Các phương pháp tái tạo sụn khớp gối hiệu quả cho người trẻ

Sụn khớp gối là một cấu trúc rất linh hoạt nhằm hỗ trợ hoạt động của khớp gối. Tuy nhiên, đây lại là bộ phận rất dễ tổn thương do phải chịu nhiều ảnh hưởng khi cơ thể vận động. Trong đó, thoái hóa sụn khớp gối là một biểu hiện phổ biến. Song, các số liệu thống kê tại Việt Nam cho thấy rằng đây không còn là căn bệnh của người lớn tuổi, thoái hóa sụn khớp gối đang gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Vậy, đâu là phương pháp tái tạo sụn khớp gối hiệu quả cho người trẻ? Cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

1. Nguyên nhân thoái hóa sụn khớp gối ở người trẻ

Thoái hóa sụn khớp gối ở người trẻ ngày càng gia tăng
Thoái hóa sụn khớp gối ở người trẻ ngày càng gia tăng

Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy thoái hóa sụn khớp gối là một quá trình tự nhiên của cơ thể, thường xảy ra ở những người bước sang tuổi 40. Tuy nhiên, hiện nay số lượng người trẻ mắc căn bệnh này có xu hướng gia tăng đáng chú ý với khoảng 30% người trên 35 tuổi bị thoái hóa sụn khớp gối. Giờ đây, vấn đề tái tạo sụn khớp gối đã không còn riêng của những người lớn tuổi mà không ít bạn trẻ cũng bắt đầu quan tâm.

Dưới góc độ chuyên môn, 3 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thoái hóa sụn khớp gối được các bác sĩ phát hiện là do tổn thương sụn khớp gối, tổn thương xương dưới sụn khớp gối và giảm tiết dịch khớp gối. Trong đó, lý do phổ biến nhất chính là do tổn thương sụn khớp gối. Thông thường, những người càng lớn tuổi càng có nguy cơ bị tổn thương sụn khớp gối. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có không ít người trẻ bị tổn thương sụn khớp gối do những thói quen sinh hoạt và vận động không khoa học.

Một số tác nhân phổ biến gây hại sụn khớp gối ở người trẻ:

  • Thừa cân, béo phì: Vấn đề cân nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sụn khớp gối. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng khi cơ thể tăng 1kg thì trọng lượng dồn lên hai khớp gối tăng thêm gấp 3 lần. Đây chính là tác nhân khiến sụn khớp gối quá tải, nhanh chóng hao mòn và hư hỏng dần theo thời gian.
  • Ít vận động: Không phải ngẫu nhiên các bác sĩ khuyến cáo chúng ta thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao bởi việc gia tăng sức mạnh cơ có thể giảm 30% nguy cơ phát triển thoái hóa sụn khớp gối. Tuy nhiên, nhiều người trẻ hiện nay lại có xu hướng thờ ơ và lười vận động, đặc biệt là giới văn phòng. Việc ít vận động sẽ khiến cơ yếu dần và trở nên lỏng lẻo, hệ thống khớp gối dễ bị sai lệch và tổn thương.
  • Di chuyển, vận động sai tư thế: Vốn có nguy cơ dễ tổn thương nay sụn khớp gối càng dễ hư tổn hơn với những ai thường xuyên ngồi xổm, bắt chéo chân, mang vác vật nặng, đi lại quá nhiều… sai tư thế.
  • Đi giày cao gót: Thói quen đi giày cao gót ở phần lớn chị em phụ nữ sẽ khiến sụn khớp gối chịu nhiều áp lực căng thẳng hơn. Từ đó, làm gia tăng nguy cơ bị thoái hóa sụn khớp gối một cách nhanh chóng.

2. Thoái hóa sụn khớp gối ở người trẻ có nguy hiểm không?

Thoái hóa sụn khớp gối nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến vận động của người bệnh
Thoái hóa sụn khớp gối nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến vận động của người bệnh

Bên cạnh những tiếng lục đục đặc trưng, thoái hóa sụn khớp gối sẽ “hành hạ” bạn với những cơn đau nhẹ khi gối chuyển động trong các tư thế như co, duỗi, gập, xoắn,… đặc biệt sẽ đau nặng nề nếu bạn ngồi xổm. Khi vùng khớp gối bị sưng và nóng lên thì mức độ đau sẽ tăng dần lên. Chúng có thể tự hết nhưng sẽ trở lại và tái phát thường xuyên.

Ở giai đoạn muộn, người bệnh sẽ nghe được tiếng lộp khộp khi di chuyển, có cảm giác như xương bên trong khớp vỡ vụn. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: vận động khó khăn, teo cơ, biến dạng trục cổ xương, mất cân bằng cột sống, ảnh hưởng hệ thần kinh và mất khả năng di chuyển.

Để hạn chế và khắc phục các triệu chứng, biến chứng mà thoái hóa sụn khớp gối gây ra, người bệnh có thể áp dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp tái tạo sụn khớp gối để mang lại hiệu quả tích cực hơn.

3. Các phương pháp tái tạo sụn khớp gối hiệu quả dành cho người trẻ

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tái tạo sụn khớp gối. Tùy cơ địa và biểu hiện của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ nhằm hạn chế những triệu chứng, làm chậm quá trình thoái hóa sụn khớp gối chứ không thể điều trị triệt để. Sau đây là một số phương pháp tái tạo sụn khớp gối hiệu quả dành cho người trẻ:

Tái tạo sụn khớp gối bằng thuốc tây y

Với sự phát triển của y học hiện nay, thuốc tây y được xem là một trong những phương pháp tái tạo sụn khớp gối mang lại hiệu quả tích cực. Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, phục hồi chức năng của sụn khớp là giải pháp “cứu cánh” cho những cơn đau quay đi quay lại hay những cảm giác khó chịu khi vận chuyển của người bệnh. Tuy nhiên, để tránh tác dụng phụ và những ảnh hưởng không mong muốn đối với sức khỏe, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng liều, đúng cách, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tái tạo sụn khớp gối bằng vật lý trị liệu

Chúng ta hoàn toàn có thể can thiệp vào quá trình thoái hóa sụn khớp gối bằng việc áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn hoặc những bài tập vận động nhẹ nhàng,… Với phương pháp này, không chỉ giúp người bệnh “đối phó” với những cơn đau mà còn hỗ trợ tái tạo sụn khớp gối, tăng cường sự dẻo dai cho xương.

Sử dụng thực phẩm hỗ trợ tái tạo sụn khớp gối

Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C, vitamin K góp phần tái tạo sụn khớp gối hiệu quả
Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C, vitamin K góp phần tái tạo sụn khớp gối hiệu quả

Theo nghiên cứu của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng thì chế độ ăn uống hoàn toàn có thể giúp chúng ta chủ động can thiệp vào quá trình lão hóa đồng thời tái tạo sụn khớp gối một cách hiệu quả. Vì vậy, hãy bổ sung vào thực đơn mỗi ngày của mình những thực phẩm sau đây nhé: Omega-3, các loại cá biển, các loại xương ống từ động vật, sữa và các thực phẩm từ sữa, thực phẩm giàu canxi, ngũ cốc, các loại rau xanh và trái cây,…

Tái tạo sụn khớp gối bằng cách tiêm  Acid Hyaluronic nội khớp

Một trong những cách điều trị thoái hóa sụn khớp gối hiệu quả nhất là tiêm trực tiếp Acid Hyaluronic vào khớp gối bị thoái hóa. Phương pháp này có tác dụng bôi trơn và giảm ma sát giữa các khớp xương khi chuyển động, đồng thời kích thích tế bào sụn và màng hoạt dịch sản sinh Acid Hyaluronic giúp giảm đau trong thời gian từ 6 – 12 tháng. Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định tiêm từ 3 – 5 mũi, trong đó, mỗi mũi tiêm cách nhau 1 tuần.

Điều trị thoái hóa sụn khớp gối bằng phẫu thuật

Phẫu thuật thay khớp gối – giải pháp cho tình trang thoái hóa sụn khớp nặng
Phẫu thuật thay khớp gối – giải pháp cho tình trang thoái hóa sụn khớp nặng

Đối với những trường hợp thoái hóa sụn khớp gối mà các phương pháp điều trị trên bị “vô hiệu” hoặc tình trạng bệnh lý bước vào giai đoạn nghiệm trọng thì các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật thay khớp gối. Kỹ thuật thay khớp gối nhân tạo có thể ảnh hưởng nhiều đến sự phục hồi vận động sau này của những người bệnh trẻ.

Như vậy, thoái hóa sụn khớp gối ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống của mọi người, đặc biệt là những người trẻ. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ có ý nghĩa đặc biệt đối với hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là nên phòng bệnh từ sớm bằng chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao lành mạnh để nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp gối ngay từ đầu.

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7