Bệnh thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Trong hệ thống xương khớp của cơ thể, khớp gối được đánh giá là một trong những vị trí dễ bị thoái hóa nhất vì nó phải chịu sức nặng của toàn bộ trọng lượng cơ thể mỗi người. Khi tình trạng này diễn ra, chắc chắn việc di chuyển và vận động của người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đau đớn. Vậy thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không, cùng tìm hiểu kỹ về bệnh thoái hóa khớp gối chắc chắn sẽ giúp cho người bệnh có một cái nhìn tổng quát và kiến thức cơ bản nhất về bệnh lý này. Từ đó, việc phòng chống, điều trị bệnh sẽ hiệu quả, tích cực hơn rất nhiều.

1. Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp gối

1.1. Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là một loại bệnh lý xuất hiện do tình trạng thoái hóa loạn dưỡng tại vị trí khớp gối. Biểu hiện của nó là sự biến đổi ở bề mặt sụn khớp, các gai xương có xu hướng hình thành và dẫn bị biến dạng, khớp bị hư hỏng.

Bệnh thoái hóa khớp đầu gối – bệnh lý nguy hiểm nhiều người mắc phải

Đa phần, trong giai đoạn đầu của bệnh thoái hóa khớp gối, các dịch ở trong chưa bị ảnh hưởng gì nhiều nên người bệnh thường có tâm lý chủ quan. Tuy nhiên, càng về sau các chấn thương có xu hướng càng nghiêm trọng, đau nhiều hơn, bề  mặt sụn khớp hao mòn khiến cho khe khớp bị hẹp và vận động gặp nhiều khó khăn.

1.2. Thoái hóa khớp gối tiếng anh là gì?

Trong tiếng anh, thoái hóa khớp gọi là Osteoarthritis hay Degenerative arthritis; thoái hóa khớp gối tiếng anh là Degenerative Knee. Tại Mỹ, có khoảng hơn 10 triệu người gặp phải tình trạng bệnh lý này. Tình trạng bệnh lý có xu hướng tăng dần khi tuổi tác càng tăng cao.

2. Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Bệnh thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không thì câu trả lời là CÓ. Khi phần gối bị hư hỏng phần sụn, đĩa đệm tại vị trí hai xương đầu gối bị xẹp thì thường xảy ra quá trình thoái hóa khớp. Đây cũng được đánh giá là vị trí thường bị tổn thương nhiều nhất gây nên những cơn đau cấp tính hay mãn tính.

Nếu người bệnh không phát hiện bệnh sớm cũng như không có hướng điều trị bệnh kịp thời thì chắc chắn sẽ khiến bệnh để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Nếu nhẹ có thể gây nên những cơn đau nhức ảnh hưởng tới việc đi lại cũng như vận động. Nặng có thể gây nên tình trạng teo cơ, khớp gối biến dạng, lệch trục khớp gối.

Nên kiểm soát bệnh để tránh những biến chứng nguy hiểm

Một người mắc bệnh thoái hóa khớp gối cần xác định phải sống chung với bệnh. Chính vì thế, việc tìm hiểu được nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn cũng như tránh được những biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây nên.

3. Thoái hóa khớp gối nên làm gì?

Bị thoái hóa khớp gối nên làm gì cho bệnh nhanh khỏi là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và cân nhắc. Vậy, bị thoái hóa khớp gối nên làm gì cho nhanh khỏi cũng như kiểm soát các triệu chứng của bệnh?

3.1. Bị thoái hóa khớp gối có nên tập bộ môn Yoga?

Khi một người gặp phải tình trạng thoái hóa khớp gối bệnh học thì bản thân họ sẽ phải chịu những sự thay đổi của các hoạt động trong một ngày. Trong đó, việc di chuyển là chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Khớp gối bị thoái hóa sẽ khiến cho các hoạt động hàng ngày bị thay đổi một cách đáng kể. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng bệnh lý này nhưng trong đó sự tác động của các thói quen sinh hoạt và chấn thương khiến cho người bệnh phải chịu tình trạng bệnh lý ngày một nghiêm trọng hơn.

Có 3 hướng điều trị bệnh bệnh được sử dụng phổ biến hiện nay là:

  • Sử dụng thuốc bên trong.
  • Phương pháp tác động bên ngoài.
  • Chế độ tập luyện, ăn uống

Xét về chế độ tập luyện, có rất nhiều bài tập khác nhau khác nhau dành cho người bệnh trong đó không thể không nhắc tới bộ môn Yoga. Thoái hóa khớp gối có nên tập yoga không thì câu trả lời là CÓ.

Đây là một bộ môn với những động tác vô cùng tốt cho sức khỏe. Nó được đánh giá là bộ môn giúp tăng cường sự dẻo dai của các khớp nói chung và hệ xương khớp nói riêng. Về cơ  bản thì hệ thống các bài tập Yoga vô cùng rộng lớn và người bệnh hoàn toàn có thể tìm kiếm được những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Bạn cũng không cần phải lo lắng về việc chúng khiến cho mình trạng sức khỏe của bạn có xu hướng nặng hơn.

3.2. Người mắc thoái hóa khớp gối có nên đi bộ ?

Đi bộ rất tốt cho người mắc bệnh lý này

Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối thì phương pháp bảo tồn luôn được đánh giá cao cũng như là ưu tiên hàng đầu. Các bài tập vận động cơ thể như đi bộ luôn nhận được sự ưu tiên và quan tâm.

Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không thì câu trả lời là có. Đây là bài tập được các bác sĩ khuyên tập luyện nhiều nhất hiện nay. Bài tập này giúp người bệnh tăng tiết dịch nhờn ở khớp cũng như giúp cho xương có thể hoạt động dễ dàng hơn.

Bài tập đi bộ dưới nước cũng cũng mang tới những lợi ích rất tích cực; tận dụng lực đẩy của nước giúp làm giảm các cơn đau do tình trạng thoái hóa khớp dây nên. Tình trạng viêm khớp, đau cột sống gây nên cũng khiến cho tình trạng bệnh được cải thiện.

Hướng dẫn người bệnh cách đi bộ hiệu quả:

  • Vận động làm nóng cơ thể
  • Thời gian mỗi lần đi bộ không quá 30 phút
  • Trong quá trình tập luyện nếu cảm thấy đau thì nên dừng lại ngay.
  • Khi đi bộ xong cũng nên vận động nhẹ nhàng khoảng 5 – 10 phút.

4. Thoái hóa khớp gối và cách điều trị an toàn hiện nay?

Hiện nay, thoái hóa khớp gối điều trị có nhiều hướng khác nhau, trong đó, có những cách sau đây:

4.1. Sử dụng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y cần nghe tư vấn bác sĩ

Dùng thuốc Tây y điều trị bệnh thoái hóa khớp gối cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Về cơ bản, bị thoái hóa khớp gối uống thuốc gì thì các loại thuốc kháng viêm và giảm đau sẽ là gợi ý đầu tiên . Tùy thuộc và tình trạng của từng bệnh nhân mà liều lượng sử dụng thuốc sẽ có sự khác nhau.

Về con đường sử dụng phổ biến hiện nay có đường uống, bôi ngoài da và dán tại chỗ; có một số bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm trực tiếp vào vị trí ổ khớp.

Hiện nay, có khá nhiều người mắc bệnh thoái hóa khớp gối, tuy không thăm khám gì nhưng lại tự ý mua thuốc mà không tuân thủ theo bất cứ chỉ định nào của bác sĩ. Về cơ bản, những sản phẩm này nếu sử dụng dài lâu có thể gây nên những tác dụng phụ không đáng có như: gây viêm loét dạ dày, loãng xương hay rối loạn nội tiết tố…

4.2. Phương pháp Đông y điều trị bệnh thoái hóa khớp gối

Sử dụng phương pháp Đông y chữa bệnh thoái hóa khớp gối đa phần sử dụng các phương pháp như châm cứu, bấm huyệt hay điện phân… và kết hợp với thuốc Đông y để điều trị các tình trạng bệnh lý.

Tuy nhiên, hiện nay có không ít các phòng khám Đông y mọc lên, hoạt động chui, không đầy đủ giấy tờ; bác sĩ thiếu chuyên môn, nghiệp vụ… Chính vì thế có thể gây nên những hậu quả đáng tiếc trong quá trình điều trị bệnh.

Rất nhiều sản phẩm Đông y thì bị làm giả, làm nhái, chất lượng kém ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Điều này có thể ảnh hưởng tới cả tính mạng của họ. Vì thế, cần cân nhắc cũng như chọn lựa một cách cẩn thận và kĩ càng nhất để chọn được những sản phẩm chất lượng.

Nếu bản thân người bệnh cần phải nhập viện điều trị bệnh thì sẽ có mẫu bệnh án đông y thoái hóa khớp gối dành riêng cho từng đối tượng người bệnh khác nhau. Nhờ có bệnh án này mà quá trình điều trị an toàn, nhanh chóng và chính xác.

4.3. Phẫu thuật trị thoái hóa khớp gối

Trong trường hợp cuối cùng khi các biện pháp can thiệp kẻ trên không thể mang tới tác dụng thì phẫu thuật là phương án cuối cùng được cân nhắc. Có nhiều phương pháp phẫu thuật gối được cân nhắc như: Phẫu thuật nội soi tạo tổn thương sụn;  Phẫu thuật nội soi làm sạch; Phẫu thuật ghép xương sụn; Phẫu thuật ghép tế bào sụn tự thân, Phẫu thuật đục sửa xương trục…

Trong trường hợp người bệnh bị tổn thương khớp gối không thể nào phục hồi thì sẽ được chỉ định thay khớp nhân tạo. Về cơ bản, phương pháp phẫu thuật sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro đặc biệt là đối với bệnh  nhân cao tuổi.

4.4. Phương pháp điều trị không dùng thuốc

Với những trường hợp người bệnh mới bị thoái hóa khớp gối thì hoàn toàn có thể điều trị bệnh mà không cần dùng thuốc. Nếu ở giai đoạn sớm này, người bệnh sẽ được khắc phục điều trị bằng chế độ dinh dưỡng hay tập luyện.

  • Giảm cân

Nếu người bệnh bị béo phì lời khuyên mà bác sĩ luôn đưa ra chính là giảm cân càng sớm càng tốt. Hiện nay, có tới 78% người mắc bệnh thoái hóa khớp gặp phải tình trạng béo phì.  Vì thế, việc kiểm soát cân nặng là vô cùng cần thiết và quan trọng.

Đối với người mắc bệnh lý này, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng. Nên tích cực bổ sung thêm một số loại thực phẩm vào trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày như: vitamin, khoáng chất… những loại thực phẩm này giúp phục hồi xương khớp cũng như tránh được những tổn hại đối với vị trí này.

Tuy nhiên, đây chỉ được đánh giá là bước đầu giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngăn chặn sự tiến triển nặng của bệnh lý nguy hiểm này. Người bệnh bắt buộc phải có những phương pháp điều trị chuyên sâu hơn mới có thể kiểm soát bệnh hiệu quả.

  • Phương pháp vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một phương pháp được đánh giá rất cao; giúp gối có thể giảm đau và chống viêm hiệu quả. Nếu biết cách áp dụng ở giai đoạn sớm và cũng kết hợp với những phương pháp điều trị chuyên sâu thì chắc chắn quá trình điều trị bệnh sẽ có những kết quả tích cực và an toàn.

Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Hiện nay, có các phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng vô cùng phổ biến như: chườm nóng, chiếu hồng ngoại, luyện tập cơ khớp, xoa bóp, bấm huyệt, kỹ thuật PNF, kéo căng…

Phương pháp vật lý trị liệu chỉ được áp dụng khi các dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp gối không có hiện tượng sưng – đau – đỏ. Đồng thời, cũng cần phải có sự theo dõi của những người có chuyên môn không nên tự ý tập luyện khiến vô tình sai phương pháp và gây nên những tổn thương nghiêm trọng hơn.

5. Phòng chống thoái hóa khớp gối ra sao?

Để phòng chống thoái hóa khớp đầu gối có nhiều phương pháp khác nhau. Điều quan trọng chính là mỗi người cần phải có ý thức phòng chống bệnh.

Mỗi người có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

5.1. Dinh dưỡng

  • Tích cực bổ sung những loại thực phẩm có hàm lượng omega-3 cao, hàm lượng canxi, khoáng chất và vitamin.
  • Những loại thực phẩm nên tích cực bổ sung như: tôm, cua cá, xương ống, rau xanh đậm, trái cây tươi…

5.2. Sinh hoạt

  • Tích cực tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, không nên làm việc quá sức.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh sự căng thẳng…

Hiển nhiên, bản chất quá trình thoái hóa khớp gối là do sự lão hóa tự nhiên. Nhưng, chính lối sống và sinh hoạt lành mạnh là một nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình lão hóa đó. Chính vì thế, cần phải xây dựng cho mình một lối sống khoa học và lành mạnh.

Thoái hóa khớp gối bệnh học là một bệnh lý khá nguy hiểm cho sức khỏe cũng như cuộc sống và công việc của người bệnh. Chính vì thế, mỗi người cần có một cái nhìn tích cực và lạc quan về bệnh lý này.

Bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc bệnh thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7