳng chân
Các bài tập, động tác yêu cầu người thực hiện giữ cho đôi chân luôn thẳng vô tình tạo ra áp lực cho cột sống. Thế nên, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không nên thực hiện những động tác giữ thẳng cân khi nằm ngửa hay tư thế gập người cho các ngón tay chạm vào mũi chân mà chân luôn giữ thẳng.
2.2.5. Các bài tập riêng dành cho chân
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần hạn chế tập với các thiết bị tập riêng cho đôi chân. Do các bài tập này tập trung vào đôi chân sẽ khiến cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Các động tác đơn giản như co hoặc đẩy đôi chân sẽ tạo ra nhiều áp lực cho vùng cột sống cùng cụt.
2.2.6. Các động tác ngồi xổm.
Ngồi xổm không phải là tư thế dành cho bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân do tư thế ngồi xổm sẽ khiến áp lực nén lên cột sống và đĩa đệm gia tăng và khiến chúng bị chèn ép thời gian dài, không thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm và gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm chỉ cần luyện tập những bài tập, động tác đơn giản, nhẹ nhàng vừa phải mới đạt hiệu quả. Nếu nhận thấy các cơn đau xuất hiện nhiều hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn điều trị và không nên tự ý thực hiện các bài tập quá sức.
Với những thông tin trên đây đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc thoát vị đĩa đệm nên tập gì. Cần chú ý lựa chọn bài tập phù hợp cho sức khỏe và tránh những động tác không phù hợp để việc điều trị nhanh chóng đạt kết quả.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt