Biến chứng gặp phải sau khi mổ gai cột sống
Sau khi tiến hành mổ gai cột sống có thể xuất hiện biến chứng bất cứ lúc nào. Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!
Nội dung bài viết
1. Biến chứng thường gặp sau khi mổ gai cột sống
1.1. Đau dai dẳng khó chịu
Ngay cả khi không vận động, bệnh nhân cũng cảm thấy đau đớn kéo dài. Áp lực của gai cột sống hay các đĩa đệm bị thoát vị khiến căn bệnh không được loại bỏ triệt để.
Bên cạnh đó, các mô sẹo liên quan tới các dây thần kinh sau phẫu thuật cũng làm bệnh nhân đau đớn, khó chịu.
1.2. Nhiễm trùng sau mổ gai cột sống
Mọi loại phẫu thuật đều tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng. Phẫu thuật gai cột sống cũng không phải ngoại lệ. Tiềm ẩn trong phương pháp này là rất nhiều biến chứng của bệnh gai cột sống.
Tình trạng nhiễm trùng có thể xuất hiện ở bên trong đĩa đệm, vùng da bị rạch hoặc trong ống cột cột sống cạnh các dây thần kinh.
Trong trường hợp bệnh nhân chỉ bị nhiễm trùng ngoài da, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh. Chỉ sau vài ngày sử dụng, bệnh tình sẽ thuyên giảm.
Với các dấu hiệu liên quan tới ống sống hoặc đĩa đệm, bệnh nhân sẽ được hút mủ. Sau đó, các loại thuốc kháng sinh sẽ được dùng để phục hồi sức khỏe.
1.3. Dễ tái phát
Các thống kê chỉ ra rằng, khoảng 10 – 15% bệnh nhân mắc lại bệnh sau khi phẫu thuật gai cột sống. Các dấu hiệu tái phát xuất hiện thường xuyên trong sáu tuần đầu tiên sau mổ.
Nếu đã bị tái phát, tỷ lệ chữa trị bệnh thành công sẽ ngày càng thấp đi. Vậy nên, phẫu thuật là phương pháp chữa bệnh cuối cùng nhưng chưa chắc đã hoàn hảo như mong muốn của mọi bệnh nhân.
1.4. Có nguy cơ bị thoái hóa cột sống
Mọi thương tổn cột sống, đĩa đệm đều có thể trở thành tác nhân tiến tới thoái hóa cột sống của các phân đoạn đốt sống liên quan. Quá trình vận động trên vùng đĩa đệm đã bị loại bỏ hoặc vùng cột sống bị gai sẽ không còn được như lúc đầu.
Lúc này, nguy cơ mắc phải biến chứng của bệnh gai cột sống tăng cao hơn bình thường rất nhiều. Đặc biệt, cột sống lưng chiếm tỷ lệ cao nhất.
1.5. Nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một biến chứng của bệnh gai cột sống mà các bệnh nhân sau phẫu thuật thường gặp.
Tính trạng này xuất hiện khi cục máu đông hình thành bên trong tĩnh mạch. Hình thành trong tĩnh mạch lớn của bắp chân, nó có thể phát triển và kéo dài lên tĩnh mạch trên đùi cũng như trong xương chậu.
Nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu phát triển mạnh thường liên quan tới xương. Nguyên nhân có thể tới từ việc cơ thể cố gắng ngăn chặn chảy máu vì phẫu thuật. Cơ chế đông máu cũng hoạt động mạnh trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó, quá trình đông máu cũng có thể bị thiết lập lại do các chấn thương mạch máu bao quanh vị trí phẫu thuật.
Cuối cùng, do không thể di chuyển tốt trong tĩnh mạch, hoạt động của máu trở nên trì trệ, tạo điều kiện cho các biến chứng xuất hiện.
Từ các thông tin trên, chúng ta có thể thấy rằng, bên cạnh những ưu điểm, phẫu thuật gai cột sống cũng có những khuyết điểm riêng. Trong đó, các biến chứng của bệnh gai cột sống sau phẫu thuật là nỗi lo chung của rất nhiều người.
2. Người mổ gai cột sống cần lưu ý gì trong chế độ dinh dưỡng
Vấn đề dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục chức năng của bệnh gai cột sống, vậy nên câu hỏi sau khi mổ gai cột sống nên ăn gì là câu hỏi rất quan trọng mà mọi bệnh nhân cần biết.
2.1. Sau khi mổ gai cột sống nên ăn gì?
Phần lớn mọi người cho rằng, chế độ ăn uống không liên quan gì tới căn bệnh gai cột sống. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chính vì lẽ đó, hiểu được sau khi mổ gai cột sống nên ăn gì sẽ hỗ trợ rất tốt quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
Với những ai hiểu sau khi mổ gai cột sống nên ăn gì, họ sẽ hiểu nguồn thực phẩm quan trọng nhất đối với các căn bệnh xương khớp là thực phẩm chứa canxi. Không đáp ứng đủ canxi có thể thúc đẩy gai cột sống, tình trạng loãng xương phát triển.
Mỗi ngày cơ thể con người cần khoảng 1.200mg canxi. Nguồn cung cấp chất này quá ít khiến hệ xương khớp phát triển không ổn định. Nhưng cung cấp quá nhiều cũng đẩy cơ thể rơi vào nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh khác. Vậy nên, thực phẩm bổ sung canxi nên bổ sung chuẩn xác phù hợp với tình trạng cơ thể bệnh nhân.
Các thực phẩm giàu canxi phổ biến có thể kể đến như: sữa và thực phẩm từ sữa, rau xanh, trái cây, thủy sản (tôm, cua hay cá ăn được nguyên xương). Danh sách sau khi mổ gai cột sống nên ăn gì chắc chắn không thể không có những thực phẩm trên.
Các nhà khoa học cũng chứng minh được rằng, một số chất dinh dưỡng nhất định có thể làm hạn chế sự tiến triển của các gai cột sống. Một số chất đó gồm vitamin C, vitamin D, niacin và beta-carotene. Sử dụng các thực phẩm này thường xuyên thậm chí còn có khả năng trì hoãn, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm sau này.
Các loại thuốc giảm đau nên hạn chế sử dụng vì tác dụng phụ chúng mang lại. Thay vào đó, bệnh nhân có thể dùng các chất dinh dưỡng khác như boron, niacinamide, axit béo omega-3 và vitamin E. Các chất này vừa bổ cho cơ thể lại giảm sưng, giảm đau hiệu quả.
2.2. Sau khi mổ gai cột sống không nên ăn gì?
Bên cạnh các vấn đề liên quan tới câu hỏi sau khi mổ gai cột sống nên ăn gì, bệnh nhân gai cột sống cũng cần phải nắm được các loại thực phẩm mình nên tránh:
- Thói quen dùng nhiều tinh bột, chất béo chuyển hóa thấp, bánh mì hoặc thực phẩm nghèo nàn dinh dưỡng không hề tốt cho sức khỏe bệnh nhân gai cột sống. Chúng thậm chí còn là tác nhân mạnh mẽ khiến bệnh gai cột sống trở lại nghiêm trọng hơn.
- Đồ ăn nhanh (pizza, khoai tây chiên, gà rán) là loại thức ăn nhiều calo cao nhưng lại nghèo nàn chất dinh dưỡng. Nhiều cơ sở cho trộn thêm các phụ gia sẽ kích thích quá trình tăng trưởng của gai xương. Ngoài ra còn hàm lượng chất béo bão hòa lớn không có lợi cho sức khỏe.
- Các loại thực phẩm chứa chất làm ngọt hóa học aspartame, hàm lượng đường cao, chất phụ gia, chứa ga cũng cần tuyệt đối tránh sử dụng. Các chất này được chế biến nhiều trong nước ngọt, nước đóng chai, soda, rượu, bia,…
- Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt chó, thịt dê,…) không nên sử dụng quá nhiều trong các bữa ăn. Chúng chứa các hợp chất không có lợi cho xương khớp. Thậm chí, nếu dùng nhiều, chúng còn có khả năng gia tăng cơn đau nhức, nguy hiểm hơn còn viêm khớp, thoái hóa.
Gai cột sống là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại rất khó khăn để chữa trị triệt để. Nếu không có hướng điều trị đúng cách và kiên nhẫn trong phục hồi, bệnh nhân dễ bị tái phát bệnh. Bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ về phương pháp này và cân nhắc cẩn thận các biến chứng trước khi mổ gai cột sống. Sự tìm hiểu này sẽ rất hữu ích cho quá trình điều trị và chữa bệnh sau này.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt