Chăm sóc vết mổ thoái hóa cột sống đúng cách sau khi phẫu thuật
Chăm sóc vết mổ thoái hóa cột sống là việc cần thiết và nên được bắt đầu ngay sau khi người bị bệnh này phải mổ. Những trường hợp bị mắc bệnh thoái hóa cột sống ngày càng gia tăng chính vì thế, cần lên biểu đồ chăm sóc vết mổ thoái hóa cột sống cho người bệnh là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức và kỹ năng đầy đủ để chăm sóc bệnh nhân sau mổ cột sống. Bài viết sau đây sẽ là những mẹo nhỏ giúp bạn chăm sóc người bệnh an toàn lại giảm được những cơn đau.
Nội dung bài viết
1. Chăm sóc vết mổ thoái hóa cột sống tại bệnh viện
Chăm sóc bệnh nhân mổ thoái hóa cột sống, y bác sĩ và người nhà cần tuân thủ các nguyên tắc:
- Để người bệnh vừa mổ có chế độ chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện, bệnh nhân cần nằm đệm cứng ít, kê gối thấp đầu, hạn chế vận động trong 24h sau khi mổ để vết mổ được ổn định.
- Thay băng vết mổ thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để tránh nhiễm trùng và vết thương mau lành..
- Kiểm tra vết mổ có bị sưng mủ, chảy dịch có hay không để kịp thời báo cho bác sĩ phụ tránh. Tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
- Mới mổ xong cần được nghỉ ngơi nhiều, không vận động và ăn uống nhẹ nhàng như súp, cháo, sữa loãng, không nên ăn kiêng tuyệt đối hay ăn đơn điệu các thực phẩm giống nhau. Các loại thực phẩm như chứa đạm, rau xanh hay chuối chín cần được bổ sung và uống 1,5-2 lít nước hàng ngày.
2. Chăm sóc vết mổ thoái hóa cột sống tại nhà
Một số điểm trong cách chăm vết mổ thoái hóa cột sống cần được đặc biệt chú ý như sau:
- Theo chỉ định của bác sĩ có nên dùng nẹp cột sống cổ hoặc thắt lưng sau mổ hay không. nếu có thì thời gian duy trì khoảng 3 tháng sau mổ.
- Người bệnh không nên nằm một chỗ mà nên để họ đi lại nhẹ nhàng trong nhà.
- Không được để người bệnh nằm ngủ trên võng, trên ghế sofa hay những nơi không có điểm tựa cố định. Tốt nhất nên để bệnh nhân nằm giường có đệm phù hợp.
- Thường sau mổ cột sống vài tháng người bệnh mới có thể quan hệ tình dục, nhưng cũng có trường hợp chỉ mất hơn 1 tháng. Tuy nhiên vì cột sống chưa hồi phục nên người bệnh cần lưu ý về tư thế quan hệ, nhịp độ “yêu”, các biểu hiện bất thường khi quan hệ tình dục.
- Sau thời gian mổ được 6 tháng trở đi bạn có thể để người bệnh tham gia các hoạt động thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ các bài tập tốt cho cột sống. Tuyệt đối không tham gia tập luyện các môn thể thao cường độ mạnh như bóng đá, bóng chuyền,…
- Ăn uống điều độ, tăng cường chất xơ từ rau xanh. Bổ sung canxi cho xương và Vitamin D hàng ngày cho xương chắc khỏe. Ăn sò, hàu, hải sản và thịt các biển để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho xương.
- Người bệnh ngoài chế độ ăn uống phù hợp cần bổ sung sử dụng thực phẩm chức năng để giúp cơ xương phục hồi, dẻo dai, cơ thể chắc khỏe hơn.
3. Nên ăn gì để nhanh hồi phục vết mổ thoái hóa cột sống?
3.1. Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin
Sau phẫu thuật, cơ thể người bệnh tồn dư một lượng thuốc kháng sinh khá lớn. Điều này gây ra tình trạng khó tiêu hoặc táo bón, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của bệnh nhân. Do đó việc bổ sung các chất xơ và vitamin là hoàn toàn cần thiết. Chúng vừa có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp vết thương mau lành, vừa tốt cho chức năng tiêu hoá của người bệnh thoái hóa cột sống.
Chất xơ tự nhiên có nhiều trong các loại rau và đậu như bông cải, đậu lăng, đậu xanh, khoai lang, bí ngô, khoai tây… Các vitamin nhóm D và K có tác dụng tích cực cho người sau phẫu thuật thoái hoá. Vitamin D có nhiều trong đậu nành, ngũ cốc, các loại nấm,… Vitamin K có nhiều trong bó xôi, bắp cải, húng quế, cải xoăn…
3.2. Nhóm thực phẩm giàu canxi
Xương khớp cấu tạo chủ yếu là canxi nên bổ sung lượng chất này sau mổ thoái hoá cột sống là rất cần thiết. Canxi giúp tái tạo cột sống, thúc đẩy quá trình hồi phục của cột sống. Canxi nên được cung cấp qua các loại thực phẩm hàng ngày hoặc các chế phẩm giàu canxi khác.
Canxi có nhiều trong các loại tôm, cua, ghẹ, tuy nhiên việc ăn hải sản sau mổ có thể gây viêm. Người bệnh nên bổ sung canxi thông qua các loại thực vật như: cải xoăn, đậu rồng, đậu phộng… Ngoài ra, bệnh nhân thoái hoá cột sống sau phẫu thuật có thể sử dụng thêm sữa. Người bệnh có thể dùng sữa có nguồn gốc từ động vật, thực vật hoặc các loại sữa công thức.
3.3. Các nhóm thực phẩm khác
Bệnh nhân sau phẫu thuật thoái hoá cột sống cần bổ sung nhiều nhóm dinh dưỡng đa dạng. Ngoài các thực phẩm giàu canxi, chất xơ, vitamin thì protein và omega 3 cũng là những chất không thể thiếu trong bữa ăn của người bệnh thoái hóa cột sống.
Omega 3 có tác dụng giảm đau và tiêu viêm hiệu quả, Nhờ vậy, loại axit béo này giúp cho người bệnh tránh được các cơn đau nhức tại vị trí mổ và cột sống. Omega 3 được cung cấp qua cá hồi, cá thu, sò điệp và hạt bí. Đây là các thực phẩm lành tính, phù hợp cho người sau phẫu thuật.
Người sau phẫu thuật thoái hoá cột sống có nhu cầu cung cấp protein cao hơn bình thường. Thiếu hụt protein có thể gây giảm lượng canxi được tổng hợp. Ngoài ra, protein còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình đan mô, khiến vết thương nhanh hồi phục. Người bệnh nên bổ sung protein bằng thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
Bệnh nhân cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thêm các loại thực phẩm bổ trợ. Các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng được chỉ định khi người bệnh có khả năng hấp thu kém. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý sử dụng mà phải thông qua tư vấn của các bác sĩ.
Người chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật thoái hoá cột sống cũng cần chú ý đến cách chế biến thực phẩm. Hạn chế dầu, mỡ và quá nhiều gia vị là lời khuyên chúng tôi dành cho bạn. Thức ăn của người bệnh phải có được độ mềm cao, giúp dễ tiêu hoá, tránh chứng khó tiêu. Phương thức chế biến được khuyến khích là hầm, luộc và hấp. Đây là những cách giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất sau khi nấu.
Chỉ cần tuân thủ áp dụng các cách chăm sóc vết mổ thoái hóa cột sống này, cơ thể người bệnh không chỉ khỏe mạnh, dẻo dai hơn. Bên cạnh đó, nguy cơ biến chứng của bệnh lý của thoái hóa cột sống cũng giảm đi đáng kể khi được chăm sóc và kiêng khem đúng cách.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt