Cẩm nang y khoa về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1
Thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 nói riêng là căn bệnh có tỷ lệ mắc ngày càng cao và xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Cùng chúng tôi nắm bắt những thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé.
Nội dung bài viết
1. Đi tìm hiểu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 là gì?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp xảy ra khi đĩa đệm bị suy yếu hoặc bị tổn thương khiến nhân nhầy trong các đĩa đệm bị thoát ra ngoài. Khi đó, các rễ dây thần kinh bị chèn ép tới các lỗ liên hợp trên đốt sống gây ra những cơn đau bộc phát tại vị trí này.
Cột sống của chúng ta với 33 đốt sống được chia ra thành 5 đoạn:
- 7 đốt sống cổ (Cervicalis) từ C1 – C7.
- 12 đốt sống ngực (Dozsalis) từ D1 – D12.
- 5 đốt sống thắt lưng (Lombalis) từ L1 – L5.
- 5 đốt sống cùng (Sacralis) từ S1 – S5.
- 3 – 5 đốt sống cụt.
Hình ảnh mô tả cấu tạo các đốt sống thắt lưng
Như vậy, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 xảy ra ở đốt sống lưng ở vị trí L5 S1. L5 là kí hiệu của đốt sống thắt lưng cuối cùng và S1 là kí hiệu của đốt sống cùng thứ nhất. Bởi thế, đây là vị trí được xem là điểm tựa chính của cột sống, đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động. Do đó, nếu xuất hiện tổn thương ở vị trí này sẽ gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh.
2. Dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1
Triệu chứng chủ yếu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 là những cơn đau âm ỉ, đau buốt hoặc đau ngắt quãng:
Đau xung quanh vùng thắt lưng:
Đây là bệnh liên quan trực tiếp đến vùng thắt lưng nên những cơn đau sẽ xuất hiện chủ yếu ở khu vực này. Tuy nhiên, nếu để lâu ngày, các cơn đau sẽ lan xuống vùng hông, mông và các chi.
Đau dọc các dây thần kinh:
Ban đầu cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng thắt lưng. Tuy nhiên, khi trở nặng, người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau lan dần từ vùng lưng chạy dọc theo dây thần kinh, lan xuống vùng mông, đùi và chi dưới.
Tê liệt chi dưới:
Người bệnh có thể sẽ cảm thấy chân bị đau nhức hoặc tê cứng, co duỗi vô cùng khó khăn bởi dây thần kinh L5 có liên kết với chân nên khi bị tổn thương khiến vùng chân cũng bị ảnh hưởng theo.
Vận động khó khăn:
Vùng thắt lưng bị tổn thương khiến mọi hoạt động đều trở nên khó khăn hơn như: khi cúi gập người, quay người về phía sau, thậm chí khi bị đau lan xuống chi dưới còn làm ảnh hưởng lớn đến khả năng đi lại.
Đốt sống lưng vị trí L5 S1 được xem là điểm tựa chính của cột sống
Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 là gì?
3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này như:
Tuổi tác:
Bệnh xảy ra phổ biến hơn ở những người từ 40 tuổi trở lên. Ngoài 40 tuổi, cơ thể sẽ dần bị lão hóa, cấu trúc xương dần bị thoái hóa, sụn khớp mất đi sự linh hoạt, đĩa đệm dễ bị hư tổn, nhân nhầy bị khô dần, bao xơ bị vỡ,…
Thói quen sinh hoạt, vận động sai tư thế:
Thói quen sinh hoạt và vận động sai tư thế gây ảnh hưởng rất lớn tới cột sống và đĩa đệm. Việc đi đứng hay ngồi không đúng tư thế, ngồi cong vẹo cột sống, mang vác các vật nặng, cúi gập người,… đều tác động không nhỏ đến xương cột sống. Từ đó, đĩa đệm dễ bị thoái hóa khiến nhân nhầy bị thoát ra ngoài.
Bê vác vật nặng gây áp lực đến cột sống và đĩa đệm
Chấn thương vùng xương cột sống:
Chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn thể thao, va đập mạnh,… sẽ làm tổn thương đến cột sống, gây ra nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1.
Thừa cân:
Trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép cũng khiến các đĩa đệm bị đè nén. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến đĩa đệm bị tổn thương, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
4. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 hiệu quả nhất
Tùy vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định bằng một số phương pháp như sau:
Sử dụng thuốc:
Có thể sử dụng các loại thuốc như: thuốc giảm đau và chống viêm, thuốc giãn cơ giúp làm giảm tình trạng xơ cứng cơ, thuốc steroid giúp làm giảm tình trạng viêm, sưng, đau,…
Vật lý trị liệu:
Kéo dãn cột sống, chườm nóng hoặc lạnh, điện trị liệu, vận động trị liệu,… là phương pháp vật lý trị liệu được các bác sĩ khuyến khích bởi nó không những mang lại hiệu quả tốt mà còn rất an toàn. Những phương pháp này có tác dụng làm giảm áp lực lên các đĩa đệm, giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh, cải thiện chứng đau nhức ở vùng thắt lưng, tăng sức mạnh cơ bắp, phục hồi đĩa đệm.
Vật lý trị liệu là phương pháp được bác sĩ khuyến khích áp dụng
Phẫu thuật:
Những trường hợp chữa trị bằng thuốc hoặc vật lý trị liệu lâu ngày không hiệu quả, thậm chí bệnh tình ngày càng trở nên nặng hơn, có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm,… sẽ được bác sĩ khuyến cáo can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật.
Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật dựa trên các mức độ tổn thương khác nhau như: phẫu thuật mổ hở, phẫu thuật Mini – COD, phẫu thuật nội soi,…
Tuy nhiên, không phải ca bệnh nào khi tiến hành phẫu thuật cũng phục hồi hoàn toàn. Bởi vì sau khi phẫu thuật, đĩa đệm bị yếu đi rất nhiều, dễ bị tổn thương bởi những hoạt động mạnh. Do đó, sau một thời gian ngắn, các cơn đau có thể sẽ xuất hiện trở lại. Chính vì thế, đây không hẳn là phương pháp chữa trị tối ưu nhất mà chỉ nên áp dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Chỉ nên can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật theo khuyến cáo của bác sĩ
Để hỗ trợ quá trình điều trị, hãy tạo cho mình thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh:
- Đi đứng và ngồi đúng tư thế, nên giữ cột sống luôn thẳng, tránh làm cong vẹo cột sống.
- Nên chơi các môn thể thao, tập thể dục mỗi ngày để tăng khả năng chịu đựng và dẻo dai của xương khớp.
- Không nên khuân vác các vật nặng để tránh làm tổn thương đĩa đệm và cột sống.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh cũng như phát hiện kịp thời những bất thường về sức khỏe.
Hy vọng bài viết này sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1. Hãy chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời những bất thường của cơ thể.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt