Chăm sóc thoái hóa đốt sống ở người cao tuổi như thế nào đúng cách?
Thoái hóa đốt sống là bệnh lý phổ biến ở cả nam và nữ nhưng phần lớn thường gặp ở người cao tuổi. Khi đó, việc chăm sóc bệnh nhân cao tuổi sẽ rất khó khăn để cải thiện tình trạng bệnh. Vậy cách chăm sóc người già bị thoái hóa đốt sống như thế nào là đúng cách?
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân thoái hóa đốt sống ở người cao tuổi
Nguyên nhân nguyên phát
Khi cơ thể lão hóa, cột sống sẽ bị thoái hóa theo dẫn tới hàng loạt các triệu chứng xấu khác nhau. Ở người cao tuổi dễ thấy nhất là tình trạng đĩa đệm bị mất nước, dây chằng bị xơ hóa, các mô sụn bị hao mòn… Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc chế độ dinh dưỡng, lối sống của từng người. Ở những người tuổi càng cao thì cấu trúc cột sống cũng thay đổi do hao mòn theo thời gian.
Theo các nghiên cứu cho thấy, người châu Á có tỷ lệ bệnh nhân mắc thoái hóa đốt sống thấp hơn châu Âu. Do đó, nguyên nhân gây bệnh do yếu tố di truyền bẩm sinh bao gồm: gù, vẹo cột sống, hẹp đốt sống hoặc gai đôi cột sống,…
Nguyên nhân thứ phát
- Do biến chứng bệnh lý: Bệnh thoái hóa đốt sống ở người cao tuổi xuất hiện do biến chứng bệnh tiểu đường, mãn kinh sớm hoặc chức năng thận suy giảm gây nên, …
- Tình trạng thừa cân cũng là nguyên nhân làm tăng áp lực lên cột sống khiến chúng nhanh bị thoái hóa.
- Người làm việc văn phòng, ít vận động hoặc ngồi sai tư thế, vận động nặng khiến cột sống mất đường cong sinh lý, cơ thể có xu hướng gập cong về phía trước.
- Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, …
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học, thiếu lành mạnh như: ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh , … cũng là nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống ở người cao tuổi.
- Chế độ luyện tập thể thao quá sức hoặc không đúng phương pháp.
- Giới tính: nam giới thường có xu hướng mắc bệnh thoái hóa cột sống cao hơn nữ giới.
- Triệu chứng thoái hóa đốt sống ở người già
Đối với thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau nhức tại khu vực cổ. Tình trạng cứng cổ, vận động cổ khó khăn, …. liên tục xuất hiện. Tình trạng đau này có thể nhanh chóng lan xuống 1 bên vai hoặc cánh tay. Khi đó, cánh tay, bả vai gặp tình trạng tê hoặc mất cảm giác. Nếu bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ cao C1 – C2 sẽ gặp tình trạng đau đầu, chóng mặt.
Bệnh nhân mắc thoái hóa đốt sống cổ thường rất dễ bị rối loạn cảm giác, liệt 1 hoặc 2 tay. Rối loạn nhịp tim, đau tim tột độ cũng xuất hiện do dây thần kinh chi phối tim bị chèn ép. Nhiều bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn tiền đình khiến đau đầu, chóng mặt và cảm giác chán ăn. Cuối cùng là tình trạng dây thần kinh thực vật rối loạn dẫn đến việc đi vệ sinh không kiểm soát.
Đối với thoái hóa đốt sống lưng
Ở bệnh nhân gặp tình trạng thoái hóa đốt sống sẽ xuất hiện tình trạng đau thắt lưng âm ỉ trong nhiều tuần liền. Các cơn đau tăng nhanh về cấp độ khi người bệnh ngồi trong thời gian dài (nhất là các bạn làm việc văn phòng), khi mang vác đồ vật. Khi chuyển sang giai đoạn nặng hơn, những cơn đau này sẽ nhanh chóng lan xuống vùng chân, gây tê liệt, khó khăn cho người bệnh khi di chuyển. Thậm chí nhiều bệnh nhân còn gặp tình trạng nặng gây biến dạng, gù hay vẹo cột sống. 2 chi yếu, tê liệt và mất dần đi khả năng vận động.
2. Cách chăm sóc người cao tuổi mắc thoái hóa đốt sống
Thoái hóa đốt sống là bệnh lý gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt bệnh nhân. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định bác sĩ, bệnh nhân cao tuổi cần chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe để nhanh chóng được phục hồi bệnh.
Lựa chọn chế độ ăn phù hợp
Chế độ ăn uống với đầy đủ dinh dưỡng chính là cách chăm sóc cần lưu ý giúp bệnh nhân nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên khi người bệnh mắc các bệnh lý về xương khớp cần nắm được nên ăn gì và kiêng gì để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Nhóm thực phẩm cần bổ sung ở người lớn tuổi khi thoái hóa đốt sống là: sữa đậu nành, các loại cá, rau xanh, trứng, khoai tây, khoai lang,… Nhóm thực phẩm nên kiêng sử dụng là: nhóm chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, nước ngọt, đồ hộp, đồ ăn chữa nhiều dầu mỡ…
Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý
Thói quen sinh hoạt hằng ngày không hợp lý có ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình phát triển của chứng thoái hóa cột sống. Do đó, bệnh nhân cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ tốt cho việc điều trị.
- Tránh để bệnh nhân làm các công việc nặng nhọc bởi công việc nặng sẽ gây áp lực không nhỏ tới các khớp.
- Phân chia thời gian làm việc hợp lý trong ngày và khuyến khích bệnh nhân nghỉ ngơi 1 cách hợp lý.
- Yêu cầu người bệnh đi ngủ đúng giờ, không được thức quá khuya, ngủ sớm trước 22 giờ.
- Giữ cân nặng ở mức ổn định liên tục, không tăng cân quá mức.
- Tránh việc ngồi một chỗ quá lâu hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
- Giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ và yêu đời nâng cao sức khỏe.
Massage hỗ trợ giảm đau nhức
Các cơn đau từ thoái hóa đốt sống kéo dài, hành hạ khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. Áp dụng các biện pháp massage hỗ trợ đau nhức có công dụng hỗ trợ bệnh nhân điều trị thoái hóa khớp.
Cách thực hiện như sau: bạn thực đặt lòng bàn tay lên khu vực cột sống của bệnh nhân. Thực hiện thoa 1 lớp dầu nóng rồi dùng lực massage từ trong cột sống ra ngoài hướng theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện liên tục 2 lần/ ngày cho tới khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Chườm nóng
Biện pháp chăm sóc người cao tuổi thoái hóa đốt sống này an toàn và cho hiệu quả cao. Nước nóng giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, giãn mạch, làm giảm quá trình đau, viêm ở các khớp. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không nên chườm nước quá nóng. Thời gian thực hiện chườm không quá 30 phút vì có thể gây bỏng da.
Luyện tập thể dục thể thao
Luyện tập thể thao sẽ hỗ trợ giảm đau nhanh ở các khớp, tăng khả năng vận động đồng thời giúp xương chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, bạn lưu ý nên cho bệnh nhân tập luyện các môn thể thao phù hợp với tình trạng bệnh, không nên vận động mạnh. Yoga, đi bộ, bơi lội ,… là những bộ môn thể thao nhẹ nhàng phù hợp dành cho người bị thoái hóa cột sống.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt