Căn bệnh sụn khớp gối: Nguyên nhân và cách điều trị
Sụn khớp gối đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận động, di chuyển của con người. Sụn khớp dễ bị tổn thương khi va chạm mạnh thậm chí gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của mỗi người. Nguyên nhân làm cho sụn khớp gối mất đi và cách điều trị là mối quan tâm của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về các nguyên nhân và cách điều trị khi sụn khớp gối mất đi đến bạn đọc.
Nội dung bài viết
1. Những nguyên nhân khiến sụn khớp gối bị mất đi
Sụn khớp gối đóng vai trò chính trong sự vận động của mỗi người, là lớp đệm bảo vệ giúp giảm các chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động.
Tuy quan trọng nhưng sụn khớp gối lại không chứa mạch máu hay dây thần kinh nên không được máu nuôi dưỡng trực tiếp, và chỉ được tiếp nhận dinh dưỡng thẩm thấu nhờ tổ chức xương dưới sụn, màng hoạt dịch và dịch khớp.
Một số nguyên nhân chính làm khiến sụn khớp gối bị mất đi:
Sự lão hóa
Ở người trưởng thành, các tế bào sụn khớp gối không có khả năng sinh sản và tái tạo, khi tuổi càng cao, cùng với sự lão hóa của cơ thể, sẽ khiến các tế bào sụn khớp gối cũng dần giảm chức năng tổng hợp các chất căn bản dẫn đến bị thoái hóa.
Tổ chức sụn khớp gối bị tổn thương
Khi gặp phải chấn thương sẽ làm thay đổi bề mặt sụn. Những chấn thương lớn như: Gãy xương, trật khớp sẽ khiến sụn khớp bị tổn thương rất nhiều, dẫn đến sẽ bị mất dần đi vì các yếu tố đó.
Bị bệnh cũng sẽ khiến sụn khớp gối bị mất đi
Nếu như bạn đã từng mắc phải các căn bệnh về xương khớp trước đó thì khả năng tổn thương về sụn khớp trong quá trình vận động, di chuyển của bạn sẽ cao hơn những người khác. Vì vậy, đối với những bệnh nhân đã có tiền sử mắc bệnh cần thận trọng trong đời sống sinh hoạt và duy trì chế độ ăn uống bổ sung nhiều canxi, luyện tập thể dục thể thao.
Các căn bệnh về nội tiết, rối loạn chuyển hóa, các bệnh về máu cũng sẽ ảnh hưởng đến thoái hóa sụn khớp gối.
Yếu tố gia đình
Nhiều trường hợp do di truyền cũng là lý do khiến các sụn khớp gối bị thoái hóa và mất dần theo thời gian.
Đặc thù nghề nghiệp
Những người đang hoặc có tiền sử lao động nặng nhọc, công nhân hay thợ mỏ là những nghề nghiệp có tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa sụn khớp gối cao hơn những người làm công việc nhẹ.
2. Cách điều trị nhằm tái tạo sụn khớp gối bị mất
Để tái tạo sụn khớp gối, giúp cải thiện quá trình thoái hóa, bạn cần có những biện pháp hỗ trợ mới giúp người bệnh thoát khỏi nhanh chóng tình trạng trên:
Chế độ ăn uống hợp lý
Ăn đủ các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, nghêu sò ốc, hàu, đậu đỗ, rong biển, các loại nấm như mộc nhĩ, nấm hương, nấm đông cô… Bổ sung đầy đủ nhu cầu Canxi với 2-3 ly sữa/ ngày hay dùng các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai và nên ăn thường xuyên các loại thực phẩm giàu canxi khác như cá nhỏ luôn xương, tép nhỏ luôn vỏ, cua đồng, rạm sữa…
Bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng giàu canxi cũng là một trong những cách phổ biến để điều trị sụn khớp gối
Thực phẩm giúp tái tạo sụn khớp
Bổ sung thường xuyên và thay đổi các loại thực phẩm giàu Omega 3 giúp giảm các phản ứng viêm trong cơ thể gồm: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi, các loại hạt có dầu như hạt điều, hạt dẻ, hạnh nhân, quả óc chó, dầu cá, dầu oliu, dầu đậu nành, quả bơ…
Ăn hàng ngày các loại rau củ quả có màu đậm giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm thoái hóa khớp như: bông cải xanh, ớt chuông, cà rốt, cà chua, bí đỏ, rau mầm, xà lách xoong, cải bó xôi, đu đủ, gấc, rong biển… vì chứa nhiều chất chống oxy hóa ( Lycopen, vitamin C…) và các vi lượng.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần nên cung cấp các thực phẩm chứa nhiều collagen có trong các loại sữa cũng như là cung cấp thêm các chất dinh dưỡng tái tạo sụn khớp gối, giúp xương chắc khỏe trong thực đơn mỗi ngày như là: hầm xương, các món sườn,…
Tập luyện điều độ
Nên tập luyện thể thao thường xuyên, rèn luyện thân thể với những bài tập nhẹ nhàng mỗi ngày để giúp các khớp xương dẻo dai và khỏe mạnh hơn. Nên thường xuyên thay đổi các tư thế, ngay cả khi bạn đang đọc sách, làm việc hay xem tivi. Hãy dành ít phút nghỉ ngơi và di chuyển nhẹ để tốt cho các khớp xương hơn.
Chú ý cần giảm cân
Khối lượng cân dư thừa sẽ tạo thêm áp lực lên các khớp, làm tăng nguy cơ vỡ sụn khớp.
Vì vậy, mỗi một cân giảm đi có thể giúp giảm áp lực lên đầu gối, nên giảm cân tránh tình trạng béo phì là điều hoàn toàn cần thiết lúc này.
Đi khám kịp thời
Chấn thương thể chất có thể làm sụn khớp bị vỡ và sẽ phát triển chứng viêm khớp. Chính vì vậy, hãy đến gặp các bác sĩ để tiến hành điều trị ngay. Bên cạnh đó, cần tránh các hoạt động tạo áp lực quá lớn lên khớp hoặc sử dụng các nẹp treo tay, chân để ổn định khớp khi bị đau.
Bệnh nhân cần tự giác và tích cực trong quá trình thực hiện các biện pháp điều trị nhằm tái tạo phần sụn khớp gối bị mất.Việc tổn thương ở sụn khớp gối về lâu dài sẽ gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn và khó chịu. Hãy cân nhắc và chú ý thực hiện những biện pháp trên, đặc biệt nên bổ sung các TPCN để có thể giúp tái tạo các sụn khớp một cách nhanh chóng, khi đó xương khớp mới luôn khỏe mạnh để sinh hoạt và làm việc tốt hơn.
3. Bệnh nhân bị tổn thương ở sụn khớp gối cần lưu ý những gì?
Người bị tổn thương sụ khớp gối cần hạn chế các thực phẩm gây bất lợi cho xương khớp:
Các loại thức uống có cồn và cafein (chất kích thích) chẳng hạn như: bia, rượu, cà phê, các loại nước ngọt có ga, thuốc lá,… sẽ gây nhiều tổn hại cho sụn khớp khớp gối bởi vì chúng hạn chế khả năng hấp thụ canxi, tăng cường quá trình loãng xương.
Các loại thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ, chiên xào, các loại đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhanh cũng nên hạn chế.
Hạn chế vận động nặng như khuân vác, di chuyển những vật dụng kích thước lớn và khối lượng nặng. Những công việc như thế sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến xương khớp.
Sụn khớp gối tổn thương và bị mất đi không chỉ xảy ra ở những người lớn tuổi mà các bạn thế hệ trẻ cũng cần quan tâm đến sức khỏe trong chế độ ăn uống và rèn luyện sức khỏe của bản thân. Hy vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích về các nguyên nhân dẫn đến sụn khớp gối bị mất và cách tái tạo sụn khớp gối như thế nào cho hợp lý.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt