Khô khớp là bệnh lý như thế nào? Bị khô khớp nên ăn gì?

Khô khớp thuộc nhóm bệnh thoái hóa khớp với các triệu chứng như sưng tấy, đau nhức, khó chịu,… gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của cơ thể. Chứng bệnh này, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, có khả năng phục hồi 100% như ban đầu. Bởi vậy, bị khô khớp nên ăn gì là câu hỏi mà nhiều người bệnh khô khớp thắc mắc.

1. Tìm hiểu về bệnh khô khớp

Bệnh khô khớp là hiện tượng khi các khớp chuyển động phát ra tiếng động lạo xạo hay lục khục. Khô khớp có thể chỉ biểu hiện đơn độc hoặc nhiều trường hợp, nó còn kèm theo các triệu chứng khác như: sưng, nóng, đỏ khớp, hạn chế vận động.

Số người bị khô khớp ngày càng tăng cao
Số người bị khô khớp ngày càng tăng cao

Các vị trí gối, háng, chân, vai thường dễ gặp phải tình trạng khô khớp nhất. Cụ thể:

Khô khớp gối

Khớp gối bị khô, người bệnh sẽ nghe thấy tiếng lục cục, lạo xạo khi di chuyển, vận động mạnh. Nguyên nhân là do khớp không tiết ra dịch bôi trơn hoặc có thể lượng dịch khớp tiết ra ít. Tình trạng khô khớp gối thường gặp ở những người hay ngồi lâu, ít vận động như dân văn phòng và ở người già, từ 60 tuổi trở lên.

Khô khớp háng

Khô khớp háng một dạng của thoái hóa khớp, gây ảnh hưởng đến khả năng cử động của con người. Theo các bác sĩ, khô khớp háng phổ biến nhất trong độ tuổi trên 60. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng mắc phải tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa. Nữ giới có nguy cơ bị khô khớp háng cao hơn so với nam giới, do trải qua quá trình sinh đẻ, mãn kinh.

Khô khớp chân

Khô khớp chân là tình trạng lượng dịch tiết ra ở khớp cổ chân, khớp ngón chân,… ít hơn so với nhu cầu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự linh hoạt của bàn chân, hạn chế vận động.

Khô khớp vai

Khô khớp vai là tình trạng khớp vai bị thoái hóa, sụn và khớp đều bị suy giảm chất nhầy, độ trơn nhẵn của khớp, bào mòn sụn khớp gây nên các đặc trưng đặc biệt của bệnh. Khớp vai là phần khớp dễ bị khô khớp, do nó có tần suất vận động cao nhất trên cơ thể, tham gia vào hầu hết các hoạt động của chi trên.

3. Nguyên nhân dẫn đến khô khớp

Các tác nhân chính gây ra tình trạng khô khớp gồm có:

Thoái hóa khớp

Theo thời gian, xương khớp bị thoái hóa, bị bào mòn dần, quá trình tổng hợp chất hay sản xuất dịch sụn chậm dần… Dẫn đến đau nhức khi di chuyển, các đầu xương cọ xát với nhau tạo ra tiếng kêu.

Thoái hóa khớp là nguyên nhân bị khô khớp

Tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn

Khô khớp có thể do chấn thương khiến cho bề mặt sụn khớp, xương ở dưới sụn bị mất đi sự trơn nhẵn, giảm sự đàn hồi, dễ bị nứt, vỡ. Lâu dần, phần sụn này bị khô lại, phần xương sẽ ma sát trực tiếp lại với nhau và gây ra những cơn đau nhức, khó chịu.

Giảm tiết dịch khớp

Khi tuổi của bạn càng cao thì lượng dịch khớp được tiết ra giúp bôi trơn khớp cũng bị giảm đi. Gây ra chứng khô khớp, đau nhức mỗi khi vận động.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống không được khoa học như bị thiếu chất, nhất là canxi, vitamin D… Hoặc sử dụng quá nhiều rượu bia, các chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ bị mắc những bệnh xương khớp, biểu hiện rõ thấy nhất là bị khô khớp.

Chấn thương

Những chấn thương không đáng có ảnh hưởng nhiều tới khớp. Cụ thể, nó khiến cho bị khô khớp, làm cho sụn khớp bị bào mòn, tổn thưởng ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống, sinh hoạt

Nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân trên thì khô khớp gối còn do thoái hóa xương khớp, béo phì, vô hóa vùng khớp gối, bị trật khớp gối, viêm khớp.

3. Triệu chứng của bệnh khô khớp

Người bệnh bị khô khớp gối thường sẽ thấy được các biểu hiện trực tiếp từ bên ngoài như:

  •       Sưng đau ở khớp.
  •       Hạn chế vận động.
  •       Phát ra tiếng lạo xạo, lắc rắc khi đi lại.
  •       Mới đầu, cơn đau nhói xong tự mất đi và xuất hiện thỉnh thoảng. Đến lúc khớp càng khô, người bệnh sẽ thấy mức độ đau tăng dần.
  •       Bị sưng và cứng khớp. Vị trí khớp bị sưng đỏ có kèm theo hiện tượng cứng nhắc.
  •       Trong một vài trường hợp, triệu chứng khô khớp gối thể hiện ra bên ngoài như teo cơ, khớp yếu đi.
Bị sưng khớp, đau khớp, khó đi lại là những triệu chứng của khô khớp
Bị sưng khớp, đau khớp, khó đi lại là những triệu chứng của khô khớp

4. Người nào dễ bị khô khớp?

Hiện nay, bệnh khô khớp ngày càng gia tăng và trẻ hóa, lưu ý những đối tượng dưới đây dễ bị khô khớp:

  • Những người hay sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu ( đặc biệt là nam giới ).
  • Người ngoài 60 tuổi thì hay bị giảm tiết dịch khớp cũng như giảm các chức năng của sụn.
  • Phụ nữ sau mãn kinh bị thiếu hụt nội tiết tố.
  • Những người lười vận động dẫn đến xương khớp bị thiếu dưỡng chất cần thiết.
  • Những người công nhân hay phải mang vác vật nặng đè lên xương khớp.
  • Những người béo phì là hay bị khô dịch khớp nhiều nhất.

5. Bệnh khô khớp có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia nhận định: Hiện tượng khô khớp không quá nguy hiểm, không đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, chứng bệnh này cũng dễ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Đau nhức, khó chịu kéo dài thường xuyên.
  • Ảnh hưởng nhiều tới dây thần kinh tọa, gây ra cơn đau nhức toàn thân.
  • Vận động khớp khó khăn mỗi khi di chuyển, chạy nhảy, co duỗi cơ chân, đứng lên ngồi xuống.
  • Biến dạng khớp, teo cơ xung quanh vùng khớp bị khô.
  • Liệt khớp, tàn phế là biến chứng nguy hiểm nhất của tình trạng khô khớp.

6. Bị khô khớp nên ăn gì?

Chế độ đinh dưỡng hằng ngày rất quan trọng đối với sức khỏe của xương khớp con người. Vì vậy, bạn nên bổ sung đây đủ các loại thực phẩm sau:

Người bị khô khớp nên ăn xương ống

  • Các loại thịt cá và xương ống: Món ăn được hầm nên từ sụn và xương và những loại thịt như cá biển, cua, sò, tôm, ốc… là một nguồn bổ sung canxi lý tưởng cho bạn.
  • Quả cà chua: Cà chua cung cấp lượng lớn dưỡng chất cùng vitamin, qua đó giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa, bảo vệ xương khớp, phòng chống bệnh thoái hóa, khô dịch khớp.
  • Các loại nấm: Nấm có tác dụng giúp cơ thể tăng sức để kháng, ngăn ngừa quá trình lão hóa và đặc biệt là phòng ngừa bệnh xương khớp.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Đây là một nguồn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu để phòng chống bệnh loãng xương, khô khớp gối và giúp hệ thông xương khớp chắc khỏe.
  • Các loại trái cây: Đu đủ, chanh, bưởi, dứa rất tốt cho người đang có các vấn đề về khớp, đặc biệt là triệu chứng khô khớp.
Đu đủ là một trong những câu trả lời cho câu hỏi bị khô khớp nên ăn gì?
Đu đủ là một trong những câu trả lời cho câu hỏi bị khô khớp nên ăn gì?

Nói chung người bệnh phải sử dụng các sản phẩm trên thường xuyên cũng như kết hợp với chế độ luyện tập cũng như ăn uống bổ sung nhiều thực phẩm như trên thì mới cải thiện được tình trạng bị khô khớp, từ đó hạn chế gây ra các bệnh về xương khớp khác cũng như di chuyển được dễ dàng hơn.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về vấn đề bị khô khớp nên ăn gì, hy vọng mọi người có cách phòng ngừa hợp lý và hiệu quả. Hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để có những tư vấn sâu hơn.

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7