Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp háng không phẫu thuật
Thoái hóa khớp háng là bệnh lý xương khớp thường gặp, vậy nguyên nhân của bệnh, các đối tượng nguy cơ mắc bệnh này là ai? Đặc biệt điều trị bệnh thoái hóa khớp háng mà không cần phẫu thuật được áp dụng như thế nào trong y khoa. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới dây.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp háng
Tình trạng thoái hóa khớp háng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, kể cả ở người Việt Nam hay từ các quốc gia khác. Theo thống kê hiện nay có rất nhiều người dân Mỹ mắc bệnh béo phì cho nên cơ thể họ rất nặng, nhiều bệnh nhân ở độ tuổi 20 đến 60 được chẩn đoán thoái hóa khớp háng. Nguyên nhân chính là do trọng lượng cơ thể quá khổ, dẫn đến áp lực vào khớp háng. So với các nước phát triển, tỷ lệ người Việt Nam mắc thoái hóa khớp háng ít hơn. Có 02 nguyên nhân thường gặp ở bệnh này ở người dân Việt Nam là:
– Một là do bệnh lý hoại tử mạch chỏm xương đùi, do giảm lưu lượng tuần hoàn máu đến vùng khớp háng. Với trường hợp này thường phải điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, tỷ lệ gặp phải không cao.
– Lý do thứ hai là phần lớn những trường hợp bị thoái hóa khớp háng lại là do những vấn đề ở cột sống thắt lưng và vùng xương chậu. Khi nói về sự chuyển động, khớp háng cho phép phần đùi di chuyển trong tầm giới hạn. Nguyên lý khi khớp háng hoạt động dẫn theo sự chuyển động của vùng cánh chậu. Khi vùng cánh chậu dừng vận động, tiếp theo cột sống thắt lưng cần cử động. Đây là sự kết hợp vận động thật nhuần nhuyễn giữa cột sống và khớp háng. Khi thăm khám người bệnh, các bác sĩ thấy những bệnh nhân nào gặp vấn đề khớp háng thường bắt nguồn từ những đốt sống thắt lưng bị sai lệch, cứng và khó cử động khiến cho khớp háng cần phải cử động nhiều hơn.
2. Những biểu hiện thoái hóa khớp háng
Dấu hiệu thoái hóa khớp háng thường xuất phát từ cả vùng sâu và trước vùng khớp gối trở nên đau hơn và cứng khớp phía trước và phía sau đùi. Nếu về chân có cả 2 triệu chứng trên, phía trên thì cả tình trạng thoái hóa khớp háng hoặc giảm chức năng chỏm xương đùi.
3. Vậy tình trạng bệnh này được chẩn đoán bằng những phương pháp nào?
Có hai phương pháp để đánh giá tình trạng thoái hóa khớp háng:
– Kiểm tra vận động vật lý bằng cách cho người bệnh nằm sấp và nâng 1 chân lên và bắt chéo sang chân bên kia. Nếu khớp háng gây đau và phần vận động hạn chế và đầu gối khó khăn khi chạm xuống. Thì các bác sĩ biết khớp háng đang bị cứng và không cử động được với phương pháp kiểm tra chuyên ngành, các bác sĩ có thể chẩn đoán thoái hóa khớp háng khi kiểm tra, bằng cách so sánh cử động của 2 bên khớp.
– Cách thứ 2: Sử dụng hình ảnh chẩn đoán như phim cộng hưởng từ MRI hay chụp X Quang. Với phương pháp chụp X – Quang, các bác sĩ sẽ quan sát được phân bố trọng lượng cho 2 bên. Qua đó có thể thấy được khớp háng nào bị sụt xuống bất thường so với bên còn lại. Còn thông qua phim chụp cộng hưởng từ MRI, các bác sĩ có thể quan sát và đánh giá các phần mô cơ. Trong 1 số trường hợp, các bác sĩ chỉ định cả 2 phương pháp. Vì kết hợp cả chụp cộng hưởng từ MRI và kiểm tra vận động khớp háng đưa ra chẩn đoán hoàn thiện, đánh giá tổng thể tình hình bệnh của người bệnh.
4. Thoái hóa khớp háng có nguy cơ cao ở những đối tượng nào?
Như đã đề cập ở phần trên, ở Mỹ tỷ lệ những người gặp vấn đề ở khớp háng nhiều hơn khớp gối. Số liệu này ngược lại so với Việt Nam. Đối với các nước như Mỹ hay Châu Âu, Châu Úc, tình trạng béo phì thì có sự liên quan với thoái hóa khớp háng. Ở Việt Nam những người có nguy cơ đầu tiên bị thoái hóa khớp háng cao liên quan tới cân nặng.
Nhóm người thứ hai có nguy cơ mắc thoái hóa khớp háng là những người sử dụng nhiều rượu và thuốc lá. Những đối tượng này thường bị giảm chức năng tuần hoàn máu dẫn truyền về khớp háng.
Nhóm người thứ ba có nguy cơ mắc thoái hóa khớp háng đến từ những người có cường độ luyện tập thể dục thể thao quá nhiều. Họ không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, điển hình là những vận động viên viên chuyên nghiệp. Điều này dẫn đến họ dễ bị mắc thoái hóa khớp háng cao hơn những người còn lại.
5. Thoái hóa khớp háng sẽ có những nguy hiểm như thế nào nếu không điều trị kịp thời?
Những bệnh nhân chịu đựng với vấn đề thoái hóa khớp háng trong thời gian dài mà không điều trị sẽ dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn. Đối với những trường hợp chẩn đoán sớm khoảng trong 5 năm đầu tiên, bệnh nhân mau chóng hồi phục hơn. Hầu hết bệnh nhân dành thời gian với bác sĩ điều trị và tập luyện, người bệnh có thể mau khỏe mạnh hơn và giảm rủi ro biến chứng khác.
Đối với trường hợp phát triển nặng hơn khi 2 đầu xương chạm vào nhau và sụn khớp bào mòn, khớp háng đau ở mức rất nghiêm trọng. Thời điểm này rất khó hồi phục. Khi không điều trị phẫu thuật, bên cạnh đó di chứng lan ra khớp gối bị đau và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Trường hợp đặc biệt này được chỉ phẫu thuật hoặc thay khớp háng nhân tạo. Đây là biện pháp cuối cùng để điều trị thoái hóa khớp háng. Tuy nhiên nguy cơ tái phẫu thuật khớp háng nhân tạo sau 15 năm có thể xảy ra. Chính vì vậy bệnh nhân nên được chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp háng từ sớm.
6. Các cách điều trị thoái hóa khớp háng không phẫu thuật
Đối với các trường hợp phát hiện sớm, các bác sĩ đưa ra liệu trình điều trị thần kinh cột sống. Trường hợp phát hiện ra vấn đề ở những vị trí cột sống thường xuyên ảnh hưởng tới các cử động các khớp phía trên vùng cánh chậu tạo nên áp lực khớp háng, bác sĩ chuyên khoa thần kinh cột sống sẽ điều trị bằng cách nắn khớp háng để giảm đau do thoái hóa.
Đối với trường hợp nghiêm trọng hơn khi không còn phương pháp nào có thể điều trị được nữa thì phẫu thuật cắt bỏ khớp háng là phương pháp tối ưu bằng cách cấy ghép các mạch máu, giúp lưu thông máu tốt hơn và nuôi dưỡng khớp háng. Đặt khớp gối nhân tọa cũng được đưa vào chỉ định các trường hợp nghiêm trọng khi điều trị sớm và kịp thời bệnh nhân có thể hồi phục điều trị bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.
7. Trong trường hợp nào thì bị thoái hóa khớp háng cần can thiệp bằng phẫu thuật?
Đối với trường hợp mạch máu bị tổn thương hoặc hoại từ, phẫu thuật cấy ghép mạch máu giúp hỗ trợ tuần hoàn vùng khớp háng. Tuy nhiên phẫu thuật này chưa phổ biến ở Việt Nam.
Trường hợp thứ 2 khi khớp háng nhiều vùng bị thoái hóa khi 2 đầu xương chạm vào nhau và sụn khớp bị mòn, các bác sĩ không còn cách nào khác ngoài việc phẫu thuật hoặc thay khớp háng. Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng nếu bệnh nhân được phát hiện và can thiệp kịp thời hoàn toàn có thể cải thiện mà không cần phải phẫu thuật.
Hy vọng bài viết trên cung cấp nhiều thông tin thú vị về điều trị bệnh thoái hóa khớp háng không phẫu thuật.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt