Cảnh báo triệu chứng bệnh khô khớp gối
Khô khớp gối là hiện tượng các khớp phát ra tiếng lạo xạo hoặc lục khục mỗi khi vận động ở đầu gối. Khô khớp gối là một trong những biểu hiện của bệnh lý khớp và có thể kèm theo sưng, nóng đỏ, đau khớp, hạn chế vận động.
Nội dung bài viết
1. Khô khớp gối là gì? Đối tượng nào dễ mắc bệnh?
1.1. Khô khớp gối là gì?
Khô khớp gối – tình trạng khớp ở đầu gối bị giảm lượng chất dịch nhầy. Đây là thành phần quan trọng để bôi trơn các khớp giúp vận động linh hoạt. Khi đầu gối bị khô khớp thường khiến cho quá trình vận động, di chuyển trở nên khó khăn. Mỗi khi vận động khớp gối sẽ phát ra tiếng kêu lục khục hoặc lạo xạo.
Khô khớp gối là một trong những bệnh xương khớp thường gặp ở nhiều đối tượng. Tình trạng này không chỉ làm hạn chế vận động và nguy hiểm hơn bệnh có thể dẫn tới những biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí gây tàn phế.
1.2. Đối tượng nào dễ bị khô khớp gối?
Khô khớp là bệnh xương khớp thường gặp ở nhiều đối tượng
Khô khớp gối là bệnh xương khớp thường gặp ở nhiều đối tượng
- Người già cao tuổi, xương khớp yếu, thoái hóa.
- Những người cơ thể suy nhược, thiếu dưỡng chất.
- Thanh thiếu niên có thói quen lười vận động, nghiện rượu, bia, thuốc lá.
- Người mắc các bệnh xương khớp như viêm khớp, thoái hóa nhưng không được xử lý kịp thời.
- Phụ nữ thời kỳ mang thai, sinh nở, mãn kinh do mất cân bằng hormone.
2. Các triệu chứng nhận biết và nguyên nhân bệnh khô khớp gối
2.1. Triệu chứng khô khớp gối
Bệnh khô khớp gối rất dễ nhận biết. Khi mắc bệnh, nếu để ý, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:
- Khớp phát ra tiếng động: Khớp đầu gối lúc này do thiếu dịch bôi trơn do vậy mỗi khi vận động khớp sẽ phát ra tiếng lạo xạo hoặc lục khục. Tình trạng này sẽ rõ ràng hơn sau một thời gian nếu không được điều trị dứt điểm.
- Đau nhức: Đây cũng là một triệu chứng thường gặp ở người bệnh khô khớp. Bệnh càng kéo dài thì mức độ đau càng nghiêm trọng, thậm chí xuất hiện ngay cả khi ngủ.
- Sưng và cứng khớp: Khô khớp không được điều trị kịp thời, sau một thời gian sẽ làm xuất hiện hiện tượng khớp bị sưng và cứng ảnh hưởng tới vận động, sinh hoạt hàng ngày.
- Không thể di chuyển được: Triệu chứng này xuất hiện khi bệnh đã bước sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, phần lớn người bệnh cần phải dùng tới nạng mới có thể di chuyển được.
2.2. Nguyên nhân gây bệnh khô khớp gối
Theo các bác sĩ chuyên khoa, khớp đầu gối bị khô do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phải kể đến các yếu tố như:
Sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương
Tổn thương sụn khớp là nguyên nhân gây khô khớp gối
Vì một nguyên nhân nào đó khiến sụn và xương dưới sụn khớp bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng mất đi sự nhẵn, khiến chúng trở nên mỏng manh và giảm đàn hồi dễ bị nứt vỡ. Khi sụn bị khô, phần xương sẽ tác động trực tiếp vào nhau dẫn tới bào mòn và làm xuất hiện nhiều cơn đau khó chịu.
Giảm dịch khớp
Dịch khớp có vai trò quan trọng để bôi trơn giúp khớp di chuyển linh hoạt. Tuy nhiên theo quy luật của tự nhiên, người già, thường bị suy giảm khả năng tiết ra dịch nhầy dẫn tới thiếu hụt gây ra tình trạng khô khớp.
Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
Để quá trình sản xuất dịch nhờn ở khớp diễn ra thuận lợi rất cần tới sự tham gia của các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, vitamin D, sắt… Do vậy một chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, sử dụng chất gây hại cho cơ thể như rượu, bia, thuốc lá sẽ làm giảm dịch nhờn gây ra tình trạng khô khớp gối.
Chấn thương
Chấn thương khớp gối khi lao động, chơi thể thao hoặc tham gia giao thông nhưng không được xử lý kịp thời, đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây khô khớp gối.
Nguyên nhân khác
Một số yếu tố khác khiến người bệnh rơi vào tình trạng khô khớp gối như:
- Ảnh hưởng bệnh xương khớp khác
- Thừa cân, béo phì.
- Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất.
- Lười vận động.
3. Khô khớp gối nên và kiêng ăn gì?
3.1. Bị khô khớp gối nên ăn gì?
- Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc như gạo, yến mạch, ngô, khoai… giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm quá trình oxy hóa, do đó có thể ngăn ngừa khô khớp do thoái hóa xương khớp.
- Xương ống: Trong xương ống của heo, bò… có chứa chất chondroitin và glucosamin, chính là các chất tự nhiên có chứa ở trong sụn. Vì thế những món ăn hầm từ xương rất tốt cho những người bị bệnh khô khớp.
- Hải sản, thịt, cá: Thịt đỏ, cá hồi, tôm, cua, sò, ốc, hàu,… đây là những những thực phẩm giàu canxi rất tốt cho hệ xương khớp nói chung và tốt cho người bị khô khớp gối nói riêng. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều thực phẩm này vì có thể dẫn đến bệnh gút.
- Cà chua: Trong cà chua rất giàu vitamin C, có tác dụng kháng viêm, cung cấp collagen, ngăn ngừa oxy hóa, bảo vệ các sụn khớp và phòng chống lão hóa. Bên cạnh đó, hạt cà chua còn có tác dụng giúp giảm đau rất tốt.
- Các loại gia vị: Ớt, tiêu, lá lốt, gừng có vị cay nồng có công dụng kháng viêm, giảm đau rất tốt. Chính vì thế người bị khô khớp nên sử dụng, tuy nhiên chỉ dùng ở mức độ vừa phải, không nên lạm dụng sẽ không tốt cho cơ thể.
- Đậu nành: có tác dụng kích thích tế bào sụn khớp có thể sản sinh collagen. Do vậy, sử dụng các sản phẩm từ đậu nành sẽ giúp các triệu chứng đau, viêm khớp sẽ giảm hẳn mà không có tác dụng phụ.
- Các loại nấm: Nấm hương, mộc nhĩ là các loại nấm rất có lợi đối với xương khớp, ngăn ngừa quá trình xương khớp bị thoái hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
- Sữa và những sản phẩm làm từ sữa: Là thực phẩm chứa rất nhiều canxi, do đó phòng ngừa loãng xương, thoái hóa rất tốt và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Rau xanh, hoa quả: là thực phẩm chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho cơ thể và đặc biệt tốt cho quá trình phục hồi xương sụn khớp như là bưởi, đu đủ, dứa… Đặc biệt, giá đỗ có thể ngăn ngừa được bệnh loãng xương bởi nó chứa nhiều phyto-oestrogen và isoflavon .
- Trà xanh: Trà xanh được biết đến là loại thực phẩm chống oxy hóa số 1 vì có chứa nhiều flavonoid, đồng thời còn ngăn ngừa được loãng xương.
3.2. Khô khớp gối cần kiêng gì?
- Nội tạng động vật: Nội tạng động vật là một trong những loại thực phẩm chứa rất nhiều cholesterol gây ảnh hưởng không tốt đến bệnh khô khớp, thoái hóa khớp và bệnh tim mạch.
- Những thực phẩm có thể làm tăng mỡ máu như: thịt mỡ, bánh kẹo, xúc xích, dăm bông…chúng không tốt đối với người mắc bệnh lý về khớp, khô khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp.
- Thực phẩm chứa nhiều fructozơ và purin như cà muối, dưa muối, thịt gia súc, thịt lợn, gan…
- Hạn chế đồ uống có cồn và đồ uống chứa chất kích thích như: bia, rượu, cà phê, đồ uống có ga…
4. Bệnh khô khớp đầu gối có nguy hiểm không?
Mặc dù bệnh khô khớp không đe dọa tới tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:
- Gây đau nhức, khó chịu ảnh hưởng tới khả năng di chuyển.
- Người bệnh vận động trở nên khó khăn nhất là khi có hoạt động co duỗi, đứng lên ngồi xuống, bước lên cầu thang,…
- Bệnh kéo dài sẽ gây hậu quả biến dạng khớp và teo cơ gây ra tình trạng thay đổi dáng đi, đi khập khiễng.
- Người bệnh có thể bị biến chứng liệt khớp gối hoàn toàn nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng nhưng không được điều trị kịp thời.
Hiện nay, hiện tượng khô khớp gối cũng đang ngày càng bị trẻ hóa do người trẻ tuổi không có chế độ dinh dưỡng hợp lý như không cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết hoặc do uống nhiều rượu, bia, hút thuốc, béo phì, lao động quá sức
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt