Bệnh viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?
Bệnh viêm khớp cùng chậu là bệnh mạn tính có quá trình diễn tiến chậm rãi gây ảnh hưởng đến đời sống con người. Căn bệnh này nghe có vẻ khá xa lạ so với các bệnh xương khớp khác hiện nay. Bệnh này xảy ra ở cả nam và nữ với nhiều nguyên nhân khác nhau. Đọc ngay bài viết này để biết được căn bệnh này có mức độ nguy hiểm như thế nào và cách xử lý ra sao.
Nội dung bài viết
1. Giúp bạn hiểu hơn về căn bênh viêm khớp cùng chậu – căn bệnh với tên gọi khá xa lạ
Bệnh viêm khớp cùng chậu có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào không kể nam hay nữ. Đây là hiện tượng viêm xảy ra ở 1 khớp hoặc ở nhiều khớp nằm giữa xương chậu với xương cột sống. Những khớp này nằm dưới cột sống, chỗ nối xương chậu ở gần hông. Vì vậy viêm khớp ở nơi này sẽ ảnh hưởng đến vùng lưng dưới, mông, hông, chân,…
Viêm khớp cùng chậu là 1 phần của viêm cột sống dính khớp. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được cơn đau âm ỉ nơi khu vực cột sống thắt lưng sau đó cơn đau sẽ lan ra vùng giữa mông, đùi. Bên cạnh đó, đây cũng là căn bệnh mãn tính diễn tiến từ từ khiến cuộc sống, sinh hoạt, công việc của bệnh nhân bị ảnh hưởng xấu.
Khi nghi ngờ mình mắc bệnh hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn biến chứng nặng như: teo cơ mông, đùi, khớp bị dính, khớp bị biến dạng, thậm chí là bại liệt,…
2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp cùng chậu
- Tiền sử viêm khớp: Những người có tiền sử mắc viêm khớp gây hao mòn, viêm khớp có vảy nến,… có khả năng gây ra viêm khớp cùng chậu.
- Chấn thương: Do chế độ sinh hoạt, lao động nặng,… dễ khiến cơ khớp xương bị tổn thương nặng nề. Ngoài ra những chấn thương do tai nạn, té cầu thang,… sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho các khớp cùng chậu.
- Nhiễm trùng khớp cùng chậu: Nếu khớp cùng chậu bị viêm nhưng không được chăm sóc cẩn thận hoặc môi trường sống dễ bị vi khuẩn, virus thâm nhập vào cơ thể sẽ dễ gây ra bệnh.
- Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa hay đại tràng: viêm đường tiết niệu hoặc viêm đại trực tràng,… thì rủi ro bị bệnh này cũng sẽ cao hơn.
- Do mang thai ở nữ giới: quá trình mang thai và sinh nở khiến cho những khớp cùng chậu bị giãn nở và kéo dài giúp tương thích với quá trình này. Khi ấy, cân nặng của người mẹ tăng lên đáng kể khiến dáng đi thay đổi và gia tăng áp lực cho các khớp.
- Do yếu tố di truyền.
- Do những yếu tố khác: thừa cân, loãng xương,…
- Do những bệnh lây lan qua quan hệ tình dục khởi phát.
- Do cơ địa bệnh nhân có kháng nguyên HLA B27.
3. Triệu chứng của bệnh viêm khớp cùng chậu ra sao?
- Đau ở khớp cùng chậu: cơn đau xảy ra ở vùng lưng dưới và lan rộng ra vùng mông, đùi. Thế nhưng bệnh này không lan đến đầu gối giống như các bệnh xương khớp khác.
- Cơ cứng khớp: các khớp cùng chậu cử động khá khó khăn, các cơ bị co cứng vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy. Bệnh nhân phải mất đến 15 phút xoa bóp giúp các chi dưới cử động trở lại bình thường.
- Bỏng rát các khớp bị viêm nhiễm: lớp da bên ngoài của khớp cùng chậu sẽ ửng đỏ, bệnh nhân có cảm giác bị bỏng rát rất khó chịu.
- Hạn chế chức năng vận động: bệnh nhân gặp khó khăn trong việc gập, co, duỗi hay khoanh chân như thông thường, thậm chí dáng đi cũng bị thay đổi.
- Biểu hiện toàn thân: bệnh nhân sẽ bị sốt, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, mắc ói, rét run người,…
- Thường xuyên đi tiểu buốt hoặc đại tiện có máu khiến dây thần kinh tọa bị ảnh hưởng.
- Phụ nữ mang thai có biểu hiện bị viêm nhiễm ở vùng tiểu khung và có những dấu hiệu kèm theo như đau bụng, chảy máu âm đạo,…
4. Phòng ngừa bệnh viêm khớp cùng chậu như thế nào?
- Uống thật nhiều nước mỗi ngày giúp ngăn ngừa bệnh sỏi tiết niệu hoặc viêm đường tiết niệu – tác nhân gây bệnh viêm khớp cùng chậu ở nữ.
- Trong chu kỳ kinh nguyệt cần giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Chữa trị triệt để các bệnh phụ khoa giúp phòng tránh viêm nhiễm.
- Điều trị sớm và triệt để những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và những bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
- Ăn uống theo chế độ với đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể có đủ sức đề kháng.
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Xử lý tốt những chấn thương ở đáy chậu, niệu đạo để ngăn ngừa viêm nhiễm.
5. Phương pháp xét nghiệm viêm khớp cùng chậu đang được áp dụng phổ biến
Một số biện pháp hiện đang được áp dụng cho việc chẩn đoán bệnh viêm khớp cùng chậu như:
5.1. Phương pháp chụp X – quang
Đây là phương pháp căn bản và được áp dụng phổ biến giúp phát hiện những bệnh có liên quan đến hệ thống vận động.
5.2. Phương pháp siêu âm khớp
Phương pháp này giúp tìm ra dịch trong khớp, những tổn thương trong cấu trúc gân cơ bao quanh khớp hay phì đại bao hoạt dịch.
5.3. Phương pháp ghi hình cộng hưởng từ
Đây là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn được dùng thay cho kỹ thuật nội soi trong trường hợp cần phải chẩn đoán mặt lâm sàng không có sự chắc chắn. Biện pháp này giúp các bác sĩ tìm ra được những tổn thương xuất hiện ở bên ngoài và bên trong khớp.
5.4. Phương pháp chụp khớp
Phương pháp này được thực hiện bằng cách bơm một ít dung dịch có tác dụng cản quang và không khí (hoặc cả hai) vào ổ khớp.
Bệnh viêm khớp cùng chậu sẽ gây ra những tác động xấu đến đời sống, sinh hoạt của bệnh nhân nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Đây là căn bệnh không thể chủ quan vì những biến chứng khá nguy hiểm đến sức khỏe. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh hãy đến ngay những cơ sở y tế uy tín để được xử lý kịp thời.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt