Các loại thuốc chữa bệnh gout thường dùng
Như chúng ta đã biết, người mắc bệnh gout thường phải trải qua những cơn đau đớn vô cùng dữ dội. Do đó, việc đầu tiên, bác sỹ sẽ phải kê cho bệnh nhân thuốc giảm đau. Ngoài ra, người bệnh cần sử dụng các loại thuốc chống viêm, giảm axit uric máu, các loại thuốc nhằm làm chậm quá trình bệnh gout tiến triển gây biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Nội dung bài viết
1. Khái niệm về bệnh gout
Gout là hiện tượng viêm khớp gây ra cảm giác sưng và đau dữ dội. Mức độ đau nhiều đến nỗi bệnh nhân rất khó khăn trong việc đi lại, không chỉ là đau mà các khớp còn cứng lại làm hạn chế vận động. Mức độ ảnh hưởng theo thứ tự ưu tiên sau: ngón chân cái thường đau nhiều nhất, sau đó đến khớp tại khủy của tay, rồi đến cổ tay, rồi cuối cùng là khớp tại ngón của tay và chân.
Sở dĩ người bệnh đau đớn như vậy là bởi các tinh thể bên trong khớp. Các tinh thể này được tạo ra do quá trình axit uric tích tụ lâu ngày tạo nên. Trong quá trình axit uric tăng dần lên mỗi ngày thì hầu như bệnh nhân không hề cảm thấy gì cho đến khi cơn gout bùng phát. Hầu hết các cơn đau do gout xuất hiện đột ngột và nguy cơ tái phát cao. Sau mỗi lần tái phát, các mô sẽ bị tổn thương nhiều hơn do các tinh thể đâm xuyên.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch, béo phì, nam giới và phụ nữ sau mãn kinh là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gout.
2. Bệnh gout có những biểu hiện gì?
Đau đớn: Bệnh gout thường xuất hiện vào ban đêm, xảy ra đột ngột. Cảm giác đau ở các khớp một cách dữ dội, cơn đau tiếp tục tăng lên, người ta thấy đỉnh điểm và khoảng 24 giờ. Sau đó nó có giảm, tuy nhiên vẫn để lại cảm giác rất khó chịu cho bệnh nhân. Cơn đau dữ dội, quằn quại khiến người bệnh không thể đi tất hay đắp chăn khi nó ập đến.
Khớp sưng, nóng, đỏ: Tại các khớp sưng to, tấy đỏ và sờ có cảm giác nóng. Lúc này người bệnh bị hạn chế về cử động, kể cả biên độ và cường độ. Người bệnh không thể đi lại được như người bệnh thường trong một thời gian. Nếu mức độ nặng, thậm trí người bệnh cần phải phẫu thuật thay khớp.
3. Các loại thuốc chữa bệnh gout
3.1 Kiểm soát cơn đau:
Điều mà người bệnh mong muốn nhất lúc đang diễn ra cơn đau là có loại thuốc có thể cắt đứt được nó. Tuy nhiên gần như không có thuốc nào như vậy. Thuốc chỉ có thể làm ức chế và kiểm soát phần nào chứ không thể cắt đứt cơn đau hoàn toàn.
Quá trình dùng thuốc cần lưu ý theo hướng dẫn của bác sỹ. Giả sử người bệnh không theo phác đồ điều trị hạ axit uric thì tại thời điểm bị cơn gout đột ngột xuất hiện không nên bắt đầu điều trị hạ axit uric. Nhưng nếu người bệnh theo phác đồ điều trị hạ axit uric thì không được ngừng thuốc kể cả tại thời điểm bị cơn gout đột ngột xuất hiện. Loại thuốc thường sử dụng là: chống viêm NSAIDs, colchicine hoặc corticosteroid. Các thuốc này có thể dùng toàn thân hoặc tại khớp (do bác sỹ chỉ định). Bác sỹ sẽ xem xét cụ thể từng bệnh nhân (thể trạng, cấp độ bệnh, tiền sử dị ứng, các thuốc đang dùng hiện nay,…) để có chỉ định cụ thể.
3.2 Thuốc chống viêm:
Thuốc chống viêm NSAIDs: thường chỉ định cho cơn gout xảy ra đột ngột. Tên biệt dược là: ibuprofen liều lượng 800mg dùng từ 3 đến 4 lần mỗi ngày hoặc sử dụng indomethacin liều lượng 25 đến 50mg dùng 4 lần mỗi ngày. Khi các biểu hiện bệnh kết thúc thì dừng sử dụng thuốc. Nên ngừng điều trị khi các triệu chứng được giải quyết.
Colchicine: Khi dùng là tiêm tĩnh mạch thì thuốc này có độc tính khá nghiệm trọng nên nhiều tác dụng phụ. Vì vậy bác sỹ chỉ định chỉ nên dùng đường uống. Tuy nhiên Colchicine sử dụng liều cao lại có tác dụng kém. Cho nên bác sỹ thường hướng dẫn sử dụng Colchicine liều thấp. Có thể sử dụng kết hợp với NSAIDs.
Corticosteroid: Trên thực tế có nhiều bệnh nhân không thể sử dụng được NSAIDs. Khi đó bác sỹ sẽ sử dụng Corticosteroid để thay thế. Thuốc này sẽ được tiêm trực tiếp vào khớp bị bệnh (intra-articular steroid). Ngoài ra có thể dùng qua đường uống để đưa vào cơ thể, chẳng hạn như hai loại thuốc là prednisone và medrol. Lưu ý thuốc có tác dụng tốt khi mới chỉ có một đến hai khớp bị bệnh. Một điều kiện quan trọng nữa là bác sĩ phải là người đã từng tiêm cho bệnh nhân nhiều lần tại các khớp bệnh này. Liều lượng được chỉ định khi mới bắt đầu sử dụng là từ 30 đến 40mg mỗi ngày và được sử dụng kéo dài trong vòng từ 10 đến 14 ngày.
3.3 Thuốc có tác dụng hạ axit uric
Nhóm thuốc này có tác dụng hạ axit uric, từ đó sẽ làm giảm sự hình thành các tinh thể trong các khớp mà nhìn từ bên ngoài giống như các sần (tên khoa học gọi là tophi), từ đó sẽ làm giảm các cơn gout. Tần suất cơn gout giảm sẽ làm giảm nguy cơ gây tổn thương, giảm việc phá hủy khớp vĩnh viễn.
Có nhiều bệnh nhân được chỉ định điều trị hạ axit uric. Ví dụ như: Khi người bệnh có kết quả xét nghiệm có các nốt sần tophi hoặc đã kết luận là bị viêm khớp mãn tính thì sử dụng. Các trường hợp bệnh điều trị dự phòng colchicine trong viêm khớp gout cấp tính cũng thuộc chỉ định điều trị hạn axit uric. Thuốc cũng áp dụng trong trường hợp bệnh nhân đã mắc bệnh sỏi thận. Các trường hợp có khối u trước khi hóa trị liệu để phòng hội chứng ly giải khối u. Bệnh nhân có nồng độ axit uric huyết thanh cực cao (12 > mg/ dL) cần sử dụng phác đồ điều trị hạ axit uric.
Cơ thể con người khi thực hiện chuyển hóa purine trong quá trình tu sửa và phân hủy mô thì tạo ra axit uric. Người ta thấy rằng có khoảng 22% axit uric được mang lại từ nguồn thực phẩm chúng ta đưa vào cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây ra tăng axit uric trong máu, trong đó phải kể đến 2 nguyên nhân cơ bản. Đó là thận đào thải axit kém và cơ thể tăng tổng hợp axit uric do một nguyên nhân nào đó. Trong y học hiện nay có một số thuốc hạ axit uric là:
Probenecid: Probenecid sử dụng cho người bệnh bị giảm khả năng thải axit uric (nguyên nhân có thể do thận và các chức năng của thận). Tuy nhiên lại chống chỉ định với bệnh nhân dưới 60 tuổi. Probenecid có chơ chế hoạt động như sau: bằng cách hạn chế hấp thụ axit uric của thận (ở ống lượn gần). Do probenecid dễ làm tăng kết tủa hình thành sỏi thận nên người bệnh được hướng dẫn phải uống nhiều nước trong giai đoạn sử dụng thuốc này. Mặt khác, do đặc tính trên nên probenecid được chống chỉ định người đang bị bệnh bị sỏi thận (tất cả các dạng) và bệnh nhân mắc các bệnh khác về thận.
Allopurinol: Allopurinol là một hoạt chất khá dễ để cơ thể chúng ta dung nạp. Thuốc này khá tiết kiệm, thường được các bác sỹ chỉ định để sử dụng giảm axit uric. Allopurinol được chỉ định sử dụng với liều thấp khi mới giai đoạn bắt đầu. Tuy nhiên khi dùng thì cần theo dõi rất chặt chẽ về công thức máu, chức năng thận. Dùng thuốc có thể xảy ra các tác dụng phụ về gan (phát ban, nhiễm độc gan), các tác dụng phụ về xương (ức chế tủy xương) và các phản ứng phụ nghiêm trọng khác.
Febuxostat: Febuxostat là một hoạt chất ức chế mới (xanthine oxidase) để làm hạ axit uric máu. Thuốc này tác dụng tốt với các trường hợp bệnh nhẹ và trung bình. Febuxostat cũng là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như gây ra những bất thường chức năng gan. Do đó bác sĩ đã khuyên bệnh nhân cần thực hiện, theo dõi các xét nghiệm máu.
Pegloticase: Uricase là một loại enzyme có tác dụng chuyển đổi u rê hòa tan kém thành loại dễ hòa tan hơn, loại này được bài tiết ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Uricase được tìm thấy ở đa số các động vật có vú. Thế nên những loại động vật có vú nào có uricase sẽ không mắc bệnh gout. Thế nhưng, tiếc thay con người và sốt ít loài linh trưởng lại thiếu hụt uricase. Nguyên nhân do có sự bất hoạt gen khi động vật linh trưởng và con người xảy ra trong quá trình tiến hóa. Chính vì thế đã thiếu khả năng làm cho axit uric dễ tan. Do vậy dễ mắc bệnh gout. Pegloticase được sử dụng bằng đường tiêm qua đường tĩnh mạch, bác sĩ chỉ định sử dụng mỗi 2 tuần. Riêng thuốc này có thể điều trị dự phòng. Chỉ định khi có phản ứng dị ứng với steroid, thuốc kháng histamin. Tuy nhiên trong phác đồ điều trị và quá trình sử dụng thuốc bắt buộc cần có sự theo dõi chặt chẽ vì nghi ngại đến sự tiến triển của phản ứng truyền dịch. Thuốc chống chỉ định với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt