Người viêm đa khớp dạng thấp nên và không nên ăn gì khi điều trị bệnh?
Bên cạnh việc tuân thủ phương pháp điều trị bệnh, bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp cần có chế độ dinh dưỡng khoa học. Đây chính là cách hỗ trợ điều trị bệnh giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức và những triệu chứng khó chịu khác. Vậy bị viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng gì khi điều trị bệnh?
Nội dung bài viết
1. Bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?
Để có chế độ dinh dưỡng khoa học với đầy đủ chất, bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp cần bổ sung các thực phẩm giảm viêm trong thực đơn. Đây là những thực phẩm giúp cải thiện viêm, sưng và tình trạng đau nhức. Chúng cũng đồng thời hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh.
1.1. Thực phẩm giảm đau, chống viêm – cá béo
Cá béo là thực phẩm hoàn hảo cho những người đang điều trị chứng viêm đa khớp dạng thấp. Nhờ chứa một hàm lượng lớn Omega-3, cá béo có công dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả.
Không chỉ giàu Omega-3, cá béo còn chứa một lượng lớn vitamin D. Loại vitamin này có tác giúp giúp cơ thể hấp thu nhanh canxi, hỗ trợ xương chắc khỏe, dẻo dai và đề phòng bệnh loãng xương.
Việc bổ sung lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao sức khỏe người bệnh. Chúng cũng là dưỡng chất quan trọng phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp khác. Omega-3 và vitamin D có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, …
1.2. Rau xanh- thực phẩm ức chế viêm cho bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp
Rau xanh là thực phẩm lành mạnh với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong rau xanh có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, chất xơ, khoáng chất cùng nhiều loại vitamin có lợi cho cơ thể.
Lượng chất xơ dồi dào từ rau xanh giúp giảm Protein C-reactive trong máu. Từ đó hỗ trợ bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp giảm đau, viêm và một số triệu chứng khó chịu khác.
Một số loại rau xanh khuyên dùng để khả năng giảm đau và chống viêm tốt là cải xoăn, bắp cải, rau bina, bông cải xanh, …
1.3. Bổ sung vitamin từ các loại trái cây
Bệnh nhân mắc chứng viêm đa khớp dạng thấp cần tích cực bổ sung các loại trái cây, nhất là trái cây giàu vitamin C. Bởi vitamin C là một loại vitamin tốt cho bệnh nhân đang trong quá trình điều trị các bệnh về khớp nói chung.
Các loại trái cây giàu vitamin C nên cung cấp cho cơ thể là: cam, cà chua, anh đào, cà rốt, dứa, …
2. Bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp cần kiêng gì?
Bên cạnh vấn đề bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì thì bệnh nhân cần kiêng gì cũng được nhiều người quan tâm. Những bệnh nhân mắc các bệnh về khớp cần kiêng dùng thực phẩm gây co cơ và lão hóa xương. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần hạn chế thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng viêm. Cụ thể là:
2.1. Kiêng thịt đỏ – thực phẩm kích thích viêm
Thịt đỏ có chứa lượng lớn chất béo bão hòa. Lượng chất béo này khi được đưa vào cơ thể chúng sẽ kích thích gây viêm, tình trạng viêm sưng xương khớp của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, lượng chất béo bão hòa có trong thịt đỏ này cũng khiến trọng lượng cơ thể bạn tăng cao. Bệnh nhân khi nạp quá nhiều chất béo sẽ gặp tình trạng thừa cân, béo phì. Khi cân nặng của bạn tăng cao, việc điều trị viêm khớp dạng thấp sẽ bị ảnh hưởng bởi trọng lượng cơ thể đè nặng lên các khớp xương.
Bên cạnh đó, trong thịt đỏ có chứa lượng lớn axit béo Omega-6. Loại axit béo này cũng gây nên các phản ứng viêm. Do đó, khi điều trị chứng viêm đa khớp dạng thấp, bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thịt đỏ này. Chúng bao gồm: thịt bò, thịt dê, thịt trâu, thịt cừu, …
2.2. Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Ở các bệnh nhân mắc viêm đa khớp dạng thấp, bạn cần tránh sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, thức ăn đã qua quá trình chiên xào nhiều dầu mỡ. Việc sử dụng nhóm thực phẩm này khiến lượng mỡ trong máu, mỡ trong cơ thể tăng nhanh. Điều này khiến phản ứng sưng tấy ở bề mặt của các khớp diễn ra nhanh hơn. Chúng khiến nguy cơ viêm, mức độ đau nhức nâng cao hơn.
Bên cạnh đó, khi bạn dùng các thực phẩm chứa nhiều chất béo này thường xuyên sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, ngay cả khi cơ thể khỏe mạnh bạn vẫn cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này.
2.3. Tránh các thực phẩm quá mặn
Muối hoặc những thực phẩm mặn khác đều có những tác động tiêu cực tới bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Chúng để lại nhiều hệ quả xấu đối với hệ cơ xương khớp, dây chằng, đĩa đệm và một số bộ phận khác bên trong cơ thể. Do đó, bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp nên hạn chế ăn mặn, tránh sử dụng quá nhiều muối trong các bữa ăn hàng ngày. Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên sử dụng không quá 10 gram muối/ngày.
2.4. Bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp cần hạn chế thức ăn chế biến sẵn
Có món chế biến sẵn như thịt nguội, đồ hộp, xúc xích, … đều chứa lượng đường, muối, chất bảo quản và chất béo bão hòa cao. Do đó, việc sử dụng nhóm thức ăn chế biến này dễ gây viêm nhiễm, bệnh viêm khớp dạng thấp của bạn phát triển theo chiều hướng xấu đi nhanh chóng.
Ngoài ra các chuyên gia khoa xương khớp cũng khuyên những người mắc bệnh xương khớp không nên sử dụng nhiều thức ăn chế biến sẵn. Việc sử dụng nhóm thực phẩm này sẽ khiến tình trạng đau nhức xương khớp của bạn trở nên nặng nề hơn, khó điều trị hơn.
Khi bắt buộc phải sử dụng chúng, bạn hãy kiểm tra kỹ lưỡng thành thần cũng như thông tin dinh dưỡng được in trên bao bì của các loại thức ăn này. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng sử dụng nhiều chất không tốt cho sức khỏe.
2.5. Tránh xa rượu, bia, chất kích thích và thực phẩm chứa cồn
Nếu thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa cồn, chất kích thích sẽ làm cho lượng Protein C-reactive trong máu tăng cao. Đồng thời chúng là điều kiện khiến tình trạng viêm, sưng xương tại khu vực các khớp phát triển nhanh và trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi các phản ứng viêm trong cơ thể tăng nhanh, quá trình điều trị bệnh sẽ bị cản trở. Bệnh sẽ phát triển nhanh theo chiều hướng xấu. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ không thể tránh khỏi các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Do đó, bạn cần hạn chế tối đa việc dùng dùng rượu, bia, chất kích thích và thực phẩm chứa cồn để giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi.
Việc điều trị viêm đa khớp dạng thấp cho kết quả ra sao phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng cơ thể. Do đó, bạn cần tuyệt đối tuân thủ những lưu ý trên để giúp việc điều trị bệnh được dễ dàng hơn.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt