Cách điều trị viêm khớp háng
Viêm khớp háng là bệnh lý xương khớp nhiều người mắc phải. Bệnh gây cản trở khả năng vận động và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Vậy điều trị viêm khớp háng như thế nào? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Điều trị bệnh viêm khớp háng bằng thuốc tây
1.1. Thuốc uống
Loại thuốc đầu tiên được liệt kê vào danh sách những loại thuốc chữa viêm khớp háng chính là thuốc Tây y. Với tâm lý trung của mọi người là sợ đau đớn kéo dài vì thế mà loại thuốc nào, phương pháp nào có thể giảm đau đớn nhanh chóng nhất sẽ được mọi người lựa chọn và thuốc Tây y đáp ứng được yêu cầu đó.
Đối với người có triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các thuốc chữa thoái hóa khớp háng như ibuprofen không kê toa, acetaminophen hoặc naproxen để kiểm soát cơn đau. Những loại thuốc này cũng có tác dụng kháng viêm, vì vậy chúng cũng có thể làm giảm kích ứng dây thần kinh.
Những người bị viêm khớp háng từ trung bình đến nặng có thể cần được chỉ định các loại thuốc giảm đau
1.2. Thuốc tiêm
Bác sĩ có thể tiêm thuốc để giảm đau, những thuốc tiêm bao gồm:
Axit Hyaluronic: Loại chất này cung cấp dịch bôi trơn cho các khớp xương của bạn để làm tăng độ ma sát và giảm độ cứng, nhưng loại thuốc này chưa được FDA chấp thuận sử dụng trong khớp háng.
Tiêm steroid: Corticosteroid có thể làm giảm viêm, sưng và làm giảm đau. Tuy nhiên, những mũi tiêm này có thể làm mỏng xương xung quanh khớp háng. Ngoài ra, giảm đau có thể chỉ là tạm thời đối với các loại thuốc này.
Điều trị huyết tương giàu tiểu cầu: Đây là phương pháp trị liệu mới, bằng cách sử dụng một mẫu máu của riêng người bệnh để tạo ra một nồng độ tiểu cầu máu. Các tiểu cầu sau đó được tiêm vào vùng bị hư hỏng của sụn để giảm đau và tăng tốc độ hồi phục.
Mặc dù việc dùng thuốc chữa thoái hóa khớp háng là phương pháp phổ biến với ưu điểm là tác dụng làm thuyên giảm các triệu chứng nhanh chóng, dễ dàng sử dụng. Thế nhưng, nhược điểm của phương pháp này là chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng mà không tác động vào căn nguyên gây bệnh, vì thế không điều trị bệnh dứt điểm và có nguy cơ tái phát cao.
2. Cách điều trị viêm khớp háng bằng thuốc nam
2.1. Bài thuốc từ lá lốt
Công dụng:
Lá lốt là thảo dược quen thuộc được đánh giá là có khả năng chữa các chứng viêm đau xương khớp rất thần kỳ. Lá lốt có vị cay, thơm, tính ấm, có công dụng trừ thấp, trừ phong, tán hàn, giảm đau,… người xưa thường dùng lá lốt để trị các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, phong tê thấp, đau lưng nhức mỏi…
Người bệnh có thể kết hợp lá lốt với các vị thuốc khác theo bài thuốc dưới đây để chữa viêm khớp háng:hành phần: 30g lá lốt, 30g rễ cây bưởi bung, 30g cỏ xước và 30g vòi voi.
Cách dùng:
Đem các vị thuốc rửa sạch và cho vào sắc với 3 chén nước còn lại 1 chén, chia 3 lần uống trong ngày khi còn ấm. Sử dụng liên tục 7 ngày thì ngưng 7 ngày và dùng tiếp.
2.2. Bài thuốc từ cây trinh nữ
Công dụng:
Cây hoa trinh nữ còn có tên gọi khác là mắc cỡ, xấu hổ cỏ thẹn,… Với tác dụng chống viêm, làm dịu cơn đau, an thần, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu, thông kinh hoạt lạc, cây trinh nữ là một vị thuốc chữa đau nhức khớp được sử dụng rất phổ biến.
Các bài thuốc uống:
Dùng 20g rễ trinh nữ, 20g rễ cúc tần, 20g rễ bưởi bung, 10g rễ cam thảo dây, 10g rễ đinh lăng đem sắc với nước uống ngày 1 thang.
Dùng 12g rễ trinh nữ, 12g dây đau xương, 12g thổ phục linh, 12g thiên niên kiện, 12g gai tầm xoọng, 12g dây gắm, 12g tục đoạn, 12g hy thiêm, 12g kê huyết đằng đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc xông:
Đem 40-50g cây trinh nữ, 40-50g lá lốt, 30 – 40g tía tô, 30 – 40g cây hy thiêm, 30 – 40g hoắc hương, 30 – 40g đơn tướng quân, 30 – 40g lá ngải cứu, 20g lá long não, 15g quế chi cho vào nồi nước đun sôi tới khi có mùi thơm thì trùm mền xông hơi 10 – 15 phút đến khi mồ hôi ra toàn thân thì ngừng. Mỗi ngày thực hiện 1 lần. Sau 15 ngày thì ngưng 7 ngày rồi lặp lại.
2.3. Bài thuốc từ ngải cứu
Công dụng:
Ngải cứu là một vị thảo dược quen thuộc, được dân gian sử dụng để chữa nhiều căn bệnh. Đặc biệt, người bị các chứng đau nhức sưng viêm trong khớp có thể được chữa khỏi nhờ dùng lá ngải cứu.
Cách thực hiện bài thuốc:
Đem lá ngải cứu rửa sạch rồi để ráo nước, cho muối hạt vào rồi đổ nước nóng lên. Đem ngải cứu đắp vào khớp háng bị viêm đau để giúp làm giảm sưng đau. Thực hiện cách này mỗi ngày 1 lần.
3. Điều trị viêm khớp háng bằng đông y
Đông y thường dựa vào nguyên nhân gây bệnh trong cơ thể do sức đề kháng yếu, khí huyết không thông. Tùy theo thể trạng mỗi người khác nhau mà các thầy thuốc, lương y sẽ bắt mạch và kê đơn thuốc phù hợp với từng bệnh nhân. Một số bài thuốc chữa viêm khớp háng bằng Đông y hiệu quả được nhắc đến như:
3.1. Bài thuốc số 1
Thành phần: Phòng phong, hoàng cầm, ngưu tất, đỗ trọng, quế chi, mộc qua, độc hoạt, xuyên quy, vương cốt đằng, cẩu tích, hy thiêm, thạch cao, chi mẫu và một số thảo dược quý khác.
Công dụng: Bài thuốc có công dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, hóa thấp và thông kinh lạc.
Thực hiện như sau: Cho tất cả những vị thuốc vừa chuẩn bị vào một ấm sắc thuốc với lượng thuốc vừa đủ dùng. Đổ 500ml nước ấm rồi vào bắc lên bếp, đem sắc khi nào nước đen sánh còn lại khoảng 200ml thì tắt bếp. Uống mỗi ngày 3 lần, thực hiện kiên trì trong khoảng 3 tháng thì các triệu chứng của bệnh viêm khớp háng sẽ giảm hẳn.
3.2. Bài thuốc số 2
Các vị thuốc bao gồm: Đương quy, xuyên khung, nhũ hương, bạch thược, thương truật, trạch tả, ý dĩ nhân, quế thanh, bạch linh, hoàng kỳ, cát căn, cam thảo và một số dược liệu khác.
Công dụng: Bài thuốc có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, bổ can thận, giúp tiện tì, ích khí, mạnh gân cốt, bồi bổ khí huyết. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp chống lại bệnh tật.
Cách làm như sau: Dùng ấm sắc thuốc bỏ tất cả các thành phần vừa chuẩn bị vào rồi đổ 500ml đem sắc trên bếp với lửa nhỏ. Khi nước đặc thì tắt bếp. Rót ra uống khi còn nóng, thực hiện mỗi ngày một thang thuốc, sử dụng đều đặn và kiên trì trong một thời gian dài để có hiệu quả cao nhất.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt