Bị thoái hóa cột sống là bệnh gì?
Thoái hóa cột sống là căn bệnh phổ biến thường gặp ở mọi đối tượng độ tuổi trong xã hội. Triệu chứng lâm sàng của bệnh không có gì bất thường ngoài những cơn đau nhói ở vùng lưng hoặc cổ. Do vậy rất khó để người bệnh nhận biết mình bị thoái hóa cột sống?
Nội dung bài viết
1. Bị thoái hóa cột sống là bệnh gì?
Cột sống còn được gọi là xương sống, là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người. Nó chứa đựng cơ quan thần kinh, bảo vệ tủy sống để chi phối mọi hoạt động của cơ thể; kết nối và điều khiển các khớp xương khác giúp con người vận động đa dạng, linh hoạt. Do vậy, bất kỳ một tác động từ nhỏ đến lớn nào gây tổn thương cột sống đều để lại hậu quả nghiêm trọng.
Thoái hóa cột sống là tình trạng viêm xương khớp của cột sống bao gồm gai cột sống và thoát vị đĩa đệm.
Một số bệnh lý điển hình của bộ phận này mà rất nhiều người mắc phải như: thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, lao cột sống, vẹo cột sống, đau thắt lưng, loãng xương,… phổ biến nhất là bị thoái hóa cột sống.
Tỉ lệ bị thoái hóa cột sống ở nam và nữ là gần như nhau mặc dù nguyên nhân là tương đối khác nhau ở hai giới. Nếu như ở nam giới phần lớn là do lao động nặng, chơi thể thao quá sức, thì nữ giới thường do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh con mà không được bổ sung dinh dưỡng kịp thời và đầy đủ.
2. Biểu hiện lâm sàng của người bị thoái hóa cột sống:
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của cột sống mà người bệnh thường gặp những triệu chứng nặng hay nhẹ khác nhau. Một số biểu hiện sau đây giúp người bệnh có thể phát hiện để thăm khám bác sĩ kịp thời:
- Cảm giác chóng mặt, đau đầu, hoa mắt xảy ra thường xuyên
- Cơ co cứng vào buổi sáng và giảm sau khi vận động
- Đau âm ỉ ở vùng gáy cổ lan sang hai bên vai, đau ở vùng thắt lưng và tăng khi vận động. Cơn đau xuất hiện sau một vài động tác quá mạnh, đột ngột và trái tư thế.
- Người bị thoái hóa cột sống khó khăn trong việc cử động vùng cổ và thắt lưng như cúi ngửa, vươn vặn người,…
3. Phân loại thoái hóa cột sống
Thông thường, trong y học chẩn đoán bệnh lý, thoái hóa cột sống được phân chia làm hai loại phổ biến là thoái hóa ở vị trí cột sống cổ và cột sống lưng. Tuy nhiên, để xét cụ thể hơn về vị trí và nguyên nhân thoái hóa, bác sĩ chuyên môn sẽ chia bệnh lý này thành 4 loại sau đây:
Thoái hóa cột sống cổ (đốt sống cổ)
- Xảy ra triệu chứng đau ở các đốt C5 – C6 và C6 – C7, càng lên cao thì hiện tượng thoái hóa càng giảm dần.
- Thường gây đau và tê lan dọc cánh tay, cẳng tay, bàn tay, ngón tay dọc theo đường đi của dây thần kinh bị chèn ép gây tê nhức, tê buốt khó cử động và kèm theo là hiện tượng tê, đau mỏi sau vai gáy, đau mỏi lưng, đau mỏi gối.
Thoái hóa đốt sống lưng giữa
Sự hình thành các gai xương nhỏ ở các đốt T1 – T12, gây tình trạng đau lưng ngực. Song song đó là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm, là hiện tượng nhân nhầy và đĩa đệm thoát vị ra ngoài chèn ép lên ống sống và rễ thần kinh gây đau.
Thoái hóa cột sống thắt lưng
- Đây là vị trí cột sống dễ bị thoái hóa nhất, chủ yếu xảy ra ở các đốt L4-L5 và L5-S1. Các gai xương ở đoạn này thường lớn hơn gai xương ở đoạn giữa. Trường hợp ở bệnh nhân lớn tuổi, chồi xương có thể phát triển dọc theo toàn bộ chiều dài của cột sống.
- Bệnh gây chèn ép dây thần kinh tọa (dây thần kinh chi phối hoạt động của chân), có biểu hiện đau nhức từ thắt lưng, dọc theo mông, bàn chân, ngón chân,…
Thoái hóa sụn khớp
Là hiện tượng biến đổi thoái hóa ở các khớp liên mỏm gai sau, thường xuất hiện ở phần thắt lưng và cổ.
4. Bị thoái hóa cột sống có chữa khỏi được không?
Hầu hết, các bệnh liên quan đến xương khớp đều không thể chữa khỏi hoàn toàn, vì sự suy giảm chức năng và lão hóa ở xương khớp là sự suy giảm mang tính hệ thống. Do đó không có phương pháp nào có thể can thiệp để chữa trị dứt điểm hoàn toàn căn bệnh này. Tuy nhiên, người bệnh nếu biết thăm khám kịp thời thì luôn có giải pháp điều trị để làm chậm lại quá trình thoái hóa diễn ra và kiểm soát được mức độ gây tổn thương đau nhức cho người bệnh.
Nếu như trước đây, thoái hóa cột sống được xem căn bệnh của tuổi già bởi xương khớp sẽ bị theo thời gian, thì bây giờ, đối tượng bị thoái hóa cột sống còn là những người trẻ tuổi, nhân viên văn phòng, dân công nghệ thông tin,… Về mặt thể lực, người trẻ tuổi luôn có nguồn năng lượng và khả năng phục hồi sau bệnh tật tốt hơn. Tuy vậy, đối với thoái hóa cột sống, dù có điều trị bảo tồn đến phẫu thuật cũng chỉ là làm chậm quá trình thoái hóa, tạm hoãn sự phát triển và trở lại sinh hoạt gần như bình thường chứ không thể chấm dứt bệnh hoàn toàn.
5. Người bị thoái hóa cột sống có chế độ dinh dưỡng đặc biệt hơn không?
Ngoài các phương pháp triệu liệu và thuốc uống cần thiết, chế độ dinh dưỡng khoa học là yếu tố quan trọng góp phần giúp cho người bệnh phục hồi sức khỏe một cách tốt nhất. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có trong bữa ăn hằng ngày đặc biệt là thực phẩm có chứa nhiều canxi:
- Sữa tươi, các sản phẩm chứa biến từ sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thụ nhất.
- Các loại rau củ quả xanh.
- Các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương.
- Các viên uống bổ sung canxi có thể thay thế thực phẩm hằng ngày cho người ăn kiêng.
- Dù không có nhiều canxi nhưng đậu nành là một trong những loại ngũ cốc rất tốt để phòng ngừa loãng xương. Đậu nành có thể dùng chế biến dưới nhiều dạng thức ăn khác nhau như đậu hủ, sữa đậu nành, hạt sấy,… để sử dụng.
Nếu bạn hoặc người thân xung quanh đang mắc phải hoặc có những biểu hiện bị thoái hóa cột sống, đừng quá lo lắng, hãy đến cơ sở y tế xét nghiệm và chẩn đoán bệnh lý từ bác sĩ chuyên môn để có kết quả chính xác nhất. Và nếu bạn cần tư vấn phương pháp điều trị tại nhà an toàn và hiệu quả hãy liên hệ ngay với chuyên gia tư vấn để được hỗ trợ.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt