Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, không nên ăn gì?
Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và không nên ăn gì là câu hỏi được đặt ra rất nhiều gửi đến chúng tôi. Vì vấn đề dinh dưỡng khá quan trọng cho người bệnh khớp xương, nếu ăn uống đầy đủ dưỡng chất và đúng sẽ giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả, tránh những đau nhức và biến chứng nghiêm trọng.
Hãy cùng theo dõi những thông tin về thực phẩm nên và không nên ăn dành cho người bị thoát vị đĩa đệm qua bài viết sau đây của các chuyên gia dinh dưỡng:
Nội dung bài viết
1. Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Để có được khung xương chắc khỏe, hệ thống cơ và khớp dẻo dai, lâu lão hóa thì ngoài chế độ sinh hoạt, luyện tập cơ thể thì người bệnh cần bổ sung một chế độ ăn uống giàu năng lượng, nhiều dưỡng chất để điều trị thoát vị địa đệm hiệu quả. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị thoát vị đĩa đệm nên bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
1.1. Thực phẩm chứa nhiều canxi
Canxi chính là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì mà bạn cần biết. Đây là dưỡng chất thiết yếu và cần thiết cho sự phát triển của hệ thống xương khớp, giúp bộ phận này luôn chắc khỏe, dẻo dai…
Bên cạnh đó, canxi còn cung cấp những dưỡng chất giúp ổn định hoạt động của cơ, truyền phát tín hiệu hệ thần kinh… Do đó, người bị bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn những thực phẩm sau để bổ sung canxi cho sức khỏe và hệ xương khớp được bền vững:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, bơ…
- Các loại rau xanh đậm và sẫm màu như cải bó xôi, cải xoăn, rau diếp cá, bông cải…
- Các loại đậu hạt như đậu đỏ, đậu xanh, đậu phộng, đậu Hà Lan…
- Các loài hải sản như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, hàu, tôm, cua, mực…
1.2. Tăng cường Vitamin D, E, K, Magie
Đây là những dưỡng chất cần thiết bổ sung dinh dưỡng cho hệ xương khớp được chắc khỏe và giảm đau khi bị thoát vị đĩa đệm:
- Vitamin C: Có nhiều trong cam, quýt, chanh, bưởi, dâu tây, chanh dây, bông cải xanh, ớt chuông, đậu Hà Lan… giúp người bệnh thoát vị đĩa đệm giảm đau và tránh bệnh tiến triển.
- Vitamin D: Vitamin này rất cần thiết cho cơ thể hấp thụ và chuyển hóa thành canxi, bảo vệ khung xương chắc khỏe, tăng sức mạnh cơ bắp, gân cốt thêm phần linh hoạt. Thực phẩm giàu vitamin D như trứng, hàu, tôm, ngũ cốc, các loại nấm…
- Vitamin E: Tác dụng của loại vitamin này là tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau. Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên nhiều cà rốt, khoai lang, rau diếp, xoài, đu đủ, cà chua, thịt bò, bơ, dầu olive, bông cải xanh…
- Vitamin K: Được tìm thấy nhiều trong sữa, bông cải xanh, măng tây, rau bina, gan động vật, thịt heo…
- Magie: Hoạt chất này có nhiều trong ngũ cốc, bánh mì, cải xoăn, rau bina, bơ, kiwi, hạt điều, hạnh nhân…
1.3. Chất đạm
Bình thường, lượng đạm chiếm đến 12% trong tổng số calo của mỗi người cần nạp vào hàng ngày. Nếu thiếu đạm cung cấp cho cơ thể thì xương sẽ ngừng phát triển và thay đổi về cấu trúc, lượng canxi cũng suy giảm nhanh chóng.
Một số thực phẩm cần bổ sung nhiều đạm khi bị thoát vị đĩa đệm là thịt lợn, thịt gia cầm, các loại hải sản biển, tôm cua, sò, mực…
1.4. Cà chua và gia vị
- Cà chua: Ăn cà chua rất có lợi cho hệ xương khớp, có thể giảm đau khớp, hạt cà chua có thể thay thế aspirin, có tác dụng giảm đau, chống viêm khớp…
- Gia vị hương liệu: Gia vị như ớt, hạt tiêu, gừng, lá lốt… đều có tác dụng chống viêm, giảm đau đối với bệnh thoát vị đĩa đệm. Thậm chí, người ta còn phân tách được từ ớt hoạt chất capsaicin có thể bôi chữa sưng đau thoát vị đĩa đệm.
1.5. Omega – 3
Omega – 3 chính là câu trả lời cuối cùng cho người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì. Nhóm thực phẩm giàu omega 3 này giúp người bị thoát vị đĩa đệm giảm đau, chống viêm xương khớp khá hiệu quả. Người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm sau trong bữa ăn hàng ngày như cá hồi, cá ngừ, bí ngô, vừng, đậu nành, quả óc chó, bắp cải…
2. Người bị thoát vị đĩa đệm không nên ăn gì?
Bên cạnh những loại thực phẩm kể trên, người bị thoát vị đĩa đệm cũng cần tránh một số loại thực phẩm sau để không gây hại cho sức khỏe cột sống:
2.1. Thức ăn nhanh hoặc quá nhiều dầu mỡ
Những thực phẩm ăn liền, đồ ăn nhanh hoặc được chế biến sẵn, đồ chiên chứa quá nhiều dầu mỡ sẽ gây ảnh hưởng tới người bị bệnh cột sống như viêm khớp, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm… vì những chất xúc tác có trong các loại thực phẩm này tạo nên những phản ứng viêm tấy gây đau.
Những thực phẩm này còn dễ khiến cho người bệnh tăng cân một cách chóng mặt, gây nên những sức ép cho cột sống khiến bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
2.2. Chất kích thích
Người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh càng xa các chất kích thích và đồ uống có cồn càng tốt. Không nên dùng bia, rượu, cà phê, thuốc lá… khiến cho xương dễ bị mất canxi, gây giòn thậm chí là gãy xương. Ngoài ra, việc dùng các chất kích thích còn gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng cho quá trình hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.
2.3. Tránh xa nội tạng động vật và thịt đỏ
Các loại nội tạng động vật như tim, gan, phèo, phổi, ruột, cật… là món khoái khẩu của rất nhiều người. Nhưng đây cũng là khắc tinh của người bị bệnh xương khớp, trong đó có người bệnh thoát vị đĩa đệm.
Trong nội tạng của các loài động vật có chứa hàm lượng Purin cực kỳ cao, dễ gây gia tăng triệu chứng viêm khớp, ảnh hưởng xấu đến bệnh tình nên người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh xa món này.
Bên cạnh đó, các món thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt trâu, thịt chó… khiến cho khả năng hấp thụ canxi của xương suy giảm trầm trọng vì cung cấp quá nhiều đạm cho cơ thể nên người bị thoát vị đĩa đệm cũng cần hạn chế những nhóm thực phẩm này.
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bị thoát vị đĩa đệm cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi khoa học. Tránh lao động quá sức, sai tư thế, gây tổn thương cho đĩa đệm và cột sống; nên chơi những môn thể thao phù hợp với sức khỏe để rèn luyện tính chịu đựng của cơ thể được tốt nhất.
Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết “bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, không nên ăn gì?” đã giúp bạn nắm được chế độ dinh dưỡng khoa học trong quá trình điều trị để giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt