Bị gai cột sống nên làm gì để mau hết bệnh
Bệnh gai cột sống sẽ xuất hiện các phần xương mọc ra phía ngoài hay hai bên của cột sống, người ta gọi là gai xương khiến đời sống và tinh thần bệnh nhân bị ảnh hưởng và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Nếu bạn đang cảm thấy hoang mang và không biết bị gai cột sống nên làm gì, thì bài viết sau đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề trên.
Nội dung bài viết
1. Người bị gai cột sống nên làm gì để tốt cho sức khỏe?
Bên cạnh việc khám và điều trị theo lời bác sĩ chuyên khoa. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cũng nên sinh hoạt lành mạnh, vận động hợp lý để hỗ trợ cho quá trình điều trị trở nên hiệu quả và nhanh hơn. Sau đây là những chia sẻ cho bệnh nhân biết bị gai cột sống nên làm gì:
Nghỉ ngơi hợp lý
Việc nghỉ ngơi cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho người bị gai cột sống. Giúp người bệnh thư giãn, thoải mái và đồng thời các khớp xương cũng được thả lỏng làm xoa dịu những cơn đau nhức.
Nên nằm nghỉ ngơi trên những chiếc ghế hay đệm có độ mềm mại để người bệnh có thể quên đi được những cơn đau nhanh chóng. Ngoài ra, bạn còn có thể đọc thêm sách hoặc nghe nhạc để không bị nhàm chán.
Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng
Đây cũng là một phương pháp hỗ trợ sức khỏe cho người bị gai cột sống, được bác sĩ khuyên nên làm. Vận động giúp cơ thể dẻo dai và săn chắc hơn. Nếu cảm thấy nhàm chán trong việc tập luyện tại nhà, mọi người có thể tìm đến các câu lạc bộ, phòng tập để được hướng dẫn và tìm thấy niềm vui khi vận động tập luyện.
Nếu bạn là người yêu thích sự tĩnh lặng, thì bộ môn yoga và thuyền là sự lựa chọn phù hợp nhất. Vừa kiểm soát được cơ thể, rèn luyện sự dẻo dai và đặc biệt giúp chúng ta rất nhiều trong việc điều trị bệnh.
Massage và chườm đá nóng
Đây là biện pháp làm giảm đau tức thời cho người bệnh. Với những cơn đau dữ dội, chúng ta có thể massage trực tiếp lên vùng có gai để làm xoa dịu đi. Hoặc dùng khăn mỏng bỏ muối rang nóng hay đá nóng, rồi chườm lên sống lưng người bị gai cột sống khoảng 30 phút. Với cách này sẽ giúp làm giảm viêm sưng, lưu thông máu, giảm cơn đau vô cùng hiệu quả.
2. Những thực phẩm người gai cột sống nên ăn để cải thiện sức khỏe
Những thực phẩm sau đây sẽ giúp cho bệnh nhân cảm thấy giảm đi những cơn đau nhức. Đồng thời hỗ trợ cho quá trình điều trị, làm phát triển của các xương khớp làm giảm đi tình trạng gai cột sống.
Thực phẩm xanh và trái cây:
Rau xanh và trái cây giúp ức chế quá trình viêm. Đây là nhóm thực phẩm không chỉ tốt cho người bị gai cột sống, mà còn với tất cả mọi người. Một bữa ăn lành mạnh thì không thể thiếu rau xanh.
Theo nghiên cứu, rau xanh là thực phẩm được đưa vào danh sách rất tốt cho người bị gai cột sống. Bởi vì trong rau xanh có hàm lượng chất xơ dồi dào giúp ức chế quá trình viêm nhiễm xương, gân. Từ đó, giảm thiểu được các phản ứng của cơ thể tác động trực tiếp và cột sống làm tổn thương cột sống.
Các loại trái cây như: kiwi, cam quýt, dâu, việt quất… có rất nhiều hàm lượng vitamin C giúp hỗ trợ cải thiện cấu trúc xương. Còn vitamin K có nhiều trong các loại rau như: rau bina, củ cải, bông cải xanh,… giúp tái tạo sụn, xương khớp và chống oxy hóa cho cơ thể.
Thực phẩm giàu Omega-3:
Omega 3 là thực phẩm tốt cho cả người bị gai cột sống, mẹ bầu và cả trẻ nhỏ. Bởi vì là chất béo lành mạnh, có tác dụng ngăn ngừa các phản ứng viêm. Cải thiện tình trạng bệnh cho các bệnh nhân gai cột sống.
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi:
Việc bổ sung một lượng canxi vừa đủ, sẽ khiến cho việc điều trị gai cột sống của bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn. Canxi là thành phần giúp cho xương chắc khỏe và tái tạo lại cấu trúc của xương, rất tốt cho người lớn tuổi và trẻ nhỏ đang phát triển. Canxi thường được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm: rau xanh, đậu hủ, hạnh nhân, sữa, trứng,…
Thảo mộc giúp chống oxy hóa trong cơ thể
Một số loại gia vị thảo mộc như tỏi, gừng, hay nghệ có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa các phản ứng viêm. Thảo mộc có công dụng rất tốt trong việc bảo vệ cột sống đang bị tổn thương. Còn tham gia quá trình chống oxy hóa thông qua các thành phần trong thảo mộc. Ngoài ra, thảo mộc còn có tác dụng hỗ trợ chăm sóc xương khớp tốt hơn và được các bác sĩ khuyên dùng cho các bệnh nhân gai cột sống hay những vấn đề liên quan về xương khớp.
3. Những biến chứng của bệnh gai cột sống nếu không điều trị kịp thời
Mọi người đừng bao giờ chủ quan trước tình trạng sức khỏe, những cơn đau nhức ở vùng xương sống. Vì gai cột sống nếu không điều trị đúng cách và kịp thời sẽ để lại biến chứng lâu dài:
- Thoát vị đĩa đệm: Phần gai cột sống xuất hiện ở cuối mỗi đốt sống có thể cọ vào các bao xơ đĩa đệm gây nên hiện tượng rách bao xơ khiến nhân nhầy từ bên trong thoát ra khỏi bên ngoài.
- Đau thần kinh tọa: Các mỏm gai cột sống khi phát triển đủ dài có thể chèn ép dây thần kinh tọa, gây nên hiện tượng đau thần kinh tọa vô cùng nguy hiểm, nếu để lâu sẽ khiến các cơ bắp chân của bệnh nhân bị teo lại, thậm chí có thể dẫn tới bại liệt vĩnh viễn.
- Đau dây thần kinh liên sườn: Có lẽ đây là biến chứng thường gặp nhất của gai cột sống ở người trẻ. Các cơn đau sẽ kéo dài từng đợt dọc theo hệ thống dây thần kinh liên sườn khiến người bệnh liên tục có cảm giác đau nhức vùng ngực, xương ức.
4. Cách phòng tránh căn bệnh gai cột sống
- Cần tập luyện, vận động nhẹ nhàng. Tránh mang vác các vật nặng quá sức.
- Khi đi ngủ nên sử dụng các loại nệm có độ mềm mại, không nằm trên những đồ quá cứng, gây đau lưng và cảm giác không được thoải mái.
- Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá,… những không lành mạnh đối với sức khỏe con người.
- Hạn chế sử dụng thịt đỏ dễ gây nên viêm nhiễm xương, khớp và tăng nguy cơ cholesterol trong máu. Gây ra các bệnh về tim mạch, tiểu đường.
- Nên ăn những thực phẩm xanh, lành mạnh sẽ giúp cho quá trình cải thiện sụn, khớp phát triển, nhanh chóng phục hồi tổn thương.
Thông qua những bí quyết tập luyện cũng như bổ sung các thực phẩm cần thiết giúp cho người bệnh biết bị gai cột sống nên làm gì để bệnh có thể mau chóng hồi phục. Hi vọng các bạn có thêm cho mình những thông tin mới, những phương pháp điều trị phù hợp để có thể cải thiện sức khỏe cho bản thân, người nhà và bạn bè cũng như biết cách phòng ngừa bệnh gai cột sống này.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt