Các triệu chứng điển hình của người đau gai cột sống lưng
Xếp sau thoái hóa và thoát vị đĩa đệm thì gai cột sống cũng là bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay. Đáng lo ngại là bất kể ai sau độ tuổi 30 cũng có thể trở thành nạn nhân. Trong đó, đau gai cột sống lưng là trường hợp thường gặp nhất và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng từ đó áp dụng các phương pháp điều trị sao cho phù hợp sẽ giúp ích cho bệnh nhân trong việc hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Nội dung bài viết
1. Nên hiểu như thế nào về đau gai cột sống lưng?
Cột sống thắt lưng là vị trí luôn chịu áp lực nặng nề nên dễ bị tổn thương, viêm hoặc thoái hóa nhất dẫn đến hiện tượng hình thành các gai nhô ra dọc theo rìa các đốt sống. Nhiều tài liệu còn giải thích rằng, gai cột sống chính là các gai tỏa ra từ sự cọ xát giữa hai đốt sống do theo thời gian hệ thống dây chằng cố định xương hoạt động lỏng lẻo.
Việc hình thành của gai xương ở thắt lưng được các chuyên gia giải thích như sau: Lớp sụn khớp giữa các đốt sống thắt lưng chịu áp lực dồn nén và trọng lượng của cơ thể nên bị tổn thương dẫn đến thoái hóa cột sống. Quá trình thoái hóa khiến cho phần xương dưới lớp sụn chịu ảnh hưởng, thay đổi cấu trúc và tạo ra các lỗ hổng. Cơ thể lúc này sẽ tăng cường hấp thu canxi để tái tạo xương lấp đầy các lỗ đó. Chính vì vậy mà canxi bị lắng đọng dẫn đến hình thành các gai giữa các đốt sống và chèn ép các mô, dây thần kinh. Đây chính là nguyên nhân tạo nên các cơn đau cột sống thắt lưng ở người bệnh.
2. Những đối tượng nào có nguy cơ bị bệnh gai cột sống thắt lưng?
Người cao tuổi
Người cao tuổi với quá trình lão hóa xương khớp tự nhiên là trường hợp phải kể đến trước tiên. Chẳng ai có thể tránh khỏi được những bệnh lý về xương khớp khi bước sang độ tuổi xế chiều, trong đó có đau gai cột sống lưng. Theo thời gian, nhất là những người sau 30 tuổi, xương bắt đầu có sự thoái hóa và suy giảm chức năng dẫn đến hình thành gai.
Thừa cân, béo phì
Việc cân nặng của cơ thể lớn khiến trọng lực dồn lên vùng thắt lưng cao nên những người bị béo phì cũng thuộc nhóm đối tượng dễ bị gai cột sống thắt lưng. Hơn nữa, lượng mỡ thừa trong cơ thể không chỉ gây ra nhiều bệnh lý tim mạch mà còn cản trở quá trình hấp thu canxi của xương từ bên ngoài phải huy động nguồn canxi của cơ thể. Do đó mà quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra nhanh hơn và gai xương hình thành.
Người bị chấn thương cột sống
Các va chạm, cọ xát, chèn ép hay chấn thương do tai nạn, đánh đập,… khiến xương phải thực hiện quá trình tu bổ, tái tạo và hình thành nên gai xương. Vùng cột sống thắt lưng bị tổn thương sẽ làm giảm chức năng của các đốt sống do đó mà các vận động cũng trở nên kém linh hoạt hơn, gai cột sống nhanh chóng được hình thành.
Bên cạnh đó, sau chấn thương còn kế phát nhiễm trùng hay viêm cũng có thể kích thích các tế bào hình thành xương thừa nhô ra ngoài.
Tính chất của một số công việc
Với tính chất công việc trong xã hội hiện nay, không thiếu những trường hợp gai cột sống thắt lưng xuất hiện ở người trẻ do ngồi hoặc đứng quá lâu. Những người làm việc thường xuyên với máy tính, nhân viên văn phòng, kế toán, lễ tân, giáo viên,… là nhóm đối tượng có xu hướng bị gai cột sống thắt lưng cao và sớm hiện nay. Hơn nữa, những người thường xuyên mang giày cao gót cũng có nguy cơ cao bị đau gai cột sống lưng sớm.
Ngoài ra, người thường xuyên phải khuân vác hoặc bưng bê các vật nặng, các vận động viên cử tạ cũng có thể bị gai cột sống bởi trọng lực dồn lên vùng thắt lưng lớn. Hay những diễn viên múa, xiếc, uốn dẻo thường xuyên vặn mình, thay đổi động tác đột ngột cũng có thể dẫn đến gai cột sống thắt lưng.
3. Các triệu chứng điển hình của người đau gai cột sống lưng
Không phải lúc nào bệnh gai cột sống thắt lưng cũng có triệu chứng rõ ràng, nhất là vào giai đoạn khi gai xương mới hình thành. Chỉ khi nào các gai xương có sự cọ xát với mô mềm hoặc bộ phận xung quanh, chèn ép dây thần kinh thì mới có một số biểu hiện như:
- Thường xuyên thấy mỏi lưng, đơ và cứng hoặc đau nhói ở vùng cột sống thắt lưng. Cơn đau nhiều hơn khi ngồi hay đứng, khi vận động và làm việc nặng và giảm khi nằm nghỉ ngơi. Không chỉ vậy, vị trí đau có thể lan rộng sang vùng chậu, hai bên hông, mông, bắp đùi hoặc hai chân khiến cho việc đi lại, ngồi xuống đứng lên của người bệnh gặp nhiều bất tiện.
- Các cơn đau có thể khiến bệnh nhân khó ngủ hoặc mất ngủ thường xuyên. Chính vì vậy mà bên cạnh cảm giác khó chịu của bệnh, người bị gai cột sống thắt lưng còn có biểu hiện bực bội, dễ nổi nóng với người xung quanh, cảm giác không thoải mái, mất tập trung, thường xuyên ngáp hoặc mắt lờ đờ do thiếu ngủ.
- Các cơn đau sẽ khiến người bệnh mệt mỏi và lười vận động, đi lại và nằm nhiều hơn. Điều này khiến cho khí huyết lưu thông kém, dẫn đến biểu hiện đau thắt lưng kèm theo mất cân bằng. Do đó, việc vận động vừa phải sẽ giúp bệnh nhân giảm được tình trạng này.
- Tê bì hai chi dưới là trường hợp thường gặp ở người bị đau gai cột sống lưng do hoạt động của cơ bắp suy yếu khiến rễ thần kinh chịu tác động. Từ đó dẫn đến mất cảm giác, thậm chí nhiều trường hợp nặng có thể gây nên bại liệt tạm thời hay vĩnh viễn ở hai chân.
- Trong trường hợp ống tủy bị thu hẹp, xâm lấn hoặc nhiễm trùng, viêm sẽ làm xuất hiện chứng rối loạn đại tiểu tiện, làm xáo trộn đời sống sinh hoạt của bệnh nhân.
Đối với các bệnh lý về xương khớp thì hầu như không có trường hợp nào có thể chữa khỏi dứt điểm 100%, kể cả đau gai cột sống lưng. Tất cả các phương pháp điều trị hiện nay đều chỉ làm giảm quá trình tiến triển xấu của bệnh, hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể hạn chế được các vấn đề liên quan đến xương khớp hay đẩy lùi thời gian hình thành bệnh thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động,… Đặc biệt, khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ bệnh hay muốn được tư vấn kỹ lưỡng hơn các vấn đề sức khỏe, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa tại những nơi uy tín để được giải đáp cụ thể.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt