Cẩm nang kiến thức về bệnh thoái hóa khớp cổ và cách điều trị
Không chỉ người cao tuổi mới bị thoái hóa khớp cổ, mà ngay cả những người trẻ cũng hoàn toàn có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Khi khớp cổ bị thoái hóa sẽ khiến cho cuộc sống thường nhật của người bệnh gặp rất nhiều khó khăn, bất tiện. Nó làm cho chất lượng cuộc sống, hiệu suất công việc của người bệnh giảm sút đáng kể. Vì thế, việc tìm hiểu những thông tin căn bản về bệnh sẽ giúp chúng ta sớm nhận biết và điều trị hiệu quả.
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa khớp cổ là gì?
Một cơ thể người bình thường có 7 đốt sống cổ. Giữa các đốt sống này tồn tại một tổ chức gọi là đĩa đệm, hay còn gọi là khớp cổ. Các khớp cổ làm nhiệm vụ liên kết các đốt sống cổ với nhau.
Thoái hóa khớp cổ là hiện tượng các đĩa đệm bị tổn thương về cấu trúc và chức năng bình thường. Nó có thể là do sự xuất hiện của tình trạng lắng tụ canxi ở các khớp cổ. Khiến cho các lỗ ra của rễ dây thần kinh bị hẹp lại và gây ra các biểu hiện lâm sàng của bệnh.
2. Nguyên nhân của thoái hóa khớp cổ
Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp cổ đến từ rất nhiều yếu tố. Mỗi một yếu tố sẽ có những diễn tiến bệnh không hoàn toàn giống nhau. Về cơ bản thì có một số những nguyên nhân chính sau:
Do tuổi tác
Tuổi già là nguyên nhân hàng đầu ở các ca bệnh thoái hóa. Sự lão hóa tự nhiên sẽ khiến quá trình hình thành, tái tạo các tế bào sụn khớp và yếu tố hormone thay đổi . Từ đó, gây ra tình trạng thoái hóa.
Với những ca bệnh do nguyên nhân tuổi tác thì tiến triển của bệnh thường chậm hơn. Nó kéo dài từ khoảng trên 50 tuổi và nặng dần cho đến khi bệnh nhân ở tuổi trên 70.
Tình trạng chấn thương
Chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân không thể không nhắc đến trong vấn đề tác nhân gây ra thoái hóa khớp cổ. Các lực tác động mạnh lên vùng cổ khiến các khớp xương bị tổn thương, biến dạng. Dù được điều trị tích cực nhưng nguy cơ bị thoái hóa sớm sau khi bị chấn thương là hoàn toàn có thể xảy ra.
Chấn thương có thể đến từ các nguyên nhân như: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, do tập luyện thể dục thể thao quá sức, tập luyện sai cách… Các áp lực mà khớp cổ phải chịu do những chấn thương này trong thời gian dài mà không được khắc phục sẽ khiến cho quá trình thoái hóa nhanh diễn ra.
Tính chất công việc
Những người thường xuyên phải làm việc trong một tư thế lâu sẽ có nguy cơ bị bệnh rất cao. Ví dụ như nhân viên văn phòng ngồi làm việc với máy tính nhiều, công nhân may thường xuyên phải cúi người làm việc trong thời gian dài…
Do ăn uống thiếu chất
Một chế độ ăn uống không đủ canxi, vitamin và một số loại khoáng chất khác khiến cho cơ thể bị thiếu hụt lượng dưỡng chất cần thiết cho hệ xương khớp. Ngoài ra, việc dùng nhiều rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác cũng khiến cho nguy cơ thoái hóa khớp cổ xảy ra.
Các nguyên nhân khác
Việc bị các bệnh viêm khớp cổ mạn tính, do thói quen sinh hoạt xấu như nằm sai tư thế,… cũng được xác định là yếu tố làm gia tăng nguy cơ khiến các khớp cổ bị thoái hóa.
3. Triệu chứng của thoái hóa khớp cổ
Thoái hóa khớp cổ có khá ít những biểu hiện ở các giai đoạn đầu. Vì vậy, bệnh nhân thường không được phát hiện và điều trị bệnh sớm. Chỉ khi bệnh phát triển nặng, gây ra các cơn đau khó chịu hoặc có sự khó khăn trong vận động thì bệnh nhân mới đi thăm khám y tế.
Theo các chuyên gia, một số những biểu hiện của thoái hóa khớp cổ có thể kể đến như:
- Vùng khớp cổ bị đau và cứng. Các cơn đau có thể diễn ra âm ỉ và đặc biệt là đau hơn khi vận động hoặc giữ cổ ở một tư thế quá lâu.
- Các thao tác như cúi đầu, ngửa đầu, xoay hai bên bị hạn chế.
- Cơn đau lan từ cổ xuống đến hai vai, hai tay do hội chứng chèn ép rễ thần kinh cổ. Khi người bệnh nghiêng đầu, ho, ngồi lâu… thì càng đau tăng hơn.
- Bị các vấn đề về rối loạn cảm giác, rối loạn phản xạ, rối loạn vận động các mức độ…
- Các cơn nhức đầu, đau thái dương và ở hai hốc mắt diễn ra thường xuyên vào buổi sáng. Có thể xuất hiện cả các biểu hiện như hoa mắt, ù tai… do hội chứng động mạch đốt sống.
- Có các biểu hiện của thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống cổ do tình trạng tủy cổ bị chèn ép. Nó khiến cho người bệnh bị hạn chế trong vận động, rối loạn đại, tiểu tiện,…
4. Chẩn đoán thoái hóa khớp cổ
Dựa trên những biểu hiện mà bệnh nhân cung cấp, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng. Tiếp đến, cho bệnh nhân thực hiện một số biện pháp chẩn đoán chuyên sâu khác như:
4.1. Chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán hình ảnh bằng các phương pháp như chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp X-quang… Các biện pháp này sẽ cho phép bác sĩ nhìn được những hình ảnh chi tiết về tình trạng bên trong của khớp cổ. Những tổn thương của các tổ chức khớp cổ như các gai xương, các khối u, các dây thần kinh bị chèn ép… đều sẽ được thể hiện rõ.
Từ những hình ảnh này, mức độ tổn thương của khớp cổ ra sao, bệnh trạng của bệnh nhân như thế nào. Tình trạng tổn thương này đã phải là biểu hiện của thoái hóa khớp cổ chưa đều được bác sĩ nhận định rõ.
4.2. Xét nghiệm chức năng thần kinh
Một số những biện pháp xét nghiệm chức năng thần kinh sẽ được tiến hành. Bao gồm điện cơ và việc nghiên cứu dẫn truyền tín hiệu thần kinh.
5. Điều trị thoái hóa khớp cổ
Khi đã xác định bệnh nhân bị thoái hóa khớp cổ cũng như giai đoạn bệnh thì các bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn phù hợp về lộ trình điều trị. Một số các biện pháp điều trị bệnh thường được áp dụng bao gồm:
5.1. Điều trị nội khoa
Với biện pháp điều trị nội khoa, các bệnh nhân sẽ được kê một số loại thuốc với mục tiêu giảm thiểu các biểu hiện của bệnh như sưng viêm, đau nhức… Các loại thuốc thường được dùng gồm: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh…
5.2. Vật lý trị liệu
Bệnh nhân sẽ được giảm bớt các cơn đau nhờ một số các bài tập vật lý trị liệu. Mục đích của các bài tập này là giúp bệnh nhân được thư giãn vùng khớp cổ bằng việc xoa bóp, kéo dãn khớp cổ, điện phân…
5.3. Phẫu thuật
Can thiệp ngoại khoa bằng biện pháp phẫu thuật là một phương pháp ít được lựa chọn. Nó chỉ được sử dụng ở những người bị bệnh ở giai đoạn quá nặng, mọi biện pháp điều trị khác đều không có hiệu quả.
Hiện nay, một số những biện pháp phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp cổ thường được sử dụng gồm: loại bỏ một phần đốt sống cổ, ghép xương và cột sống, cắt bỏ đĩa đệm… Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà các biện pháp phẫu thuật sẽ được lựa chọn một cách hợp lý.
5.4. Điều trị bằng Đông y
Có khá nhiều biện pháp Đông y hiệu quả trong việc hỗ trợ khắc phục các triệu chứng của thoái hóa khớp cổ. Bệnh nhân có thể tìm đến các cơ sở Đông y uy tín để châm cứu, xoa bóp bấm huyệt… và áp dụng một số những biện pháp Đông y khác để điều trị bệnh.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh thoái hóa khớp cổ. Mong rằng bài viết sẽ phần nào hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về căn bệnh này!
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt