Bị gai cột sống nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Dinh dưỡng cho bệnh nhân gai cột sống là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm được bị gai cột sống nên ăn gì?

1. Bị gai cột sống nên ăn gì?

Chúng ta đều biết rằng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và phục hồi của bệnh nhân gai cột sống. Hay nói cách khác, đây chính là một trong những yếu tố quyết định thành hay bại của quá trình điều trị bệnh.

Tuy nhiên, một điều đáng báo động là hiện nay vẫn còn không ít người bệnh nhận thức được tầm quan trọng của điều này. Bởi vậy, họ thường xem nhẹ bữa ăn hay thậm chí là ăn qua loa, không đảm bảo dinh dưỡng.

Người bệnh cần lưu ý về những nguyên tắc trong ăn uống giúp điều trị bệnh gai cột sống. Đây là cách tối ưu giúp gia tăng mật độ xương, canxi cũng như hạn chế sự thoái hóa, loãng xương.

1.1. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi

Canxi là chất quan trọng và cần thiết để cấu tạo nên cấu trúc, sức mạnh của xương. Bởi vậy, để sở hữu hệ xương cứng chắc, đẩy lùi nguy cơ thoái hóa sớm, người bệnh cần đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tăng cường các loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao như:

  • Hải sản (tôm, cua, cá hồi, hàu…)
  • Các loại rau lá xanh (bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn
  • Chế phẩm từ sữa ít chất béo (phô mai, sữa chua …)
  • Thức uống làm từ đậu nành (Đậu nành chứa hàm lượng Genistein cao. Đây là loại hoocmon estrogen quan trọng ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của xương)
  • Đậu phụ
Bị gai cột sống nên tăng cường thực phẩm chứa nhiều canxi

1.2. Tăng cường thực phẩm chứa nhiều vitamin D trong bữa ăn

Bên cạnh canxi, vitamin D cũng là chất ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xương. Loại vitamin này góp phần quan trọng trong quá trình hấp thụ canxi giúp hệ xương thêm chắc khỏe.

Bởi vậy, đối với người bệnh ốm yếu, sức đề kháng yếu hay gặp các vấn đề về xương thường được bác sĩ khuyên tắm nắng mặt trời. Đây là cách tốt nhất để cơ thể có thể bổ sung vitamin D tự nhiên.

Tuy nhiên, một số người bệnh do tính chất công việc thường xuyên ngồi trong phòng kính, sống ở nơi hạn chế ánh nắng hạn chế sẽ không thể áp dụng cách này. Do đó, họ cần bổ sung vitamin D thông qua con đường ăn uống.

Các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, các loại thực phẩm tốt cho người bị gai cột sống có chứa nguồn vitamin D dồi dào như:

  • Cá béo (cá ngừ, cá hồi, cá mòi)
  • Phô mai, lòng đỏ trứng, sữa và sản phẩm khác được làm từ sữa ít béo
  • Sản phẩm từ đậu nành
  • Gan bò…

1.3. Cung cấp vitamin C cho cơ thể

Vitamin C đóng vai trò làm lành và phục hồi mô. Bên cạnh đó, vitamin C còn cần thiết trong quá trình sản sinh collagen – Một trong các chất góp phần hình thành nên các sụn khớp.

Theo nghiên cứu, các chuyên gia cho biết hàm lượng vitamin C ở người trưởng thành là 60mg/ngày. Trong đó, các bệnh nhân bị bệnh liên quan đến đốt sống như gai đốt sống cổ,… cần được bổ sung những loại thực phẩm sau đây:

  • Các loại quả họ nhà cam như bưởi, chanh hay cam, quýt
  • Trái cây trồng vùng nhiệt đới: kiwi, xoài, dứa, đu đủ
  • Các loại khoai như khoai lang, khoai tây và cà chua.
  • Các loại rau họ cải như cải xoăn, súp lơ, bắp cải, bông cải xanh
  • Dưa hấu, quả mâm xôi, dâu tây, việt quất

1.4. Vitamin K giúp gia tăng mật độ xương

Có thể bạn không biết nhưng khoa học đã chứng minh rằng vitamin K là một trong các chất có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xương. Chúng có tác dụng tăng mật độ xương, đồng thời hạn chế tối đa các vấn đề thường gặp như loãng xương.

Các chuyên gia khuyến cáo, thực phẩm chứa nhiều vitamin K như

  • Rau lá xanh: Rau dền, bắp cải, su hào, rau chân vịt…
  • Thịt nạc: Thịt lợn, thịt bò, thịt gà…
  • Phô mai, trứng, các sản phẩm khác từ sữa ít béo, ít đường
Vitamin K là một trong các chất có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xương

1.5. Bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều kali

Những người có thói quen ăn mặn thường gặp các vấn đề liên quan đến mật độ xương. Để hạn chế vấn đề này, ngoài việc giảm lượng muối, nước mắm trong cách nấu ăn hàng ngày, người bệnh cũng cần chú ý bổ sung thêm thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều kali.

Các chuyên gia y tế cho biết, kali có khả năng loại bỏ lượng muối thừa tích tụ trong cơ thể. Chúng có nhiều trong trái cây, rau củ như dưa lê, các loại khoai (khoai lang, khoai tây), chuối, bí đỏ…

1.6. Bổ sung thực phẩm chức năng chứa glucosamine

Trong mô cơ thể có một chất gọi là Glucosamine. Hợp chất tự nhiên này có vai trò kích thích sự liên kết giữa mô và xương, cũng như đẩy nhanh quá trình phát triển của tế bào sụn. Không chỉ vậy, nó còn có nhiệm vụ ức chế các enzyme có hại gây nên hiện tượng mất canxi, phá hủy sụn khớp…

Để bổ sung glucosamine có nhiều cách khác nhau. Nhưng hiệu quả nhất là sử dụng các loại thực phẩm chức năng chứa Glucosamine. Đây được xem là xu hướng mới về cách ăn uống của người bệnh gai cột sống. Chúng giúp làm chậm quá trình thoái hóa và ngăn ngừa sự phát triển của gai cột sống.

2. Người bị gai cột sống nên kiêng gì?

Chất kích thích, bia rượu hay thậm chí là nước ngọt có ga không tốt cho sức khỏe. Không những vậy, các chất này còn không tốt cho người bị bệnh gai cột sống.

Chất kích thích, bia rượu không tốt cho người bệnh gai cột sống

Đối với người bình thường, việc nhâm nhi 1-2 cốc cà phê/tuần sẽ không có vấn đề gì. Nhưng đối với người bị gai cột sống lại ảnh hưởng không hề nhỏ. Bởi vậy, để đảm bảo sức khỏe của bản thân, tốt nhất, bạn nên nói không với cà phê, bia rượu hay thuốc lá…

Ngay cả các thức uống, đồ ăn chứa nhiều caffeine trà, nước ngọt có ga, socola, bánh ngọt cũng không tốt cho bạn. Điều này do việc tiêu thụ quá 300mg caffeine mỗi ngày có thể làm giảm lượng canxi vốn đã thiếu hụt có trong xương của bạn.

Không chỉ vậy, bia rượu còn mang đến rất nhiều tác hại khác cho cơ thể. Chúng làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cần thiết. Từ đó, làm giảm mật độ xương. Bởi vậy, nguyên tắc vàng trong ăn uống giúp điều trị bệnh gai cột sống chính là từ bỏ chất kích thích. hãy tập cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh với trái cây, thảo dược và nước lọc.

Trên đây là nguyên tắc vàng cho người khi bị gai cột sống nên ăn gì. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, luyện tập khoa học, hợp lý. Điều này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn cải thiện tinh thần, giúp bệnh tình được thuyên giảm, thích ứng nhanh với các liệu pháp điều trị khác.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7